Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18002

Bảo đảm quyền cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài Kỳ 2 Giảm chi phí của người lao động đi làm việc ở nước ngoài

 

Trên cơ sở các chủ trương, chính sách của Đảng trong lĩnh vực lao động, việc làm nói chung và người lao động đi làm và thỏa thuận quốc tế để bảo vệ các iệc ở nước ngoài nói riêng, Nhà nước đã thể chế hóa thành quy định pháp luật, hợp tác với các nước và khu vực trên thể giới thông qua các điều ước vquyền và lợi ích của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Bảo đảm vị thế của người lao động ở nước ngoài

Tại kỳ họp thứ 10, tháng 11 năm 2006, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật số 72/2006/QH-11 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước  ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Luật số 72) có hiệu lực từ 01/7/2007. Căn cứ vào Luật số 72, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật (Nghị định, Quyết định, Thông tư) được các cơ quan chức năng ban hành theo thẩm quyền đã tạo thành hành lang pháp lý đồng bộ để quy định, hướng dẫn chi tiết hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với điều kiện trong nước và quốc tế, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, tăng cường công tác quản lý người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, tạo thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp và đơn vị sự nghiệp hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đảm bảo quyền tự do tìm kiếm việc làm cho người dân trong suốt thời gian qua.

Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện hoạt động đưa người lao động đi làm việc  những năm gần đây, cho thấy Luật số 72 và các văn bản hướng dẫn đã bộ lộ một số hạn chế, không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, đến sự hợp tác với các nước và khu vực trên thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, cũng như sự tương thích với một số Bộ luật, Luật trong nước và Điều ước Quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia. Vì vậy, Bộ Lao động – TBXH đã báo cáo Chính phủ trình Quốc hội về việc sửa đổi Luật số 72.

Giảm một nửa lệ phí cấp phép đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Tại kỳ hợp lần thứ 10, tháng 11 năm 2020, Quốc hội khóa XIV đã thông qua Luật số 69/2020/QH14 sưa đổi Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (gọi tắt là Luật số 69). Luật số 69 được ban hành nhằm (i) Đáp ứng các yêu cầu thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp năm 2013 và bảo đảm sự đồng bộ của các luật mới ban hành trong thời gian gần đây, cũng như giải quyết được những vướng mắc, bất cập trong thực hiện vừa qua; (ii) Điều chỉnh những vấn đề mới từ thực tế hoạt động người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài trong bối cảnh tác động của cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4 và quản lý vấn đề di cư, dịch chuyển lao động quốc tế, phát triển việc làm ngoài nước và bảo hộ quyền làm việc của công dân; (iii) Tương thích với các điều ước quốc tế Việt Nam ký kết và tham gia. Luật số 69 đã có quy định cụ thể như sau:

Tại Điều 1 phạm vi điều chỉnh, “quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở  nước ngoài theo hợp đồng” thay vì “quy định về hoạt động đưa  người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng”. Điều này thể hiện tính tự nguyện và chủ động của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Với chủ trương bảo đảm vị thế của người lao động ở nước ngoài, tại Điều 4 quy định chính sách của Nhà nước đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài, theo đó người lao động không chỉ có việc làm, thu nhập mà còn qua đó nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề để có được việc làm, thu nhập phù hợp, ổn định cuộc sống sau khi về nước, như: khuyến khích nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động; mở rộng và phát triển thị trường lao động an toàn, việc làm có thu nhập cao, ngành, nghề, công việc giúp nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động sau khi về nước.

Vấn đề quyền, nghĩa vụ của người lao động được coi trọng và đưa vào Chương I Những quy định chung, tại Điều 6 quy định quyền, nghĩa vụ của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, theo đó người lao động có các quyền như: (i) Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ii) Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế (iii) Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài (iv) Khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Luật số 69 cũng quy định, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, một số nội dung chính như sau:

Các cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương theo chức năng có trách nhiệm thực hiện bảo vệ quyền của người lao động thông qua hoạt động quản lý, giám sát, thanh tra, kiểm tra  và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; đồng thời xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động trong suốt quá trình từ trước khi xuất cảnh, làm việc ở nước ngoài cho đến khi về nước (Chương VI).

Doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có đủ điều kiện và có trách nhiệm thực hiện đúng các quy định trong việc hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi của người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Chương II).

Các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thực hiện trách nhiệm bảo hộ công dân, hỗ trợ giải quyết các vấn đề phát sinh đối với người lao động. Tại một số địa bàn nơi nhiều lao động Việt Nam làm việc, có bộ phận chuyên trách quản lý người lao động thuộc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài (Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, và Ả rập Xê út).

           Quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài (Điều 7), như: Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo, cung cấp thông tin gian dối hoặc dùng thủ đoạn khác để lừa đảo người lao động; lợi dụng  hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, mua bán; Hỗ trợ hoặc làm thủ tục để người lao động đi làm việc ở nước  ngoài khi chưa được chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền; Cưỡng ép, dụ dỗ, lừa gạt người lao động ở nước ngoài trái pháp luật; Tự ý ở lại nước ngoài trái pháp luật.

Đối với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện cũng như phải được sự cho phép, chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với từng hợp đồng, thỏa thuận hoặc phương án đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Đặc biệt, đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa  người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện tài chính và nhân lực để thực hiện hoạt động này (vốn điều lệ không thấp hơn 5 tỷ đồng và phải thuộc sở hữu pháp nhân, thể nhân Việt Nam; người đại diện theo pháp luật và nhân viên nghiệp vụ phải có trình độ nhất định; cơ sở vật chất bảo đảm cho đào tạo giáo dục định hướng cho người lao động trước khi đi).

Đối với người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài phải được đào tạo giáo dục định hướng tại Điều 65, đồng thời nội dung giáo dục định hướng bao gồm những kiến thức cơ bản về cưỡng bức lao động, phòng, chống buôn bán người, bình đẳng giới, lạm dụng tình dục, bạo lực giới và các kỹ năng phòng ngừa; Nội dung cơ bản về bảo hộ công dân, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng và những vấn đề cần phòng ngừa trong thời gian làm việc ở nước ngoài; Định hướng về việc tiếp cận cơ hội việc làm sau khi về nước; Thông tin về các địa chỉ và đường dây nóng hỗ trợ người lao động khi gặp khó khăn trong thời gian làm việc ở nước ngoài.

Luật cũng quy định quyền, nghĩa vụ giữa doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài và người lao động từ quá trình chuẩn bị nguồn, tuyển chọn, đào tạo, làm thủ tục cho người lao động đến khi người lao động làm việc ở nước ngoài và sau khi về nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng, thỏa thuận giữa người lao động với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân này.

Trong thời gian qua, để hạn chế tình trạng người lao động đi làm việc ở nước ngoài bất hợp pháp hoặc bị lừa đảo Cục Quản lý lao động ngoài nước đã triển khải thực hiện một số các nhiệm vụ như: (1) Tăng cường công tác thông tin – tuyên truyền về lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên phương tiện thông tin đại chúng để cung cấp đầy đủ, kịp thời chủ trương, chính sách của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm tạo ra nhận thức đúng đắn trong các cấp, các ngành và người lao động; (2) Phối hợp với nhiều địa phương tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ cấp huyện, xã về năng lực thông tin, tư vấn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; (3) Tổ chức tập huấn cho cán bộ, nhân viên doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; (4) Phát hành các ấn phẩm (Bản tin việc làm ngoài nước gửi doanh nghiệp và cơ quan lao động địa phương, phát hành tờ rơi (poster), áp phích với chủ đề “Đi làm việc ở nước ngoài hợp pháp, an toàn và hiệu quả” và in ấn, cấp phát miễn phí cuốn sổ tay về pháp luật, thị trường, di cư an toàn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài; (5) Thông tin tư vấn cho người lao động thông qua hệ thống Văn phòng Thông tin di cư (MRC); (6) Phối hợp với cơ quan công an trong việc điều tra, xác minh hàng trăm vụ việc các tổ chức, cá nhân lừa đảo hoặc thu tiền của người lao động trái pháp luật, để xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm.

Giảm chi phí đối với người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Với chủ trương nhằm giảm chi phí của người lao động đi làm việc ở nước ngoài, Luật số 69 đã thể hiện tính ưu việt và phù hợp với xu thể phát triển kinh tế – xã hội, cũng như vị trí của Việt Nam trong quan hệ quốc tế, đặc biệt vị thế của người lao động Việt Nam ở thị trường lao động quốc tế.

Về tiền môi giới: bỏ quy định người lao động phải hoàn trả cho doanh nghiệp dịch khoản tiền thù lao môi giới. Theo quy định của Luật số 72, người lao động phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ tiền môi giới mà doanh nghiệp dịch vụ trả cho bên môi giới theo mức trần quy định.

Về tiền dịch vụ: quy định doanh nghiệp dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có trách nhiệm đàm phán, ký kết hợp đồng với bên nước ngoài tiếp nhận lao động trả tiền dịch vụ, trường hợp phía nước ngoài không trả hoặc trả không đủ theo quy định mức trần tiền dịch, doanh nghiệp mới được thu tiền dịch từ người lao động để đủ số tiền dịch vụ theo quy định. Thực tế hiện nay, một số thị trường và một số lĩnh vực có nhu cầu đối với lao động Việt Nam, bên nước ngoài tiếp nhận lao động sẵn sàng trả các chi phí cho việc tuyển chọn, đào tạo và tiền dịch vụ cho doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là đối với lao động có trình độ, kỹ năng nghề, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu của bên tiếp nhận.

Luật số 69 cũng quy định rõ việc nghiêm cấm hành vi thu tiền môi giới của người lao động; thu tiền dịch vụ của người lao động không đúng quy định của Luật này; đồng thời đã luật hóa quy định hiện hành về việc thu tiền dịch vụ của người lao động như: mức trần tiền dịch vụ; chỉ được thu tiền dịch vụ sau khi hợp đồng cung ứng lao động đã được cơ quan thẩm quyền chấp thuận và sau khi ký kết hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài; hoàn trả tiền dịch vụ cho người lao động trong trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng trước thời hạn theo quy định.

Các chính sách hỗ trợ khác: Đối với người lao động đi làm việc trong một số lĩnh vực, ngành, nghề đặc thủ và công việc cụ thể được khuyến khích nâng cao trình độ, kỹ năng để được sử dụng sau khi về nước, hoăc người lao động thuộc đối tượng chính sách xã hội sẽ được hỗ trợ các chi phí bồi dưỡng nghề, ngoại ngữ, chi phí làm thủ tục đi làm việc ở nước ngoài nhằm làm giảm nhẹ gánh nặng về tài chính của người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *