Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27719

Báo cáo quốc gia thực thi Công ước ICCPR tại Việt Nam

Việc xây dựng Báo cáo quốc gia thực thi Công ước ICCPR tại Việt Nam được giao cho 01 bộ/ngành làm cơ quan đầu mối, có nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan, tổ chức có liên quan xây dựng Báo cáo.

Đại Lễ Phật đản

Phản ánh tương đối đầy đủ các thành tựu trong lĩnh vực cải cách pháp luật

Năm 2014, sau khi tiếp nhận vai trò đầu mối xây dựng Báo cáo quốc gia về thực thi Công ước ICCPR, Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 487/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ngày 04/3/2014 về Kế hoạch tiếp tục triển khai thực hiện Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, trong đó có nhiệm vụ xây dựng Báo cáo quốc gia lần thứ bathực thi Công ước ICCPR. Việt Nam đã xây dựng Báo cáo quốc gia cho giai đoạn từ năm 2002 đến năm 2017, trong đó tập trung đánh giá việc thực thi các điều khoản cụ thể của Công ước ICCPR và những khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên Hợp quốc đưa ra sau khi xem xét Báo cáo quốc gia năm 2002.

Quá trình xây dựng Báo cáo quốc gia được tiến hành công phu với sự chủ động của Bộ Tư pháp và sự phối hợp tích cực của các bộ, ngành, cơ quan liên quan, Bộ Tư pháp đã hoàn thành dự thảo Báo cáo quốc gia vào đầu năm 2017; tổ chức 03 hội thảo tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng để tham vấn ý kiến của các bộ, ngành, các chuyên gia trong nước, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp, tổ chức phi Chính phủ nước ngoài ở Việt Nam,… và đăng tải công khai trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp. Ngày 22/12/2017, Việt Nam đã chính thức nộp Báo cáo quốc gia lên UBNQ LHQ.

Việt Nam đã xây dựng Báo cáo trả lời  bao gồm 119 đoạn, được xây dựng theo cách thức trả lời lần lượt 27 vấn đề nêu tại LOI và 04 phụ lục cung cấp các thông tin bổ trợ cho nội dung Báo cáo.

Tại kỳ họp lần thứ 125, UBNQ LHQ đã tổ chức phiên đối thoại đối với Việt Nam về báo cáo này vào ngày 11-12/3/2019 tại Geneva, Thụy Sỹ. Ngày 28/3/2019, UBNQ LHQ đã ban hành Bản khuyến nghị về Báo cáo quốc gia của Việt Nam. Bản khuyến nghị có tổng cộng 59 đoạn, trong đó tại đoạn 58 của Bản khuyến nghị, UBNQ LHQ có yêu cầu Việt Nam cung cấp các thông tin về việc triển khai các khuyến nghị nêu tại đoạn 24, 46 và 52 Bản khuyến nghị vào ngày 29/3/2021. Tại đoạn 59 Bản khuyến nghị, UBNQ LHQ yêu cầu Việt Nam nộp Báo cáo định kỳ tiếp theo vào ngày 29/3/2023 và có báo cáo cụ thể, cập nhật thông tin về việc triển khai các khuyến nghị nêu tại Bản khuyến nghị và về Công ước nói chung.

Để triển khai thực hiện Công ước ICCPR và các khuyến nghị của UBNQ LHQ, ngày 26/9/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1252/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tăng cường thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (Quyết định số 1252/QĐ-TTg). Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Quyết định số 3028/QĐ-BTP ngày 04/12/2019 ban hành Kế hoạch của Bộ Tư pháp trong việc thực thi hiệu quả Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và các khuyến nghị của Ủy ban Nhân quyền Liên hợp quốc (Quyết định số 3028/QĐ-BTP). Trong số các nhiệm vụ nêu tại các quyết định này, có nhiệm vụ xây dựng Báo cáo giữa kỳ do Bộ Tư pháp chủ trì thực hiện.

Trên cơ sở nhiệm vụ được giao, Bộ Tư pháp đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng dự thảo báo cáo giữa kỳ về tình hình thực hiện các khuyến nghị tại đoạn 24, 46 và 52 của Bản khuyến nghị. Ngày 22/3/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt nội dung, cho phép công bố và nộp báo cáo giữa kỳ (gồm 01 Báo cáo và 04 Phụ lục kèm theo). Trên cơ sở đó, Bộ Tư pháp đã thực hiện các thủ tục để nộp báo cáo giữa kỳ đến UBNQ LHQ đúng hạn. Báo cáo giữa kỳ của Việt Nam đã được đăng tải trên website của UBNQ LHQ[1].

Những thuận lợi trong quá trình xây dựng Báo cáo quốc gia

Thứ nhất, về thực tiễn thực hiện Công ước ICCPR tại Việt Nam

Trong bối cảnh Việt Nam đã thực hiện cải cách đồng bộ và mạnh mẽ các lĩnh vực lập pháp, hành pháp và tư pháp với nhiều chiến lược về hoàn thiện và xây dựng hệ thống pháp luật Việt Nam, cải cách hành chính được thông qua, việc soạn thảo Báo cáo quốc gia có sự tham gia của nhiều bộ, ngành có liên quan, giúp cho nội dung Báo cáo có thông tin phong phú, phản ánh tương đối đầy đủ các thành tựu trong lĩnh vực cải cách pháp luật, hành chính, tư pháp cũng như tình hình thực hiện thực tế các quyền dân sự, chính trị. Bên cạnh đó, Báo cáo quốc gia cũng chỉ ra những khó khăn, thách thức đối với việc thực thi Công ước ICCPR tại Việt Nam. Do vậy, với việc cung cấp các thông tin này một cách tương đối chi tiết, đầy đủ, Báo cáo quốc gia đã góp phần nâng cao sự hiểu biết của quốc tế về tình hình thực hiện quyền dân sự, chính trị ở Việt Nam.

Thứ hai, về quá trình phối hợp xây dựng Báo cáo quốc gia giữa các cơ quan, tổ chức có liên quan tại Việt Nam

Báo cáo có sự phối hợp tham gia tích cực, chặt chẽ của các bộ, ngành (như cử cán bộ tham gia Ban soạn thảo; cung cấp thông tin, góp ý hoàn thiện nội dung dự thảo Báo cáo…). Bên cạnh đó, đầu mối của Bộ Tư pháp tại Phái đoàn đại diện thường trực nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bên cạnh Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Giơ-ne-vơ cũng phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp trong quá trình liên lạc, phối hợp với UBNQ LHQ để xây dựng và bảo vệ Báo cáo quốc gia.

Thứ ba, về cơ chế hợp tác quốc tế

Việt Nam đã có cơ chế phối hợp khá chặt chẽ với một số tổ chức quốc tế trong khuôn khổ Liên hợp quốc trong quá trình xây dựng Báo cáo kiểm điểm định kỳ phổ quát về quyền con người (UPR), các báo cáo quốc gia thực hiện các Công ước mà Việt Nam là thành viên như Công ước CAT, Công ước CRC, … Bên cạnh đó, việc trở thành Ủy viên của Hội đồng Nhân quyền, đảm nhận vai trò Ủy viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cũng giúp Việt Nam có thêm kênh thông tin cần thiết, bổ trợ đắc lực đối với hoạt động xây dựng Báo cáo quốc gia.

[1]https://tbinternet.ohchr.org/_layouts/15/TreatyBodyExternal/Countries.aspx?CountryCode=VNM&Lang=EN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *