Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19605

10 cam kết tự nguyện của Việt Nam khi trở thành thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc

Trong thời gian tới, Việt Nam cam kết tiếp tục nỗ lực bảo đảm sự thụ hưởng ngày càng tốt hơn các quyền và tự do cơ bản của mọi người dân Việt Nam, không để ai bị bỏ lại phía sau; đồng thời đóng góp tích cực, hiệu quả vào các nỗ lực chung của cộng đồng quốc tế trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Hỗ trợ máy tính cho các em học sinh nghèo học trực tuyến

Trong đó, Việt Nam tập trung vào các ưu tiên sau:

(i) Đẩy mạnh xây dựng Nhà nước pháp quyền, cải cách pháp luật để củng cố nền tảng thể chế, pháp lý và chính sách liên quan đến quyền con người, tăng cường nội luật hóa các Điều ước quốc tế về quyền con người vào pháp luật Việt Nam.

(ii) Tăng cường các biện pháp, chính sách và nguồn lực nhằm đảm bảo tốt hơn tất cả các quyền cơ bản của con người về kinh tế, xã hội, văn hóa và dân sự, chính trị theo chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung về quyền con người.

(iii) Đảm bảo thực hiện Chương trình Nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, chú trọng giảm bền vững nghèo đa chiều, giảm thiểu bất bình đẳng, xóa bỏ mọi hình thức phân biệt chủng tộc bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân và nâng cao chất lượng và khả năng tiếp cận dịch vụ, tăng cường an sinh xã hội, khả năng chống chịu (resilience) trước các thiên tai và dịch bệnh, nhất là đối với các nhóm dễ bị tổn thương.

(iv) Tăng cường hơn nữa giáo dục về quyền con người nhằm nâng cao nhận thức của người dân và năng lực của các cơ quan thực thi pháp luật, trong đó có việc triển khai Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục quốc dân từ bậc mầm non đến đại học.

(v) Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ các khuyến nghị UPR chu kỳ III mà Việt Nam chấp thuận, các cam kết và nghĩa vụ theo các Công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên, nhất là thông qua việc xây dựng và triển khai hiệu quả các Kế hoạch cấp quốc gia trong các lĩnh vực này.

(vi) Tăng cường đối thoại và hợp tác thực chất với tất cả các nước, các cơ chế LHQ về quyền con người.

(vii) Đóng góp, thúc đẩy đối thoại, hợp tác, sự khoan dung và hiểu biết lẫn nhau giữa các nước, các chủ thể khác nhau, trên cơ sở tôn trọng các nguyên tắc độc lập, chủ quyền, bình đẳng và cùng có lợi.

(viii) Tham gia tích cực và có trách nhiệm vào việc thúc đẩy các vấn đề trong chương trình nghị sự của HĐNQ, nhất là các nội dung quyền của các nhóm dễ tổn thương, tác động của biến đổi khí hậu đối với thụ hưởng quyền con người, góp phần nâng cao vai trò và hiệu quả hoạt động của HĐNQ.

(ix) Đóng góp tích cực vào tiến trình kiểm điểm HĐNQ, nhất là việc cải tiến hiệu quả hoạt động của các cơ chế trực thuộc như cơ chế UPR, trong việc giải quyết các thách thức về quyền con người.

(x) Tăng cường tham gia và có đóng góp thiết thực nhằm thúc đẩy hợp tác trong ASEAN về quyền con người, đặc biệt tại Ủy ban liên chính phủ ASEAN về quyền con người (AICHR) và trong việc triển khai thực hiện Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *