Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27565

Việt Tân diễn trò khóc lóc bi ai về nền giáo dục Việt Nam

 

Với vai diễn là nhóm yêu nước, đấu tranh dân chủ cho Việt Nam, Việt tân mỗi ngày đều cố sản xuất ra hàng chục bài viết tô đậm, bới móc, thổi phồng, bi thương cho mọi vấn đề tiêu cực, mọi khó khăn xuất hiện ở trong nước. Nào là đòi khóc thương cho đất nước Việt Nam vì Đảng đã bán đất, bán biển cho Trung Quốc!?! Khóc thương cho dân Việt vì lạm phát, vì dịch bệnh, vì thiên tai lũ lụt,…mà quy tất cả đều xuất phát từ căn nguyên Đảng lãnh đạo đất nước nên mới thế!?! Thậm chí mỗi khi xuất hiện vấn nạn tiêu cực, sai phạm nào Việt tân đều tranh thủ diễn trò nước mắt cá sấu để thổi phồng lên thành hiện tượng, thành bản chất của chế độ chính trị hiện nay, chỉ còn cách thay đổi chế độ mới giải quyết được vấn đề đó!!!

Chẳng hạn, dịp khai giảng năm học mới năm nay đúng rơi vào bối cảnh, Đảng phanh phui “Tương lai của Việt Nam và nền giáo dục băng hoại không thể cứu vãn” của Tân Phong – kẻ có thâm niên trong nghề “chống phá”, trong đó mượn phát biểu của bà Nguyễn Thị Xuân Thu, đại biểu của tỉnh Khánh Hòa trong phiên thảo luận Quốc hội ngày 31- 10- 2019 cùng bà Nguyễn Thị Minh Hiền, đại biểu Phú Yên để vội kết luận “về những thực trạng đáng buồn trong ngành giáo dục” và dù có trích dẫn ý kiến của cố Tổng Thống Nam Phi Nelson Mandela trong một bài phát biểu nổi tiếng về vai trò của giáo dục “…Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên….” như lời đề dẫn có sức nặng thì bản chất chống phá vẫn lộ nguyên hình.

Khôi hài nhất là Việt tân mượn ý kiến của các Fbker về “tỷ lệ tốt nghiệp của giáo dục Việt Nam đã đạt tới tỷ lệ phân kim – một tỷ lệ gần tuyệt đối. Chỉ có chưa đầy 1% không đạt…” nhằm phủ nhận kết quả đạt 99,16% kỳ thi tốt nghiệp PTTH năm học 2021 – 2022. Chẳng cần tranh cãi khi các đại biểu 63 tỉnh, thành phố tại Hội nghị tổng kết năm học 2021 – 2022 của ngành Giáo dục – Đào tạo thừa nhận: Trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, Bộ GD-ĐT đã linh hoạt ứng phó, chuyển trạng thái hoạt động, đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn. Toàn ngành đã hoàn thành mục tiêu kép: Vừa phòng, chống dịch vừa phấn đấu khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ năm học, đáp ứng yêu cầu đổi mới và bảo đảm chất lượng giáo dục – đào tạo.

Trong khi đó, ai cũng biết theo kết quả xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 của USNEWS, Việt Nam xếp thứ 59, tăng 5 bậc so với năm 2020. Kết quả thi Olympic khu vực và quốc tế năm 2022 có 37/39 thí sinh đạt giải, trong đó có 01 thí sinh đạt điểm tuyệt đối. Năm 2021, có 5 cơ sở giáo dục đại học lọt vào TOP đại học tốt nhất thế giới theo các bảng xếp hạng quốc tế uy tín.

Không chỉ nỗ lực thổi phồng, chê bai kết quả giáo dục phổ thông, Chân Trời mới đã bóp méo, xuyên tạc động cơ học tập của người Việt theo kiểu “Cái thói “học để làm quan” ăn sâu vào não tủy của dân tộc này. Mục đích học không phải để trở thành một người có lương tri, đạo đức, năng lực và trí thức thực sự mà học để có bằng cấp cao, để leo trên quan trường, để tìm kiếm cơ hội “vinh thân phì gia,” “ăn trên ngồi trốc””… Chẳng ai đồng tình với vụ việc suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận thầy cô giáo, học sinh, nhưng cái trò “vơ đũa cả nắm”, lấy hiện tượng biến thành bản chất của Việt Tân thì mà chấp thuận cho nổi.

Là người Việt Nam chắc ai cũng nhớ câu văn ghi trên bia tiến sĩ ở Văn miếu Quốc tử giám “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” của Tiến sĩ triều Lê – Thân Nhân Trung. Mục đích của giáo dục là đào tạo ra những hiền tài. Từ lâu, Đảng ta xác định “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII chỉ rõ “Khơi dậy mạnh mẽ tinh thần yêu nước, ý chí tự cường dân tộc, sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và của nền văn hoá, con người Việt Nam, bồi dưỡng sức dân, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, có cơ chế đột phá để thu hút, trọng dụng nhân tài, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng mạnh mẽ khoa học và công nghệ, nhất là những thành tựu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, tạo động lực mạnh mẽ cho phát triển nhanh và bền vững”. Chính vì vậy trong cuộc làm việc với Bộ GD&ĐT vừa qua, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu giáo dục cần phải “học thật, thi thật, nhân tài thật”. Để làm được điều đó ngành Giáo dục cần có sự chuyển hóa về chất. Nếu tất cả mọi người cùng đồng lòng vì nền giáo dục thực chất, vì cuộc sống chất lượng và sự phát triển của đất nước thì một trong những việc đầu tiên cả xã hội chung tay hành động là tất cả cùng vì thực học.

Gần đây được biết, Nguyễn Chí Hiếu (sinh năm 1984) hiện là giám đốc điều hành Học viện phát triển tư duy và kỹ năng IEG. Anh tốt nghiệp từ những ngôi trường hàng đầu thế giới như Đại học Oxford (Anh), Stanford (Mỹ). Từng được chọn là sinh viên xuất sắc nhất nước Anh năm 2004, Top 100 sinh viên xuất sắc nhất thế giới năm 2006. Nhưng “Tôi từ chối nhiều lời mời sau khi lấy bằng tiến sĩ kinh tế Đại học Stanford (Mỹ) và thạc sĩ MBA ở Đại học Oxford (Anh). Gia đình tôi không giàu có, đến thời điểm này tôi vẫn đang phụng dưỡng cha mẹ. Chọn về Việt Nam, tôi chọn con đường giáo dục thực chất và bền vững”. Những người vì một nền giáo dục tiến bộ, vì sự phồn vinh của đất nước Việt Nam như anh Nguyễn Chí Hiếu không ít. Việc dân chúng ngưỡng mộ tài năng, nhân cách, tinh thần cống hiến cho đất nước của Nguyễn Chí Hiếu bao nhiêu thì họ càng vạch trần, bóc mẽ bản chất của những trang truyền thông phá hoại đất nước như Việt tân.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *