Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
21842

Văn hóa -thước đo quan trọng để đánh giá việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người

Việc bảo vệ và phát triển văn hóa chính là tiêu chí để xác định sự bình đẳng và phát triển giữa các dân tộc: Các dân tộc khác nhau thì có sự phát triển và sở hữu các nền văn hóa khác nhau vì vậy việc bảo vệ và phát triển văn hóa chính là tiêu chí để xác định sự bình đẳng và phát triển giữa các dân tộc.

Xác lập bản sắc của mỗi dân tộc

Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo của cá nhân và cộng đồng trong quá khứ và hiện tại, qua đó hình thành nên hệ thống các giá trị truyền thống,thẩm mỹ mà dựa vào đó các dân tộc, cộng đồng khẳng định bản sắc của mình.

Văn hóa bao gồm những lối sống, ngôn ngữ, văn học, âm nhạc, các hình thái giao tiếp không lời, tôn giáo hay tín ngưỡng, nghi thức và nghi lễ, thể thao và các trò chơi, phương thức sản xuất hay công nghệ, môi trường tự nhiên và nhân tạo, ẩm thực, trang phục, nơi sinh sống, nghệ thuật, phong tục và truyền thống…qua đó cá nhân, cộng đồng thể hiện tính nhân văn, ý nghĩa sự tồn tại của họ, cũng như xây dựng thế giới quan thể hiện sự tương tác với thế giới bên ngoài có ảnh hưởng đến cuộc sống của họ.

Sắc màu văn hóa Tây Bắc

Văn hóa không chỉ là hệ thống các giá trị khẳng định nhân tính và tự do của mỗi cá nhân mà còn xác lập bản sắc của mỗi dân tộc. Theo ý nghĩa đó, một dân tộc sẽ chẳng thể hiện tồn tại với tính cách là một dân tộc nếu cái bản sắc-nền văn hóa- của nó bị mai một, bị xâm lăng và bị đồng hóa. Sự đa dạng của văn hóa là di sản của nhân loại và xã hội loài người. Cũng giống như sự đa dạng của sinh học quyết định đến sự sống còn của thiên nhiên, sự đa dạng văn hóa quyết định đến sự sống còn của loài người nói chung. Tôn trọng và bảo vệ sự đa dạng của văn hóa là tôn trọng, bảo vệ chính con người và xã hội loài người. Sự tôn trọng ấy chỉ ra việc thừa nhận và khẳng định các giá trị nền tảng của các cá nhân và nhóm xã hội, bao gồm tự do và các quyền cơ bản của họ.

Do đặc tính phong phú và đa dạng của nó, Văn hóa không dễ dàng được định nghĩa một cách chính xác và được thống nhất trong một cách hiểu đơn nhất của cộng đồng quốc tế. Do đó, việc bảo vệ văn hóatrong luật nhân quyền bao hàm hai nội dung. Thứ nhất: Quyền con người được thực hiện và tiếp tục thực hiện các hoạt động truyền thống của dân tộc, cộng đồng mình. Thứ hai: Việc bảo vệ văn hóa trong hệ thống pháp luật quốc tế bao gồm cả bảo vệ các hoạt động khoa học, văn học và nghệ thuật xã hội…

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sang tạo ra trong quá trình lịch sử bằng lao động của mình và được nhân lên trong đời sống lao động. Văn hóa là tài sản chung của nhân loại và nó có một ví trí, vai trò cực kỳ to lớn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi con người, mỗi cộng đồng, mỗi quốc gia.

Văn hóa là thước đo quan trọng để đánh giá việc tôn trọng, bảo vệ và thực hiện các quyền con người

Quyền  văn hóa lần đầu tiên được quy định tại Điều 13 của “Tuyên ngôn châu Mỹ về quyền và nghĩa vụ của con người” (ADHD-1948). Tuyên ngôn NQ(1948), Điều 27 quy định: (1) Mọi người có quyền tự do tham gia đời sống văn hóa của cộng đồng, hưởng thụ nghệ thuật, và chia sẻ tiến bộ khoa học và những lợi ích của nó.(2) Mọi người có quyền được bảo hộ lợi ích về vật chất và đạo đức bắt nguồn từ mọi sản phẩm khoa học, vănhọc, hay nghệ thuật mà người đó là tác giả. Điều 15 ICESCR (1966) quy định mọi người đều có quyền: a/ Ðược tham gia vào đời sống văn hóa; b/ Ðược hưởng các lợi ích của tiếnbộ và sáng chế hoa học; c/ Ðược bảo vệ những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từnhững sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình; d/ Quyền tự dokhông thể bị tước bỏ khỏi họat động sáng tạo và nghiên cứu khoa học. Ngày nay trong các quyền con người, quyền tiếp cận văn hóa là một trong những quyền ngày càng được coi trọng trong việc phát triển và hoàn thiện nhân cách cá nhân của mỗi người, cũng như trong việc xác lập và sáng tạo giá trị văn hóa của cộng đồng người, của từng dân tộc và quốc gia dân tộc.

Việc bảo vệ và phát triển văn hóa chính là tiêu chí để xác định sự bình đẳng và phát triển giữa các dân tộc: Các dân tộc khác nhau thì có sự phát triển và sở hữu các nền văn hóa khác nhau vì vậy việc bảo vệ và phát triển văn hóa chính là tiêu chí để xác định sự bình đẳng và phát triển giữa các dân tộc.

Văn hóa là một trong bốn thành tố hay trụ cột của sự phát triển bền vững (kinh tế-văn hóa – xã hội – môi trường). Theo ý nghĩa đó, một dân tộc sẽ chẳng thể hiện tồn tại với tính cách là một dân tộc nếu cái bản sắc-nền văn hóa- của nó bị mai một, bị xâm lăng và bị đồng hóa. Phát triển, suy đến cùng chính là nhằm giải phóng mọi năng lực vốn có của các cá nhân, nhờ đó giải phóng triệt để sức sản xuất của xã hội, thúc đẩy tiến bộ xã hội, đảm bảo và hiện thực hóa các quyền và tự do cơ bản của tất cả mọi người. Kinh tế thị trường luôn có xu hướng đặt lợi nhuận và lợi ích kinh tế lên hàng đầu, và quá trình toàn cầu hóa kinh tế đã và đang đặt ra những thách thức đối với việc đảm bảo quyền tiếp cận văn hóa của những cộng đồng người nhất định và các quốc gia đang phát triển. Vấn đề bản quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ và việc thực thi những chính sách bảo hộ ngặt nghèo một mặt là cơ sở để bảo vệ lợi ích kinh tế và thúc đẩy quá trình sáng tạo và sản xuất, nhưng mặt khác nó có những tác động tiêu cực đến mức độ thụ hưởng giá trị văn hóa và thành tựu khoa học – kỹ thuật thế giới của những quốc gia đang phát triển cũng như những nhóm người có thu nhập thấp, người nghèo và những nhóm dễ bị tổn thương khác. Là một quốc gia thành viên của WTO, Việt Nam cũng phải tuân thủ những nguyên tắc và quy định của tổ chức này và của pháp luật quốc tế nói chung, trong đó chịu sự ràng buộc pháp lý chặt chẽ của TRIPS (Hiệp định về các quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến thương mại). Quyền tiếp cận văn hóa chỉ ra nghĩa vụ của Nhà nước phải đảm bảo quyền này cho mọi cá nhân và các cộng đồng người, đồng thời chỉ ra khả năng có thể tiếp cận được các giá trị và đời sống văn hóa trong điều kiện có thể chi trả được hoàn toàn miễn phí. Đáng tiếc, trong thực tế các sản phẩm văn hóa nói riêng và mọi hoạt động của đời sống văn hóa nói chung không dễ dàng đến được với tất cả mọi người vì những rào cản về thể chế (như khung khổ pháp luật, chính sách) cũng như khả năng thực thi trên thực tế (như điều kiện vật chất cần thiết, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý và thực thi…).

Văn hóa bao gồm cả việc bảo vệ quyền con người hay nói cách khác bảo vệ quyền con người là một bộ phận của văn hóa. Bảo đảm quyền còn người chính là xây dựng văn hóa. Quyền văn hoá bao gồm quyền được hưởng thụ văn hoá hay nói một cách ngắn gọn, người dân và cộng đồng có quyền đòi hỏi được hưởng thụ các sinh hoạt văn hoá.Văn hoá là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra trong suốt quá trình lịch sử của xã hội loài người, là một hệ thống các giá trị phản ánh bước tiến, mức độ và trình độ nhân tính hóa và ý thức về tự do, sự sáng tạo và hoàn thiện nhân cách của con người. Văn hóa là nền tảng thiêng liêng của cuộc sống, là điểm tựa của các dân tộc, bảo đảm lợi ích của chính họ và nhiều thế hệ tiếp theo. Mỗi cộng đồng, mỗi cá nhân đều có quyền được hưởng thụ văn hoá, và Nhà nước, với tư cách là một chính thể, cần đáp ứng những nhu cầu ấy của cộng đồng và người dân.

Văn hóa luôn là nhân tố hình thành và định hướng cuộc sống. Thông qua hoạt động của ý thức, cách thức tư duy, niềm tin, các quan niệm về giá trị, về thiện ác, tự do, lẽ phải, pháp quyền… văn hóa giúp cho xã hội tiếp cận các quyền con người. Nó nói lên quyền con người của xã hội đó. Bản sắc văn hóa gắn liền với quyền con người. Trong nhiều nền văn hóa, việc xây dựng quyền con người là do xã hội nhiều hơn là do cá nhân và nhân quyền không dựa trên quyền lợi mà dựa trên nghĩa vụ.

Trong công cuộc đổi mới, việc bảo đảm, bảo vệ và thực hiện quyền con người nói chung, quyền văn hóa nói riêng ở Việt Nam đã tiến được một bước dài quan trọng Nghị quyết đại hội TW XI của Đảng ta nêu quan điểm “Phát triển văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách của con người và xây dựng con người để phát triển văn hóa”. Đối chiếu với 8 mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đến năm 2015, Việt Nam đều đạt hoặc đạt vượt mức. Việt Nam đã giảm một nửa tỷ lệ nghèo vào năm 2000. Đến nay, chuẩn nghèo quốc gia từng bước được nâng lên, và đang dần tiếp cận với chuẩn nghèo quốc tế, giúp Việt Nam trở thành 1 trong những nước đầu tiên đạt mục tiêu thiên niên kỷ về xóa đói giảm nghèo.Môi trường sống, môi trường văn hóa được cải thiện rõ rệt. Việt Nam đã tăng tỷ lệ dân cư được tiếp cận với nước sạch, nhiều tệ nạn xã hội được kiềm chế; nhiều phong trào văn hóa được phát động và duy trì ổn định, lành mạnh cho việc bảo đảm, bảo vệ và thực hiện quyền con người ở Việt Nam. Một số quyền con người trong văn hóa truyền thống Việt Nam đã được nâng cao đáng kể, được bảo đảm trong thực tế và được thể chế hóa trong HP và các văn bản pháp luật khác… Như vậy chỉ có văn hóa và con người, trong đó việc đảm bảo các quyền con nguời mới thực sự là mục tiêu và động lực hiện đại hóa đất nước tạo sức mạnh nội sinh phát triển dân tộc đất nước.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *