Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
53924

TS Lê Quang Đạo: Không có chuyện cá nhân bị khởi tố do “tự ứng cử”!

Thời gian qua, không chỉ tung ra các luận điệu xuyên tạc về công tác tổ chức bầu cử, đưa ra các kiến nghị vô căn cứ, phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với công tác bầu cử, như: “Bầu cử chỉ là “màn kịch dân chủ” do Đảng đạo diễn, chỉ là hội nghị Đảng Cộng sản mở rộng”, “Đảng Cộng sản đang độc diễn trong bầu cử”, “Không thể có cuộc bầu cử dân chủ khi Đảng Cộng sản lãnh đạo cuộc bầu cử” v.v…,các website, trang mạng xã hội do các cá nhân, tổ chức phản động, chống đối, cơ hội chính trị còn triệt để lợi dụng việc cơ quan chức năng khởi tố, bắt tạm giam một số đối tượng về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam hay chống người thi hành công vụ như Lê Trọng Hùng ở Hà Nội, Trần Quốc Khánh ở Ninh Bình, Lê Chí Thành ở TP Hồ Chí Minh là do họ “tự ứng cử” Đại biểu Quốc hội và HĐND… Đây là hành vi xuyên tạc, bóp méo bản chất vụ việc hòng công kích chính quyền, phá hoại cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Lợi dụng việc các đối tượng nói trên đều tự ứng cử đại biểu Quốc hội để vu cáo nguyên nhân các đối tượng nêu trên bị khởi tố, bắt tạm giam là do đã “tự ứng cử” đại biểu Quốc hội; “chỉ vì phổ biến Hiến Pháp và tự ứng cử Đại Biểu Quốc Hội mà ông Lê Trọng đã bị nhà nước Việt cộng bắt giam với cáo buộc tàng trữ, phát tán tài liệu chống nhà nước”, “tự ứng cử đại biểu Quốc hội sẽ bị bắt giam”…
Về việc này, Tiến sĩ Tạ Quang Đạo cho rằng:
Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng, thực tế hoàn toàn không phải như vậy. Các đối tượng như Trần Quốc Khánh, Lê Trọng Hùng…, bị khởi tố và bắt tạm giam vì đã có những hình vi vi phạm pháp luật. Cụ thể là các hành vi cấu thành tội “Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam” quy định tại Điều 117 Bộ luật Hình sự năm 2015. Điển hình như đối tượng Trần Quốc Khánh, theo tài liệu của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Ninh Bình, từ khoảng thời gian cuối năm 2018 đến cuối năm 2020, Trần Quốc Khánh về sinh sống tại xóm 5B, xã Lưu Phương, huyện Kim Sơn. Trong quá trình sinh sống tại địa phương, Khánh thường xuyên sử dụng Facebook cá nhân đăng, phát Livestream các video để phát trực tiếp thông tin xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, chống phá Nhà nước CHXHCN Việt Nam.
Rõ ràng, những luận điệu chống phá của các thế lực thù địch đã cố tình “bỏ qua” hành vi phạm tội nguy hiểm của những cá nhân nói trên. Các thế lực thù địch đã cố “vẽ” ra mối liên hệ giữa việc các cá nhân nói trên tự ứng cử đại biểu Quốc hội với việc họ bị truy tố, bị bắt tạm giam. Nhưng thực tế, các cá nhân này đã thực hiện những hành vi phạm tội trong thời gian dài, trước khi tự ứng cử. Và với những hành vi đó, dù có tự ứng cử hay không, họ cũng sẽ bị cơ quan chức năng khởi tố, xử lý đúng theo quy định của pháp luật. Vì vậy, tự ứng cử đại biểu Quốc hội hoàn toàn không phải là lý do để các đối tượng nói trên bị khởi tố, bắt tạm giam.
Phía sau những luận điệu xuyên tạc bản chất vụ việc chính là động cơ chính trị thiếu trong sáng, nhằm lợi dụng vụ việc để đánh lừa dư luận; núp bóng đấu tranh vì dân chủ, nhân quyền để chống phá cuộc bầu cử.
Khuyến khích người có đức, có tài tự ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp để góp sức xây dựng đất nước luôn là chủ trương nhất quán của Đảng, Nhà nước ta. Thực tế, đã có rất nhiều người hội tụ đủ các yêu cầu phẩm chất, năng lực tự ứng cử thành công; được cử tri tín nhiệm bầu làm đại biểu Quốc hội và có nhiều đóng góp tích cực cho đất nước, xã hội. Còn những kẻ lợi dụng tự ứng cử để chống phá đất nước, đi ngược lại lợi ích chung của dân tộc thì nhất định sẽ bị xử lý nghiêm minh“.
Trong chương trình Đối diện tháng 4 về chống luận điệu xuyên tạc, chống phá bầu cử cũng đã vạch trần chiêu trò này, phỏng vấn trực tiếp những đại biểu Quốc hội từng tự ứng cử Quốc hội phân tích về quy trình và tiêu chuẩn ứng cử viên và khẳng định bản thân như là bằng chứng về tự ứng cử thành công. Xem phóng sự:
Trước đó, báo chí, truyền thông đã nhiều lần cảnh báo về chiêu trò “tự ứng cử”, hô hào các hội nhóm dân chủ trên mạng xã hội ký tên ảo, tung hô, ủng hộ cho các “nhà dân chủ” để gây rối, phá hoại cuộc bầu cử. 

Trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, chúng ta cũng đã được chứng kiến một “làn sóng” tự ứng cử của các “nhà dân chủ” và một số văn nghệ sĩ biến chất.Khi không đủ điều kiện và bị loại qua các vòng hiệp thương, các đối tượng này lên mạng xã hội rêu rao những luận điệu hết sức sai trái như: chỉ có những người “theo phe” Đảng Cộng sản mới có cơ hội ứng cử đại biểu Quốc hội; phải để các ứng cử viên tự do tranh cử, dựa trên chữ ký của cử tri mà không cần phải trải qua hiệp thương; Đảng Cộng sản cố tình “cản trở” người ngoài Đảng tự ứng cử vào đại biểu Quốc hội v.v…

Có thể thấy mục đích cơ bản nhất của chiêu trò “tự ứng cử” mà các “nhà dân chủ” đang thực hiện là nhằm phá hoại bầu cử. Đồng thời, thông qua việc tự ứng cử đại biểu Quốc hội, các đối tượng đánh bóng tên tuổi của bản thân trong giới “dân chủ”.

Ngoài ra, những thông tin được các đối tượng xấu đưa ra đã trở thành cái cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài xuyên tạc, biến tướng, vu khống, công kích công tác bầu cử của Việt Nam. Pháp luật nước ta quy định công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp. Quyền bầu cử và ứng cử là của công dân, là quyền được hiến định. Không ai có quyền cản trở việc công dân thực hiện những quyền này.

Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước. HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, quyết định các vấn đề của địa phương do luật định, giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của HĐND.

Chính vì vậy, những người tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp phải đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định. Trong đó, các tiêu chuẩn cơ bản đối với ứng viên là: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác; có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội; liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm…

Việc lựa chọn những ứng cử viên để bầu vào Quốc hội, HĐND các cấp được tiến hành theo đúng quy định tại Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và HĐND các cấp. Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 20-6-2020 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XV và bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021-2026 nêu rõ: “Chúng ta kiên quyết không giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp những người không xứng đáng, không đủ tiêu chuẩn, nhất là những người sa sút về phẩm chất đạo đức, tham nhũng, chạy chức, chạy quyền, xu nịnh, kiêu ngạo, quan liêu, gây mất đoàn kết, ảnh hưởng xấu đến uy tín của Đảng, Nhà nước”.

Như vậy, bằng chiêu vu cáo, gán ghép người tự ứng cử đều bị bắt, các đối tượng xấu đang hướng lái dư luận theo hướng tiêu cực, kích động tư tưởng hoài nghi về công tác bầu cử, gieo rắc nhận thức sai lầm liên quan đến hoạt động bầu cử, từ đó kích động người dân tẩy chay, không đi bầu cử, gạch tên các ứng cử viên mà họ cho là “đảng cử”, thêm tên đối tượng chống đối mà họ cho là xứng đáng trở thành Đại biểu Quốc hội nhằm phá hoại cuộc bầu cử này. Do vậy mỗi người đọc chúng ta cần cảnh giác, thận trọng khi tiếp xúc với thông tin xuyên tạc, chống phá kiểu này.
Khánh Chi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *