Đài Á Châu Tự Do – RFA thành lập năm 1996 với danh nghĩa”là một đài phát thanh tư nhân phi lợi nhuận”, nhưng thực chất, đài này là phương tiện chuyên đầu tư công sức để mài dũa, nặn ra nhiều tin tức, trong đó rất nhiều thông tin bịa đặt về nhiều tự do báo chí của các nước châu Á, đặc biệt là của Việt Nam. Luận điệu xuyên tạc đối với Việt Nam mà RFA nhai đi nhai lại đến mức trơ tráo, thô thiển, lố bịch, chính là “Việt Nam xếp thứ hạng thấp về tự do báo chí”.
Thủ đoạn của RFA đầu tư tiền để mua chuộc một số thành phần cơ hội, chống phá đất nước để khơi gợi, tiếp sức, a dua, đồng lõa với kẻ phản quốc, dã tâm cung cấp thông tin xuyên tạc, bóp méo tính hình Việt Nam. Chẳng hạn gần đây, trong bài viết “Tự do báo chí khu vực ĐNA: Việt Nam cá biệt trong nhóm cá biệt”, RFA dán nhãn cho Nguyễn Văn Đài và Trịnh Hữu Long thành “luật sư hàng nhái” để khai thác “lời vàng ý ngọc” phục vụ mưu xuyên tạc cái gọi là “tự do báo chí ở Việt Nam”, gián tiếp chống phá chế độ, Đảng, Nhà nước, Nhân dân Việt Nam.
Trong bài viết ấy, RFA kết luận vu vơ, dựa theo thông tin được đăng trên trang web của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch – HRW), cho rằng: “Tự do báo chí ở tất cả các nước trong khu vực Đông Nam Á đồng loạt bị rớt hạng trên bảng xếp hạng về chỉ số Tự do báo chí trong suốt 20 năm qua. Riêng Việt Nam luôn “ổn định” ở vị trí áp chót, chỉ xếp trên Myanmar, quốc gia đang bị Chính quyền quân sự kiểm soát”.
Rồi để chứng minh cho cái kết luận vu vơ “Việt Nam ổn định nhóm chót bảng”, RFA đưa ra các con số do những kẻ ngu ngơ tự vẽ nên: “Có nhiều quốc gia bị giảm thứ hạng trầm trọng trong hai thập kỷ qua, như Indonesia từ hạng 57 xuống 117, Philippines từ 90 xuống 147, Campuchia từ 71 xuống 142, Thái Lan từ hạng 66 xuống 115…Riêng Việt Nam rớt từ hạng 137 xuống 174 và là nước đứng áp chót trong khối ASEAN”.
Tiếp đó, RFA dẫn ra “lời sấm” của Nguyễn Văn Đài và Trịnh Hữu Lòng rằng: “Từ nước Đức, luật sư Nguyễn Văn Đài khẳng định rằng ở Việt Nam, người dân chưa bao giờ được hưởng quyền tự do báo chí”; “Trả lời RFA qua email, nhà báo, luật sư nhân quyền Trịnh Hữu Long cho rằng bất kỳ chính phủ nào trên thế giới cũng có những cách thức hay luật lệ nhằm hạn chế tự do báo chí ở những mức độ khác nhau và ít nhiều bị phê phán. Tuy nhiên, Việt Nam rơi vào nhóm “cá biệt của cá biệt”, không cho báo chí điện tử độc lập ngóc đầu lên. Và, đất nước độc đảng này cũng bắt bớ nhà báo vào hàng nhiều nhất thế giới. Chính quyền không những hạn chế, ngăn cản báo chí, mà còn tạo ra những điều kiện cần để các nhà báo và toà soạn tự bóp họng mình”.
Trước hết, phải thấy ngay rằng, RFA dựa vào tuyên bố của một tổ chức luôn xuyên tạc, chống phá Việt Nam bằng cách đưa ra các báo cáo, xếp hạng chót cho Việt Nam về nhân quyền làm căn cứ quy kết, phán xét về tự do báo chí của Việt Nam.
Thứ hai, RFA trưng dụng thành phần lấy việc xuyên tạc, chống phá Việt Nam làm nghề kiếm ăn, làm động cơ chống phá, thậm chí hằn học, cực đoan y như đám cờ vàng hải ngoại như Nguyễn Văn Đài làm bằng chứng chứng minh xếp hạng của HRW là thuyết phục. Cách làm truyền thông, cách chọn mẫu, chọn nguồn cho thấy RFA không hành nghề bằng nghiệp vụ báo chí mà bằng mục tiêu, thủ đoạn chống phá Nhà nước làm tiêu chuẩn hoạt động.
Thứ ba, khi phán xét và suy diễn về tự do báo chí Việt Nam, dường như RFA đặt báo chí tư bản ra bên lề.
Bản chất của cái gọi là tự do báo chí trong xã hội tư bản, là “một khẩu hiệu chính của dân chủ thuần túy, đó là điều lừa bịp chừng nào những nhà in tốt nhất và những kho giấy to nhất còn nằm trong tay bọn tư bản và chừng nào còn tồn tại quyền lực của giai cấp tư bản đối với báo chí”[I]. Báo chí tư sản với những thủ đoạn xảo quyệt đã tạo ra bức tranh thế giới méo mó, thiếu trung thực, sai trái làm xói mòn lòng tin của nhân dân vào Đảng Cộng sản và tương lai của chế độ, hoặc tâm lý tiêu cực, bàng quan, thờ ơ trước những vấn đề đang đặt ra cho đất nước; tạo ra hình ảnh công kích, bôi nhọ chủ nghĩa xã hội, xuyên tạc “chủ nghĩa xã hội đã tạo ra bức màn sắt và đang đe dọa thế giới tự do”.
Cách thông tin của nhà báo theo kiểu đó không chỉ làm cho xã hội bất ổn định mà còn làm cho hệ thống các phương tiện thông tin đại chúng trở nên lộn xộn về tổ chức, lệch lạc về quan điểm chính trị. Khi chuẩn bị phát động cuộc chiến tranh Irắc năm 2003, đồng loạt hệ thống truyền thông phương Tây đưa tin sai sự thật, rằng: Irắc đang sản xuất và tàng trữ kho vũ khí hạt nhân khổng lồ, là nguy cơ đối với an ninh của Mỹ và các nước đồng minh của Mỹ. Đây là cái cớ để Mỹ và phương Tây xâm lược Irắc thực hiện tham vọng bá quyền thế giới. Gần đây, truyền thông phương Tây, đứng đầu là Mỹ tiến hành cuộc chiến tuyên truyền tổng lực với mục đích gây hội chứng “sợ Nga, bài Nga trong lòng công chúng”, bao vây, cô lập “khiến nước Nga sụp đổ”. Vì vậy, họ xây dựng hình ảnh “một nước Nga xấu xí, mối đe dọa an ninh và hòa bình”, hình ảnh “một tổng thống Nga độc tài”.
Bởi vậy, có cư dân mạng kết luận rằng, luận điệu về “tự do báo chí” là nồi cơm nuôi sống 253 nhân vật làm việc cho đài RFA. Nếu cắt bỏ luận điệu ấy, nghĩa là mất nồi cơm và đồng nghĩa với việc chấm dứt sự sống của những con người từng đeo bám RFA để xuyên tạc Việt Nam suốt hơn 25 năm nay.