Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
87417

Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế

Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế

Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế
Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế

Bảo đảm quyền được chăm sóc sức khỏe là một trong những ưu tiên hàng đầu của Chính phủ Việt Nam trong chiến lược phát triển, trong đó chú trọng các đối tượng dễ bị tổn thương như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người cao tuổi, người dân tộc thiểu số, người nghèo, người ở vùng sâu vùng xa. Điều 38, Hiến pháp năm 2013 quy định “Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế”.

Việt Nam đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vấn đề bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân như: Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân; Luật Khám bệnh, chữa bệnh; Luật Hiến, lấy ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác; Luật An toàn thực phẩm; Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm; Luật Phòng, chống nhiễm virut gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS); Luật Bảo hiểm y tế; Luật Dược; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, Pháp lệnh dân số… Việt Nam đang xem xét, sửa đổi Luật Dược; Luật Bảo hiểm y tế; Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia; Luật về máu và tế bào gốc… theo hướng đổi mới, bảo đảm công bằng và tính tiếp cận cao, hướng tới bao phủ chăm sóc sức khỏe cho toàn dân.

Chính phủ cũng đã thông qua và triển khai Chiến lược bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn đến 2020. Nhờ đó, tính đến năm 2014, cả nước có 1.264 bệnh viện với tổng số 235.214 giường bệnh, đạt tỷ lệ 25,04 giường/10.000 dân. Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ này thuộc loại cao nhất khu vực Đông Nam Á.

Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDGs) liên quan đến sức khỏe. Cụ thể, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em dưới 5 tuổi năm 2014 là 15%, giảm 60% so với năm 1990, vượt mục tiêu đề ra là giảm 50%. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi/1000 trẻ đẻ sống giảm từ 44,4 (năm 1990) xuống còn 14,9 (năm 2014) và có khả năng tiếp tục giảm thêm. Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi/1000 trẻ giảm từ 58 (năm 1990) xuống còn 22,4 (năm 2014). Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm phòng bệnh Sởi đã tăng từ 55% (năm 1990) lên 98,2% đến năm 2014, đạt chỉ tiêu đề ra. Tỷ số tử vong mẹ đã giảm đáng kể, từ 233/100.000 ca (năm 1990) xuống còn 61,9/100.000 ca vào năm 2013. Tỷ lệ các ca sinh được hỗ trợ của cán bộ y tế luôn duy trì tỷ lệ cao trên 97% từ 2010 đến nay. Công tác phòng chống sốt rét đạt được kết quả khả quan. Trong giai đoạn 2010-2014, tỷ lệ mắc sốt rét giảm từ 63 xuống còn 27/100.000 dân; tỷ lệ tử vong giảm từ 0,02 xuống còn 0,01/100.000 dân. Việt Nam đã thanh toán hoàn toàn bệnh bại liệt và bệnh uốn ván sơ sinh. Chương trình phòng chống Lao bao phủ 100% các địa phương, tỷ lệ mắc bệnh lao giảm còn 187/100.000 dân (năm 2015); 92% các ca bệnh lao phát hiện hàng năm được chữa khỏi.

Nhân lực y tế tiếp tục được phát triển cả về số lượng, chất lượng và cơ cấu. 100% số xã và 96,6% số thôn bản có nhân viên y tế; trong đó 76% số xã có bác sỹ; 93,4% số xã có y sỹ sản nhi hoặc hộ sinh. Việt Nam tiếp tục chính sách hỗ trợ đào tạo nhân lực y tế cho các vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc thiểu số; đồng thời khuyến khích đào tạo và phát triển nhân lực ở các chuyên ngành đặc thù như lao, phong, tâm thần, pháp y, giải phẫu bệnh; triển khai các đề án hỗ trợ tạm thời hoặc lâu dài cho các vùng khó khăn như Đề án luân phiên có thời hạn đối với người hành nghề tại các cơ sở khám chữa bệnh, Đề án thí điểm đưa bác sỹ trẻ về công tác tại 62 huyện nghèo trong cả nước, Đề án bác sỹ gia đình, Đề án phát triển y tế biển đảo, Đề án y tế nông thôn nhằm bảo đảm đủ nhân lực cho công tác chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên phạm vi toàn quốc.

Chi cho y tế từ ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2008-2013 tăng bình quân 34,2%/năm, cao hơn tổng chi thường xuyên của ngân sách nhà nước là 20%. Chi cho hoạt động y tế dự phòng chiếm khoảng 31,32% tổng chi ngân sách nhà nước cho ngành y tế. Nhà nước cấp 1.700 tỷ đồng cho các chương trình mục tiêu y tế quốc gia. Bộ Y tế cũng đang quản lý 52 dự án ODA với tổng giá trị khoảng 1,5 tỷ đô la Mỹ. Việt Nam chủ trương triển khai Bảo hiểm y tế toàn dân nhằm tạo thuận lợi hơn cho người dân tiếp cận các dịch vụ chăm sóc y tế. Đến tháng 12/2013, Bảo hiểm y tế đã bao phủ khoảng 69% dân số.

Ngành y tế đã bảo đảm đủ thuốc, từng bước chủ động nguồn thuốc và vắc- xin. Việt Nam hiện đã sản xuất được 10 loại vắc-xin, đáp ứng trên 80% nhu cầu sử dụng vắc-xin trong nước. Nhà nước cũng đã đầu tư nâng cấp nhiều cơ sở y tế các tuyến, bảo đảm đủ cơ sở vật chất cho công tác khám chữa bệnh và y tế dự phòng, cũng như hệ thống xử lý chất thải rắn và lỏng đạt tiêu chuẩn.

Việt Nam cũng thúc đẩy các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực y tế để tranh thủ tối đa nguồn lực cho việc bảo đảm tốt hơn quyền được chăm sóc sức khỏe của người dân. Cụ thể là, Việt Nam đã là thành viên của Diễn đàn đối tác Y tế thế giới (IHP+) và tích cực tham gia các diễn đàn y tế khu vực và quốc tế khác. Trong nhiều năm liền, Việt Nam định kỳ tổ chức diễn đàn Nhóm đối tác Y tế trong nước với các đối tác phát triển nhằm điều phối và tăng cường hiệu quả các nguồn viện trợ; thành lập nhóm nòng cốt trong công tác ngoại giao y tế toàn cầu nhằm chủ động tham gia một cách có hiệu quả trong các diễn đàn y tế thế giới như Đại Hội đồng Y tế thế giới (WHA), Hội nghị Bộ trưởng Y tế ASEAN, Cơ chế phối hợp khu vực (RCM), Hội nghị cấp cao Y tế toàn cầu… Hiện nay, 43 chương trình/dự án ODA và 106 dự án viện trợ phi chính phủ nước ngoài trong lĩnh vực y tế được triển khai có hiệu quả tại Việt Nam, trong đó dành ưu tiên cho các vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

Nhân quyền Việt Nam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *