Lợi dụng việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), dưới cái mác “góp ý, phản biện”, những kẻ cơ hội, chống đối lại ra sức xuyên tạc, chống phá chính sách đất đai cỉa Nhà nước. Chúng khai thác những vấn đề phức tạp trong quản lý đất đai như việc thu hồi đất, áp giá đền bù, thực trạng tham ô, tham nhũng liên quan đến đất đai tăng cao trong thời gian qua đòi hỏi xóa bỏ một vấn đề mang tính nguyên tắc: loại bỏ chế độ sở hữu toàn dân về đất đai do Nhà nước đại diện chủ sở hữu ở và yêu cầu sở hữu tư nhân về đất đai. Chẳng hạn như bài “Đã ý Đảng thì đừng hỏi lòng dân” của bút danh Lâm Công Tử cho rằng sở hữu toàn dân là không minh bạch, mù mờ, không xác định được ai là chủ sở hữu trong các quan hệ đất đai, nhất là khi xảy ra tranh chấp.
Tuy nhiên, những kẻ tung ra luận điệu này đã cố tình lờ đi quy định của pháp luật về quyền sở hữu đất đai. Điều 53 Hiến pháp năm 2013 quy định: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Sở hữu toàn dân về đất đai được đề cập cụ thể trong Luật Đất đai năm 2013 như sau: Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật này. Thực tế, người dân đã được hưởng khá nhiều quyền và lợi ích trong lĩnh vực đất đai như sử dụng (theo quy hoạch của Nhà nước), chuyển đổi, chuyển nhượng, thế chấp vay vốn, thừa kế, góp vốn…Về cơ bản, người dân đã có gần hết quyền của chủ sở hữu cho phép họ đầu tư, sử dụng đất hiệu quả theo năng lực của họ.
Đám dân chủ hay trí thức giả cầy kiểu như Lâm Công Tử cứ giả vờ để bày trò khóc than thô thiển rằng “khắp nơi người dân bị mất đất, lầm than; chính sách đất đai là sai lầm”. Nhưng sự thực có phải như vậy không? Bỏ qua những câu chuyện tham ô, tiêu cực thì việc người dân bị thu hồi đất được quy định rất rõ ràng trong các điều luật và có được bồi thường xứng đáng với mức giá nhà nước áp dụng (giá thị trường là một câu chuyện dài khác, ta sẽ tranh luận ở bài sau). Không ít người dân ở khắp nơi đã được hưởng lợi từ việc mở mang xây dựng cơ sở hạ tầng khiến giá đất tăng.
Một thực tế khác, về bản chất sở hữu toàn dân về đất đai không phải là nguồn gốc của thực tế phức tạp hiện nay về đất đai. Vấn đề gây bức xúc nhất hiện nay ở nước ta là ở chất lượng, thái độ thực thi Luật Đất đai của một số các cơ quan và một bộ phận công chức nhà nước chưa tốt, tồn tại quá nhiều trường hợp lạm dụng quyền lực công phục vụ cho mục tiêu riêng của cá nhân, của gia đình, của nhóm lợi ích cũng như cơ chế phân chia lợi ích từ đất chưa công bằng giữa các nhóm lợi ích khác nhau, giữa người sử dụng đất và Nhà nước. Vụ việc Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng những năm trước là một tiêu biểu cho việc cơ quan nhà nước đã thu hồi đất không đúng bằng cách diễn giải sai những điều quy định trong Luật Đất đai.
Đúng là có thực trạng “xấu” khi một số kẻ lợi dụng chính sách đất đai để làm giàu bất chính. mức chênh lệch quá lớn giữa giá đất đô thị trong các dự án chuyển đổi đất nông nghiệp thành đất đô thị và giá đền bù cho người nông dân. Tình trạng quy hoạch bị điều chỉnh tùy tiện, quy hoạch treo, tình trạng đất thu hồi bị bỏ hoang còn người mất đất lâm vào tình trạng thất nghiệp, khó khăn… Nhưng không thể tránh né bằng cách chuyển toàn bộ quyền quản lý đó cho khu vực tư nhân thông qua tư hữu hóa. Ngược lại, chỉ có thể giải quyết tốt các vấn đề này bằng việc đẩy mạnh cải cách trong các cơ quan nhà nước, minh bạch hóa, công khai hóa cơ chế quản lý, sử dụng đất đai; siết chặt kỷ luật và trách nhiệm giải trình của công chức và chuyển giao cho người dân những quyền mà người sử dụng đất thực thi có lợi hơn cơ quan nhà nước. Một số những việc cần phải làm là hạn chế quyền thu hồi đất một cách tùy tiện của cơ quan nhà nước phục vụ cho nhóm lợi ích nào đó. Giá đất thu hồi đất phải tính đến sự phân chia địa tô chênh lệch giữa xã hội (mà Nhà nước là đại diện), người có đất bị thu hồi và người nhận đất sử dụng cho mục đích mới. Nhà nước cũng phải nâng cao năng lực sử dụng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất với tư cách công cụ quan lý vì lợi ích quốc gia.
Trở lại với những luận điệu sai trái trong bài viết đã nêu. Không có chuyện kẻ này viện dẫn ra rằng các tập đoàn lớn như Vinhomes hay Novaland được sở hữu tư nhân quỹ đất lớn đến cả triệu mét vuông. Kẻ tung ra luận điệu này đã lợi dụng câu chữ để lồng ghép ý đồ cá nhân cơ hội chính trị ở đây. Bởi hãy nhìn vào bản chất “đất đai là sở hữu toàn dân” thì rõ nhất, không bao giờ có chuyện như Lâm Công Tử viện cớ cho ra vẻ cung cấp minh chứng để lèo lái người đọc tin vào những luận điệu rẻ tiền của mình.
Nếu cố tình bịa đặt, đánh lừa dư luận kiểu như Lâm Công Tử thì hãy nhớ rằng, phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chính là một cái tát vào những mưu đồ của bọn chuyên chống phá, lợi dụng các vấn đề nảy sinh từ luật đất đai để bôi xấu chế độ, đó là: “Góp ý Luật Đất đai trái chủ trương của Đảng, Hiến pháp thì không tiếp thu”. Chúng ta tiếp thu những ý kiến xây dựng để phát triển chứ những “tà ý” như thông tin trong bài viết của những kẻ đục nước béo cò để bôi nhọ chống phá thì kiên quyết chống đến cùng!