Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
15450

Cuộc khủng hoảng tại Ukraine Kỳ 3: Gập ghềnh con đường ngoại giao

Phát biểu tại cuộc họp bất thường Hội đồng An ninh Nga đêm 21-2, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố đã ký sắc lệnh công nhận độc lập của hai nước Cộng hòa tự xưng Donetsk và Luhansk ở miền Đông Ukraine. Lãnh đạo các quốc gia thành viên NATO và Liên minh châu Âu (EU) đồng loạt chỉ trích quyết định này và liên tiếp có những cuộc họp an ninh khẩn. Căng thẳng ở Donbas trước đó đã gia tăng khi lực lượng ly khai và quân đội Ukraine nổ súng vào nhau, vượt qua ranh giới kiểm soát, làm dấy lên những lo ngại về nguy cơ của một cuộc chiến tranh toàn diện.

Kiev và các đồng minh phương Tây cáo buộc Nga âm mưu các hoạt động “cờ giả” để giả mạo các cuộc tấn công của Ukraine nhằm làm cái cớ cho một cuộc tấn công toàn diện nhằm vào nước láng giền

Phản ứng trước động thái mới nhất của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng an ninh và quốc phòng Ukraine, đồng thời tiến hành điện đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh  Boris  Johnson và lên kế hoạch cho cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan cũng như người đứng đầu Hội đồng châu Âu Charles Michel. Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba thì cho hay Kiev đã chính thức đề nghị Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc tổ chức các cuộc tham vấn ngay lập tức về hành động khẩn cấp để giảm căng thẳng. Sau cuộc điện đàm với người đứng đầu Cơ quan đối ngoại của EU, ông Dmitry Kuleba vẫn nhấn mạnh rằng, đàm phán là lựa chọn phù hợp nhất để giải quyết xung đột ở Donbas. Tuy nhiên, Ukraine cần có sự hỗ trợ của các nước để tính toán những bước tiếp theo sau quyết định của Nga công nhận hai nước Cộng hoà Donetsk và Lugansk. Nhiều khả năng, một hội nghị thượng đỉnh với sự tham gia của 5 quốc gia giữ vai trò ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc cùng với Ukraine, Đức và Thổ Nhĩ Kỳ sẽ diễn ra trong tuần này.

Tại Pháp, cuộc họp Hội đồng Quốc phòng bất thường do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập tối ngày 21/02 đã kéo dài trong hơn 2 tiếng đồng hồ, với sự góp mặt của Thủ tướng Pháp Jean Castex, Bộ trưởng Quân đội Pháp Florence Parly và Bộ trưởng Kinh tế Bruno Le Maire. Ngay sau khi kết thúc cuộc họp Hội đồng Quốc phòng, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã có cuộc họp trực tuyến với Thủ tướng Đức Olaf Scholz để cùng ra phản ứng và quyết định hành động bởi hai quốc gia này đã bảo trợ cho Thỏa thuận Minsk ký năm 2015 giữa Nga và Ukraine…

Nói chung, các nỗ lực ngoại giao đang được tiến hành không mệt mỏi kèm theo những lời chỉ trích từ lãnh đạo EU, NATO về quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin. Các nước như Đức, Anh, Gruzia, Romania, Áo, Moldova cùng phản đối quyết định của Moscow. Thậm chí, Thủ tướng Anh Boris Johnson còn đánh giá quyết định của Nga đã “xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine”. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres thì bày tỏ quan ngại đồng thời kêu gọi giải quyết hòa bình cuộc xung đột ở miền Đông Ukraine phù hợp với các thỏa thuận Minsk được Nghị quyết 2202 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ủng hộ. Trong diễn biến khác, một quan chức chính quyền Mỹ nhận định với báo giới rằng Hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ không diễn ra. Trước đó, thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết Tổng thống Biden đã nhất trí “về nguyên tắc” cuộc gặp với Tổng thống Vladimir Putin vào một thời điểm nào đó sau khi Ngoại trưởng Mỹ gặp Ngoại trưởng Nga ngày 24-2, miễn là Nga không tấn công Ukraine. Riêng tiến trình thảo luận trong khuôn khổ Nhóm liên lạc ba bên gồm Ukraine, Nga và Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) vẫn chưa có thông tin mới.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *