Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
43534

Con đường từ “nhà dân chủ Việt Nam” thành lao động chân tay ở “thiên đường”

Những tên tuổi như Bạch Hồng Quyền, Lê Văn Sơn là những kẻ may mắn ra đi trót lọt tới “thiên đường dân chủ” mơ ước của họ đang hàng ngày chia sẻ cuộc sống lam lũ, tất bật trên Facebook khiến dân mạng không khỏi bình phẩm. Không còn hình ảnh hào nhoáng, bóng bẩy như khi còn trong nước khi trong vai “nhà hoạt động xã hội dân sự”, “nhà đấu tranh dân chủ”,…được các chính khách Mỹ, Âu săn đón, được các quỹ dân chủ đua nhau tài trợ, được cộng đồng 3 sọc rút hầu bao nuôi nấng như xưa.

Giờ đây, họ đang ngày ngày chia sẻ hình ảnh vật lộn với “mấy job” để trang trải cuộc sống, tìm cơ hội sinh tồn nơi “thiện đường trong mơ” khi còn trong nước của họ.


Bình luận về chặng đường chuyển đổi này của họ, một blogger cho rằng:

“Tị nạn chính trị, được “trục xuất” sang nước ngoài, nhất là Mỹ và các nước Châu Âu vốn là động lực, miếng mồi chính mà các nhà dân chủ ở Việt Nam hướng đến, cố sống cố chết hoạt động chống đối Đảng, Nhà nước. Từ trước đến nay, nhiều anh chị chống đối đã đạt được ước mơ sang xứ “thiên đường” sinh sống theo con đường tị nạn chính trị nhưng có một sự lạ lùng là hiếm có anh chị nào khi sang nước ngoài rồi lại có bài viết theo kiểu ca ngợi về cuộc sống bên Mỹ, Đức sung sướng như thế nào, chính quyền đối đãi ra sao, môi trường bên đó tốt như thế nào,… hay chí ít là tự do, dân chủ bên đó hơn Việt Nam nhiều như thế nào. Tất cả đều theo kịch bản giống nhau, lúc đầu được cộng đồng chống cộng tôn vinh như ngôi sao, rồi sau đó chìm nghỉm như giọt nước ở đại dương. Vậy tại sao các anh chị đó lại im lặng một cách đáng sợ như vậy hay họ bận tận hưởng cuộc sống bên đó quá mà quên mất đồng bào trong nước như vậy?
Thực tế, các anh chị “dân chủ” khi được sang tị nạn nước ngoài nhanh chóng rơi vào cảnh thất vọng, vỡ mộng. Nỗi thất vọng lớn nhất mà các “nhà hoạt động” sau khi họ đặt chân đến “thiên đường” nhanh chóng nhận thấy là cái thời “hoàng kim” của họ đã vĩnh viễn trôi qua và cái giá cho một chuyến đi Tây không có vé khứ hồi thực sự quá đắt. Trước đó, cái thời “hoàng kim” của họ chủ yếu được các cá nhân và tổ chức có tư tưởng chống lại Đảng và Chính phủ Việt Nam xây dựng lên. Chỉ đến khi sang nước ngoài, các “nhà hoạt động” đều ngỡ ngàng nhận ra, họ không được hưởng đặc quyền mà có nghĩa vụ, quyền lợi về chế độ an sinh xã hội như mọi thành viên trong xã hội. Điều đó có nghĩa là phải đi làm để tự nuôi mình, nếu làm không đủ ăn thì xin trợ cấp xã hội. Sang một nước lạ, tiếng không biết, nghề nghiệp không, chưa kể không gia đình, người thân, chỉ có mỗi lao động chân tay, nếu không hùng hục làm việc chỉ có chết đói mà thôi. Ở Việt Nam đói thì nuôi con gà, trồng lúa, trồng khoai rồi lên mạng múa mép chửi bới chính quyền để kiếm tiền tài trợ từ bên ngoài thì sống ổn, chứ ở Mỹ chửi bới thì ai xem, ai cho tiền. Bùi Kim Thành lúc ở Việt Nam thì mạnh miệng như vậy, sang Mỹ thì cũng chỉ đi bới rác mà thôi, hay Paulus Lê Văn Sơn khi sang nước ngoài phải đi rửa bát đĩa thuê sống qua ngày”
 Nhưng dù sao đây cũng là những thanh niên còn có sức khỏe nên vẫn còn có khả năng lao động chân tay để kiếm sống, sinh tồn. Một số kẻ khác đã lớn tuổi, không dễ bán sức lao động thì đa phần chọn cách thức tiêu cực để sinh tồn. Vậy nên, số này đều cố che giấu cuộc sống bẽ bàng, nghiệt ngã nơi xứ người, ngày ngày khoác lác trên facebook, livestreams trên Youtube mong kiếm tiền từ quảng cáo từ Google, Facebook bằng kích động chống phá trong nước hoặc duy trì viết thuê cho hàng loạt các trang phản động như Dân Làm báo, Việt tân để kiếm mấy trăm đô như Nguyễn Ngọc Như Quỳnh, Trương Quốc Huy hoặc viết dự án, huấn luyện cách chống phá cho mấy con buôn chính trị lừa đảo Nguyễn Đình Thắng như Trương Minh Tam, hoặc sống bằng nghề xuyên tạc và vu khống, bịa đặt về Việt Nam như Nguyễn Văn Đài…
Phàm là những kẻ quen ngồi mát ăn bát vàng, cái giá phải trả khi đến xứ thiên đường trong mơ của họ là sự thật. Chắc chắn giờ đây họ đều thấm thía cái “giá trị” của mình khi ở Việt Nam và “giá trị thực” khi đến xứ người!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *