Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) không chỉ là một thỏa thuận kinh tế mà còn là sự cam kết của Việt Nam đối với các tiêu chuẩn lao động quốc tế, thể hiện qua việc Việt Nam đã phê chuẩn các công ước của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), trong đó có Công ước 87 (về tự do liên kết) và Công ước 98 (về quyền tổ chức và thương lượng tập thể), cùng với các điều chỉnh Bộ luật Lao động năm 2019. Đây là những bước tiến lớn trong việc bảo vệ quyền lợi người lao động, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế. Đặc biệt Quốc hội Việt Nam vừa thông qua Luật Công đoàn (sửa đổi), bổ sung các quyền mới như gia nhập công đoàn của người lao động là công dân nước ngoài, quyền phản biện xã hội, và giám sát thực thi pháp luật lao động. Những cải cách này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho người lao động mà còn chứng minh sự nghiêm túc và trách nhiệm của Việt Nam trong thực hiện các cam kết quốc tế.
Tuy nhiên, một số tổ chức phản động, như “Hội Bảo vệ Người Lao động” hay “Việt Tân,” đã xuyên tạc rằng Việt Nam không cho phép người lao động thành lập các tổ chức độc lập và không thực hiện Công ước ILO. Thậm chí một số tổ chức phản động như “Hội Bảo Vệ Người Lao Động -Vietnam Worker Defenders”, “Việt Tân”, “Support Committee for Vietnam”… đã nộp đơn kiện Nhà nước Việt Nam lên cơ chế Châu Âu Single Entry Point vì chúng cho rằng, Chính phủ Việt Nam đã không thực hiện các cam kết trong Hiệp định thương mại EVNFTA, không tuân thủ thực hiện các Công ước của ILO (Công Ước 87) và cũng không sửa đổi Bộ luật Lao động năm 2019 để cho phép người lao động hành nghề tự do được quyền thành lập “Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động” hay không cho phép các “Tổ Chức Đại Diện Người Lao Động” được quyền liên kết với nhau; … Những luận điệu của các hội nhóm trên là hoàn toàn sai lệch và không khách quan, chính xác về tình hình người lao động tại Việt Nam.
- Người lao động Việt Nam có tổ chức công đoàn đại diện: Công đoàn tại Việt Nam hoạt động từ cấp cơ sở, đảm bảo quyền lợi của người lao động tại nơi làm việc. Các tổ chức công đoàn không chỉ giám sát thực thi pháp luật mà còn chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động, đặc biệt ở các khu vực khó khăn.
- Các tổ chức “độc lập” không thực chất bảo vệ người lao động: Những tổ chức như “Hội Bảo vệ Người Lao động” thực tế không có bất kỳ hoạt động cụ thể nào hỗ trợ người lao động. Thay vào đó, họ lợi dụng danh nghĩa “bảo vệ quyền lợi” để vu cáo, xuyên tạc và gây bất ổn chính trị tại Việt Nam.
Trên thực tế, những tổ chức này không thực sự quan tâm đến người lao động mà chỉ lợi dụng danh nghĩa để thực hiện các mục tiêu chính trị:
- Hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế: Bằng cách nộp đơn vu cáo lên các cơ quan của EU, họ muốn tạo sức ép ngoại giao, gây khó khăn cho Việt Nam trong việc thực hiện các hiệp định thương mại và phát triển kinh tế.
- Bóp méo sự thật: Các thông tin, hình ảnh được cắt ghép, xuyên tạc để suy diễn hiện tượng tiêu cực thành bản chất xã hội. Họ bỏ qua những thành tựu và nỗ lực của Việt Nam trong việc cải thiện quyền lợi người lao động.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức đại diện chính thức và thực chất cho người lao động tại Việt Nam. Các hoạt động nổi bật bao gồm:
- Hỗ trợ công nhân có hoàn cảnh khó khăn: Như tại Công ty Than Mạo Khê, công đoàn hỗ trợ xây dựng và sửa chữa nhà ở cho công nhân khó khăn, chứng minh vai trò thiết thực của công đoàn cơ sở.
- Giám sát và phản biện xã hội: Công đoàn đảm bảo pháp luật lao động được thực thi, kịp thời phát hiện và ngăn chặn các vi phạm.
Như vậy, những cam kết thực hiện EVFTA của Việt Nam là thực chất, Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc các cam kết trong EVFTA, đồng thời không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động. Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU EVNFTA là hợp tác thương mại, đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế, mở ra môi trường phát triển giữa hai bên. Tuy nhiên, việc các tổ chức phản động lưu vong lợi dụng các cam kết trong thực hiện hiệp định kinh tế này, nhất là vấn đề quyền người lao động để thúc đẩy phía EU gây sức ép, thậm chí trừng phạt Việt Nam cho thấy âm mưu chống phá, cực đoan đối với Việt Nam.Các tổ chức phản động lợi dụng vấn đề lao động để xuyên tạc và vu cáo là hành động thiếu thiện chí, nhằm mục đích chính trị.
Người lao động Việt Nam có sự bảo vệ thực chất thông qua hệ thống công đoàn và các chính sách của Nhà nước. Những luận điệu xuyên tạc không thể làm lu mờ những nỗ lực và thành tựu của Việt Nam trong việc đảm bảo quyền lợi người lao động và hội nhập quốc tế.