Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
105099

Bảo vệ quyền riêng tư trên mạng xã hội

Mạng xã hội là nơi chứa đựng một kho thông tin cá nhân, tiết lộ mọi thứ từ quan điểm chính trị đến khuynh hướng tình dục. Người dùng trong thực tế đã ngầm ủy thác cho các mạng xã hội lưu giữ dữ liệu cá nhân của mình. Các Chính phủ cũng thường đưa ra yêu cầu với các mạng xã hội về việc cung cấp thông tin cá nhân người dùng lấy danh nghĩa để điều tra tội phạm và để bảo vệ an ninh quốc gia.

Tất cả các công ty cung cấp dịch vụ mạng đều có chính sách về bảo mật thông tin của người dùng, nhưng các chính sách này thường đơn giản, thiếu toàn diện và không phải lúc nào cũng được tuân thủ đầy đủ. 

Các công ty cung cấp dịch vụ mạng đều không tiết lộ nhiều thông tin về cách thức họ lưu giữ dữ liệu của người dùng. Weibo không cung cấp bất kỳ thông tin nào về vấn đề này. Facebook thì chỉ giải thích sơ sài là công ty lưu trữ dữ liệu “cần thiết để cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho bạn và những người khác”, “cho đến khi tài khoản của bạn bị xóa”. Twitter thì nói rằng “dữ liệu nhật ký”- tức là siêu dữ liệu – bị xóa hoặc ẩn danh sau 18 tháng. Trừ khi bị hạn chế về mặt pháp lý, Facebook và Twitter sẽ thông báo cho người dùng nếu một cơ quan chính quyền yêu cầu thông tin tài khoản người dùng. Trong khi đó, Weibo chỉ giải thích rằng luật pháp có thể yêu cầu tiết lộ thông tin cá nhân trong một số trường hợp: (1) tuân thủ các thông báo pháp lý hoặc thủ tục pháp lý hiện hành; (2) bảo vệ các quyền hoặc tài sản của người sử dụng; (3) Trong trường hợp khẩn cấp, để bảo vệ an toàn cá nhân hoặc công cộng.

Twitter là công ty duy nhất không có chính sách yêu cầu người dùng phải khai báo tên thật mà chỉ cần một địa chỉ email khi đăng ký. Facebook, Weibo đều yêu cầu tên thật vì nhiều lý do khác nhau. Facebook tuyên bố rằng chính sách về tên thật “dẫn đến trách nhiệm giải trình lớn hơn và môi trường an toàn, đáng tin cậy hơn”, còn trong trường hợp của Weibo, luật pháp Trung Quốc buộc họ phải xác minh danh tính người dùng.  

Việc yêu cầu người dùng mạng xã hội phải nêu tên thật được xem là không phù hợp với tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế. Về vấn đề này, Báo cáo viên đặc biệt của Liên Hợp Quốc về Tự do ngôn luận và Cao ủy Nhân quyền Liên Hợp Quốc đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc ẩn danh trong việc thực hiện và bảo vệ quyền con người trong thời đại Internet.  

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *