Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
16234

AUKUS và dấu hiệu của một trật tự toàn cầu mới Kỳ 2: Trật tự thế giới mới

Được gọi là một “thỏa thuận hạt nhân” nhưng đối tác an ninh ba bên Australia-Anh-Mỹ (AUKUS) lại không là gì cả bởi các tàu ngầm không phải là những chiếc Tridents mang vũ khí hạt nhân mà là những chiếc tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, mang lại tầm hoạt động xa hơn. Thực chất, AUKUS là sự ràng buộc của Mỹ vào an ninh châu Á-Thái Bình Dương trong dài hạn và sự dính líu của Mỹ vào an ninh châu Âu trong một thế giới mà NATO có thể ít liên quan hơn.

Trật tự tự do mạnh mẽ

Trên thực tế, thoả thuận mới giữa Australia với Mỹ-Anh không chỉ làm Pháp nổi giận mà còn khiến Trung Quốc khó chịu. Thế nhưng đến nay, Bắc Kinh vẫn khá im lặng. Trước đó, Trung Quốc từng cáo buộc phương Tây có “tâm lý chiến tranh lạnh” và cảnh báo nước ngoài không nên can thiệp vào khu vực và rằng Bắc Kinh sẽ “theo dõi chặt chẽ tình hình”. Vậy AUKUS có ý nghĩa như thế nào với 3 bên trong liên minh và cả khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương? Một số nhà quan sát gọi nó là một “thỏa thuận hạt nhân” nhưng lại không là gì cả bởi các tàu ngầm không phải là những chiếc Tridents mang vũ khí hạt nhân được thấy trong bộ phim truyền hình Vigil của BBC, mà là những chiếc tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân, mang lại tầm hoạt động xa hơn. Đối với phương Tây, AUKUS là sự ràng buộc của Mỹ vào an ninh châu Á-Thái Bình Dương trong dài hạn và sự dính líu của Mỹ vào an ninh châu Âu trong một thế giới mà NATO có thể ít liên quan hơn.

Australia quyết định hợp tác mua tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Anh và Mỹ

Tờ Guardian bình luận: “Tuần này, Pháp có mọi lý do để tức giận về việc mất hợp đồng tàu ngầm và liên minh với Australia. Trong thập kỷ tới, Anh và Pháp đều sẽ là trụ cột của trật tự an ninh châu Âu (cùng với một lực lượng mới ra đời của EU). Liên kết với AUKUS mang lại sự ổn định quan trọng nhất – sự hiện diện của Mỹ là đồng minh vững chắc với một cường quốc lớn ở châu Âu là Anh (mặc dù không thuộc EU). Và những lời hùng biện của Trung Quốc về chiến tranh lạnh đã bỏ sót một điểm quan trọng: các cấu trúc của thời đại. AUKUS gợi ý rằng trật tự tự do có thể tự tái tạo thông qua các thỏa thuận nhỏ, trong đó các nhóm quyền lực khác nhau cùng hành động trong các vấn đề khác nhau. “QUAD” của Nhật Bản, Australia, Ấn Độ và Mỹ là ví dụ nổi tiếng nhất về điều này nhưng AUKUS có thể là một dấu hiệu của nhiều hơn nữa. Những thỏa thuận đó có thể khiến từng thành viên của trật tự tức giận trong thời gian ngắn (Anh tức giận Mỹ về Afghanistan, Pháp giận Australia vì AUKUS), nhưng chúng thực sự cho thấy trật tự tự do mạnh mẽ hơn những ồn ào bề ngoài. Đó không phải là một cuộc chiến tranh lạnh, mà là một loạt các chuyển thể thay đổi liên tục”.

Hành động của Trung Quốc?

Một số nhà phân tích khác thì cho rằng, Trung Quốc sẽ ít quan tâm hơn đến các chi tiết cụ thể của AUKUS, vì đã có rất nhiều khí tài quân sự phương Tây trong khu vực. Song thách thức thực sự đối với Trung Quốc là, tại sao rất ít quốc gia láng giềng của họ phàn nàn về hiệp ước mới này? Singapore – quốc gia đã trải qua nhiều thập kỷ cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc trong khu vực, bày tỏ hy vọng rằng AUKUS sẽ “bổ sung cho kiến ​​trúc khu vực”. Thất bại của Trung Quốc trong hai thập kỷ qua không phải là thất bại trong việc loại Mỹ khỏi khu vực, mà là việc nước này tiếp tục không thể thuyết phục các nước trong khu vực rằng sự ra đi của Mỹ là một ý tưởng hay. Thêm vào đó, gót chân của AUKUS có thể không nằm trong lĩnh vực an ninh, mà ở một lĩnh vực khác là thương mại. Trung Quốc là đối tác lớn nhất của tất cả các nước láng giềng và chỉ nằm ngoài một khối thương mại lớn trong khu vực là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTTP).

Một báo cáo từ Nhóm chính sách đối ngoại của Anh hồi trung tuần tháng 9 cho thấy, động thái gia nhập CPTPP sẽ là một phần trong chiến lược của Trung Quốc nhằm cải thiện vấn đề khu vực xung quanh. Một ngày sau khi AUKUS được công bố, Bắc Kinh cũng tuyên bố chính thức tham gia quan hệ đối tác. Đây là một bước đi thông minh nhưng cũng là một rủi ro. CPTPP đòi hỏi một loạt các tiêu chuẩn về thương mại và quan trọng là lao động. Những tiêu chuẩn này chắc chắn yếu hơn các quy tắc của EU nhưng vẫn chính xác hơn so với các quy tắc của chính Trung Quốc. Bắc Kinh có sức mạnh và có thể đàm phán các điều khoản của riêng mình một cách tự do hơn so với các thành viên nhỏ hơn. Nếu Anh có thể tìm ra cách đóng góp vào một quá trình đưa Trung Quốc vào các tiêu chuẩn cao hơn về thương mại và quyền lao động, đồng thời với việc giữ cho AUKUS tồn tại, thì đó sẽ là một đóng góp thực sự cho ý tưởng “Nước Anh toàn cầu”. Còn Mỹ, chính cựu Tổng thống Donald Trump đã đưa Washington ra khỏi TPP, tiền thân của CPTTP. Nhưng nỗ lực xâm nhập của Trung Quốc có thể chỉ cám dỗ người Mỹ quay trở lại; điều đó có nghĩa là điều trớ trêu nhất của AUKUS có thể là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trở nên chia rẽ hơn về vấn đề an ninh, đồng thời gắn bó chặt chẽ hơn với nhau thông qua thương mại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *