Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
22991

Việt Nam và Hội đồng Nhân quyền LHQ: Uy tín quốc tế vượt qua mọi xuyên tạc

 

Việc Việt Nam 2 lần trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc (nhiệm kỳ 2014-2016 và 2023-2025) và tiếp tục tái ứng cử Hội đồng này nhiệm kỳ 2026-2028 là sự khẳng định của cộng đồng quốc tế về vị thế và uy tín của Việt Nam trong lĩnh vực quyền con người. Tuy nhiên, một số kẻ đang tỏ ra “bức bối”, “hằn học” trước thông tin này.

Chẳng hạn như bài viết “Hồ sơ nhân quyền tồi tệ Việt Nam vẫn 2 lần đắc cử Hội đồng nhân quyền LHQ – Vì sao?” đăng trên RFA đưa ra các luận điệu xuyên tạc, chỉ trích việc Việt Nam hai lần trúng cử và tiếp tục ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc. Nội dung cáo buộc Việt Nam trúng cử không nhờ thành tích nhân quyền mà nhờ lợi dụng “kẽ hở” của cơ chế ứng cử và bầu cử, bao gồm việc vận động hành lang, điều đình với các quốc gia khác để giành phiếu bầu. Đồng thời bài viết chỉ trích thành tích nhân quyền của Việt Nam “tồi tệ”, với các cáo buộc đàn áp người bất đồng chính kiến, vi phạm quyền tự do báo chí, tự do tôn giáo, và đàn áp các nhóm dân tộc thiểu số, đưa là dẫn chứng các tổ chức phản đối như Civicus và USCIRF, cùng các cá nhân chống đối để củng cố luận điểm rằng Việt Nam không xứng đáng làm thành viên Hội đồng Nhân quyền. Tuy nhiên, các lập luận này đều vô lý theo kiểu nói lấy được mà thiếu hẳn tư duy, căn cứ xác đáng.

Thứ nhất, Việt Nam 2 lần trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc với quy trình bầu cử minh bạch, được tiến hành thông qua bỏ phiếu kín. Do đó, việc xuyên tạc rằng Việt Nam “tận dụng kẽ hở” là vô căn cứ. Kết quả trúng cử chứng minh sự tín nhiệm của các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đối với các nỗ lực và đóng góp của Việt Nam.

Thứ hai, bảo đảm nhân quyền tại Việt Nam mang tính toàn diện và thực chất. Với chính sách “lấy con người làm trung tâm” trong phát triển kinh tế – xã hội đã được thể hiện rõ qua thành tựu về xóa đói giảm nghèo, giáo dục, y tế và bảo vệ các nhóm yếu thế. Đây là những minh chứng cụ thể cho việc thúc đẩy quyền con người toàn diện. Các thành tựu kinh tế, xã hội sau gần 40 năm đổi mới không chỉ nâng cao mức sống mà còn bảo đảm quyền cơ bản của người dân như quyền được chăm sóc y tế, quyền giáo dục và quyền lao động.

Thứ ba, về cáo buộc “triệt tiêu nhân quyền” hoặc “đàn áp” người đấu tranh dân chủ hoàn toàn sai sự thật. Những cá nhân bị xử lý theo pháp luật đều là người vi phạm quy định pháp luật Việt Nam. Việc bảo vệ quyền con người không đồng nghĩa với việc dung túng cho hành vi vi phạm pháp luật dưới danh nghĩa “đấu tranh dân chủ”. Quan hệ ngoại giao là một phần của quá trình ứng cử, nhưng việc trúng cử phụ thuộc vào năng lực thực tế và cam kết quốc tế của ứng viên. Việt Nam đã chứng minh trách nhiệm của mình thông qua các hoạt động tích cực tại Hội đồng Nhân quyền, ví dụ như chủ trì các nghị quyết quốc tế quan trọng.

Thứ tư, nhiều tổ chức và cá nhân đưa ra cáo buộc vô căn cứ đều có lịch sử chống đối Nhà nước Việt Nam, như tổ chức Civicus, USCIRF hay nhóm Việt Tân. Những thông tin họ cung cấp thường mang tính phiến diện, không dựa trên thực tế khách quan mà nhằm mục đích chính trị. Các hoạt động vu cáo nhân quyền của những tổ chức này nhằm hạ thấp uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế, nhưng lại thiếu chứng cứ thuyết phục và không nhận được sự đồng tình của phần lớn cộng đồng quốc tế.

Thứ năm, Việt Nam luôn thể hiện khẳng định cam kết và trách nhiệm về quyền con người, bao gồm tham gia và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan. Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc cơ chế Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR), một cơ chế minh bạch và toàn diện về quyền con người của Liên Hợp Quốc. Điều này càng khẳng định tính trách nhiệm và sự cầu thị của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người.

Những luận điệu xuyên tạc về việc Việt Nam tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc chỉ là những chiêu trò quen thuộc nhằm bóp méo sự thật. Sự tín nhiệm của quốc tế, các thành tựu về nhân quyền trong nước và cam kết thực hiện nghĩa vụ quốc tế của Việt Nam là những câu trả lời rõ ràng, mạnh mẽ cho các ý đồ chống phá này.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *