Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
33648

Việt Nam sẵn sàng ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp quốc

Thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, chủ động hội nhập quốc tế, Việt Nam đã và đang tích cực tham gia vào tiến trình hợp tác quốc tế, khu vực, đa phương và song phương trên nhiều lĩnh vực, trong đó có việc thúc đẩy và bảo vệ quyền con người.

Về song phương, Việt Nam chủ trương thúc đẩy hợp tác và đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hỗ trợ nâng cao năng lực để thực hiện tốt hơn việc đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam và các nước liên quan.

Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về quyền con người, đặc biệt trong quá trình xây dựng Hiến chương và Cộng đồng ASEAN, Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN,  thành lập và hoạt động của các cơ chế ASEAN liên quan đến quyền con người[1], qua đó khẳng định các cam kết của ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung, tạo khuôn khổ cho việc tăng cường hợp tác trong ASEAN trong lĩnh vực này.

Việt Nam coi trọng vai trò và những đóng góp của HĐNQ trong việc thúc đẩy thực hiện các quyền con người trên thế giới thời gian qua. Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của HĐNQ, đặc biệt trong giai đoạn là thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016. Tại HĐNQ, Việt Nam đề cao và thúc đẩy tinh thần hợp tác, đối thoại, tăng cường hiểu biết để thu hẹp khác biệt, tìm kiếm giải pháp hữu hiệu, bền vững đối với các thách thức về quyền con người, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, cùng có lợi.

Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực cùng các nước đóng góp vào công việc chung của Hội đồng theo hướng nâng cao tính hiệu quả, minh bạch, khách quan, cân bằng, trên tinh thần đối thoại, hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Dựa trên kinh nghiệm đã có, cam kết và quyết tâm mạnh mẽ, Việt Nam tin tưởng vững chắc vào khả năng của mình đảm đương vai trò thành viên HĐNQ, với những đóng góp tích cực, xây dựng vào công việc chung của Hội đồng.

Về song phương, Việt Nam chủ trương thúc đẩy hợp tác và đối thoại nhằm chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, tăng cường hiểu biết lẫn nhau, hỗ trợ nâng cao năng lực để thực hiện tốt hơn việc đảm bảo các quyền con người ở Việt Nam và các nước liên quan.

Ở khu vực Đông Nam Á, Việt Nam đã có những đóng góp thiết thực nhằm tăng cường đoàn kết và hợp tác trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) về quyền con người, đặc biệt trong quá trình xây dựng Hiến chương và Cộng đồng ASEAN, Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN,  thành lập và hoạt động của các cơ chế ASEAN liên quan đến quyền con người[1], qua đó khẳng định các cam kết của ASEAN về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người trong khu vực phù hợp với các chuẩn mực quốc tế được thừa nhận chung, tạo khuôn khổ cho việc tăng cường hợp tác trong ASEAN trong lĩnh vực này.

Việt Nam coi trọng vai trò và những đóng góp của HĐNQ trong việc thúc đẩy thực hiện các quyền con người trên thế giới thời gian qua. Việt Nam luôn tham gia tích cực, có trách nhiệm vào các hoạt động của HĐNQ, đặc biệt trong giai đoạn là thành viên HĐNQ nhiệm kỳ 2014-2016. Tại HĐNQ, Việt Nam đề cao và thúc đẩy tinh thần hợp tác, đối thoại, tăng cường hiểu biết để thu hẹp khác biệt, tìm kiếm giải pháp hữu hiệu, bền vững đối với các thách thức về quyền con người, trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, cùng có lợi.

Việt Nam sẽ tiếp tục tích cực cùng các nước đóng góp vào công việc chung của Hội đồng theo hướng nâng cao tính hiệu quả, minh bạch, khách quan, cân bằng, trên tinh thần đối thoại, hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Dựa trên kinh nghiệm đã có, cam kết và quyết tâm mạnh mẽ, Việt Nam tin tưởng vững chắc vào khả năng của mình đảm đương vai trò thành viên HĐNQ, với những đóng góp tích cực, xây dựng vào công việc chung của Hội đồng.

Việt Nam đang nghiên cứu xem xét phê chuẩn một số công ước quốc tế về quyền con người như Nghị định thư Công ước Xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ(CEDAW) trong giai đoạn 2021 – 2025; Công ước về bảo vệ quyền của tất cả những người lao động di cư và các thành viên gia đình họ, Công ước số 97 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Di cư vì việc làm và Công ước số 143 về Lao động di cư.

Ngoài ra, các Việt Nam cũngđang tiến hành nghiên cứu, đánh giá khả năng gia nhập một số Công ước quốc tế về quyền con người như Công ước về bảo vệ tất cả mọi người khỏi bị mất tích cưỡng bức (CPED), Công ước 1954 về quy chế đối với người không có quốc tịch …,hiện trong quá trình đánh giá mức độ tương thích giữa pháp luật Việt Nam với quy định của Công ước.

Việt Nam đã phê chuẩn việc gia nhập Công ước số 98 của ILO về việc áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể vào năm 2019 và Công ước số 105 của ILO về xóa bỏ lao động cưỡng bức vào tháng 6/2020. Như vậy, tính đến ngày 1/1/2021, Việt Nam đã tham gia 25 công ước quốc tế về quyền lao động của ILO trong đó có 7/8 công ước cơ bản.Năm 2019, Việt Nam cũng đã thông qua Bộ luật Lao động sửa đổivới nhiều quy định mới bảo đảm tốt hơn quyền của người lao động tương thích với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia, bao gồm cácCông ước của ILO và Liên hợp quốc về quyền con người mà Việt Nam đã gia nhập cũng như các Hiệp định CPTPP và EVFTA. Việc xây dựng hồ sơ gia nhập Công ước số 87 của ILO về Tự do hiệp hội và bảo vệ quyền tổ chức theo lộ trình đề ra tại Quyết định số 121/QĐ-TTg ngày 24/01/20219 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch thực hiện CPTPP đang được đảm bảo đúng lộ trình thực hiện, dự kiến vào năm 2023.

Về việc thực hiện các cam kết quốc tế, Việt Nam đã nộp báo cáo quốc gia lần thứ năm thực thi Công ước CERD gửi lên Ủy ban Công ước (tháng 1/2021) và đang chờ Ủy ban xếp lịch báo cáo; đã xây dựng Kế hoạch triển khai các khuyến nghị của Ủy ban ICCPR và CAT và đã nộp Báo cáo giữa kỳ về việc thực hiện các khuyến nghị (CAT vào tháng 10/2020, ICCPR vào tháng 3/2021)

Về tăng cường hợp tác với các cơ chế LHQ, Việt Nam đã có lời mời Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển vào thăm Việt Nam, tuy nhiên do điều kiện dịch bệnh nên chuyến thăm chưa thể diễn ra. Việt Nam tiếp tục tăng cường trao đổi, hợp tác với Liên hợp quốc và các Thủ tục đặc biệt trong các khóa họp thường kỳ của Hội đồng Nhân quyền cũng như thường xuyên có trả lời đối với các đề nghị cung cấp thông tin của các Thủ tục đặc biệt.

Về tăng cường đối thoại, Việt Nam tiếp tục triển khai các vòng Đối thoại về quyền con người với các đối tác như Mỹ, Australia, EU…, cũng như duy trì trao đổi thường xuyên với các nước tại các khuôn khổ khác hay các diễn đàn đa phương của LHQ. Trong điều kiện chống dịch, Việt Nam cũng đã có các trao đổi không chính thức với các nước qua hình thức trực tuyến để duy trì đối thoại về các vấn đề cùng quan tâm.

Trong năm 2020, với 112 nước đồng bảo trợ, Việt Nam đã lần đầu tiên đề xuất và thúc đẩy thông qua bằng đồng thuận nghị quyết của Đại hội đồng LHQ lấy ngày 27/12 hàng năm là Ngày quốc tế phòng chống dịch bệnh, đóng góp thiết thực vào nỗ lực chung của thế giới nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh thể hiện cam kết mạnh mẽ về bảo đảm quyền con người với tư cách là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *