Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
14303

Vết nứt trong Hoàng gia Jordan Kỳ 2: Sự chia cắt giữa Vua và Hoàng thân

Những chia rẽ trong Hoàng gia Jordan đã trở thành một mớ hỗn loạn khi các nhân vật chủ chốt bị bắt kèm theo tin đồn về một cuộc đảo chính thất bại. Những âm mưu tranh giành quyền lực đã đánh bật hình ảnh đẹp về Jordan vốn được coi là bức tường thành đáng tin cậy trong một thế giới đầy biến động.

Vua Abdullah II (phải) và Thái tử Hussein (trái)

Cha của Hoàng thân Hamzah bin Hussein, Vua Hussein, đã cai trị Jordan trong 4 thập kỷ và thiết lập một thỏa thuận hòa bình với Israel. Trong suốt cuộc đời của Vua Hussein, các con trai và 4 người vợ của ông thường xuyên tranh giành ảnh hưởng. Nhưng kể từ khi Vua Abdullah II kế vị Vua Hussein vào năm 1999, quyền kiểm soát của ông chưa bao giờ bị tranh cãi công khai như lần này. Đáng chú ý, Vua Abdullah II và Hoàng thân Hamzah bin Husse cùng được nuôi dạy như nhau và được hưởng sự  giáo dục tại các trường học và cao đẳng quân sự ưu tú của Anh và Mỹ. Thậm chí thời trẻ, Hoàng thân Hamzah bin Hussen còn được coi là có học thức hơn  vì ông tốt nghiệp Harvard năm 2006 và từ lâu còn được coi là vị vua tương lai khả ái hơn. Vua Abdullah II chỉ được bổ nhiệm làm người kế vị Vua Hussein trong những tuần cuối cùng của triều đại.

Hoàng thân Hamzah bin Hussein

Mặt khác, hai người đàn ông này cũng đại diện cho các nhánh khác nhau của gia đình Vua Hussein. Vua Abdullah II là con trai của người vợ thứ hai của Vua Hussein còn mẹ của Hoàng thân  Hamzah bin Husse là một người Mỹ và là vợ thứ tư của Hussein. Theo trang web của Hoàng thân  Hamzah bin Hussein, là một vị tướng trong quân đội Jordan, Hoàng thân luôn thể hiện mình là một nhà vận động chống tham nhũng, người sẽ đưa đất nước đi theo hướng năng động và độc lập hơn. Vì vậy, đối với nhiều nhà quan sát quốc tế, cuộc đối đầu giữa Abdullah II, và Hoàng thân Hamzah bin Hussein đã nhấn mạnh sự mong manh của các cấu trúc xã hội nằm bên dưới mặt tiền bình lặng của Jordan.

Chưa hết, đất nước này đang ở giữa một làn sóng đặc biệt tàn bạo của đại dịch COVID-19. Nền kinh tế Jordan gặp vô vàn khó khăn cùng với những mối lo về 600.000 người tị nạn Syria cũng như các ảnh hưởng khác từ cuộc nội chiến của quốc gia láng giềng này. Một con số không nhỏ trong 9 triệu công dân Jordan được coi là hậu duệ của những người Palestine chạy sang đất nước này sau các cuộc chiến tranh Arab-Israel năm 1948 và 1967. Phần còn lại là những người Jordan bản địa và những bộ lạc có tham gia vào cấu trúc nhà nước. Đây là điều quan trọng và mang tính hợp pháp ở Jordan, ảnh hưởng đến quyền lực của Vua  Abdullah II. Ngay cả Hoàng thân  Hamzah bin Hussein khi muốn gây thanh thế cũng tìm mọi cách xây dựng mối quan hệ chặt chẽ hơn với các bộ lạc này.

Một số nguồn tin cho hay, rạn nứt giữa Vua Abdullah II (59 tuổi) và Hoàng thân  Hamzah bin Hussein bắt đầu vào cuối năm 1998, năm mà Vua Abdullah được chỉ định kế vị Vua Hussein. Tháng 2-1999, khi Vua Hussein qua đời vị bệnh ung thư, Vua Abdullah II đã chọn Hamzah bin Hussein làm Thái tử. Việc chỉ định này là vì sự tôn trọng dành cho Vua Hussein, người vốn yêu quý Hamzah bin Hussein nhất trong số 11 người con từ 4 cuộc hôn nhân. Đến năm 2004, Vua Abdullah II tước bỏ tước vị Thái tử của anh trai, nói rằng ông đã quyết định “giải thoát” anh mình khỏi “những ràng buộc của vị trí” để đảm nhận những trách nhiệm khác. Vào thời điểm đó, động thái này được coi là một phần trong quá trình củng cố quyền lực của Vua Abdullah II sau 5 năm kế vị ngai vàng. Thái tử hiện tại là con trai lớn nhất của Vua Abdullah II, Hoàng tử Hussein, năm nay 26 tuổi. Những năm gần đây, Hoàng thân Hamzah bin Hussein  đã cố gắng xây dựng lại ảnh hưởng và thương hiệu của riêng mình. Hoàng thân còn gây chấn động vương quốc với các cuộc gặp gỡ gần đây với các thủ lĩnh bộ lạc Jordan. Từ năm 2018, Hoàng thân Hamzah bin Hussein đã công khai chỉ trích chính phủ và ông kêu gọi “hành động thực sự chống lại nạn tham nhũng đang diễn ra, để kẻ tham nhũng phải chịu trách nhiệm và xây dựng lại lòng tin giữa nhà nước với người dân”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *