Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
27258

Trình độ “lập lờ đánh lận con đen đòi Tổng Bí thư phải cúi đầu nhận lỗi trước quốc dân” của làng dân chủ !?!

Cuốn sách: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang thu hút giới nghiên cứu, học giả trong và ngoài nước với đánh giá “thể hiện tầm cao của tư duy lý luận cách mạng, chắt lọc và tổng kết thực tiễn với những minh chứng thuyết phục về con đường đi lên CNXH và tầm nhìn thời đại, góp phần quan trọng trong quá trình tiếp tục xây dựng, củng cố, bổ sung và phát triển vững chắc nền tảng lý luận cách mạng Việt Nam của Đảng ta hiện nay” . Tuy nhiên, với những kẻ luồn hằn học, chống phá Đảng, chế độ chính trị ở Việt Nam, cuốn sách này không khác gì “cái dằm đâm da thấu thịt” khiến chúng họ ngày đêm nghĩ cách, nghĩ trò phủ nhận giá trị của nó.

Cách thức xuyên tạc, phủ nhận mà những kẻ này sử dụng nhiều nhất là khai thác vấn nạn, hạn chế, khó khăn đang hiện diện tại Việt Nam để bác bỏ, phủ nhận thành tựu chế độ đã gây dựng được cũng như phủ nhận giá trị con đường XHCN mà Đảng CSVN do Tổng Bí thư đang dẫn dắt. Tiêu biểu như mới đây, trang Việt Nam Thời Báo, ngày 19-9-2022 có bài: “Tổng Bí thư cần cúi đầu nhận lỗi trước quốc dân” của bút danh Nguyễn Nam tìm cách bác bỏ những nội dung viết trong cuốn sách nói trên bằng việc đưa ra hai ví dụ về số người bỏ việc trong ngành y và chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội triển khai còn chậm, giải ngân đầu tư công còn chậm, lạm phát tăng chậm lại song vẫn duy trì ở mức cao, và áp lực tăng trở lại…để quy kết “diện mạo của đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam dường như không hề lạc quan về nguyên tắc lý luận lẫn thực tiễn như những gì mà chính khách Nguyễn Phú Trọng đã từng viết”. Bằng hai ví dụ “hùng hồn” đó để quy kết “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” của Tổng Bí thư không thực tiễn, còn đòi ông phải “cúi đầu nhận lỗi trước quốc dân”. Thật hài!

Bình luận về căn cứ hùng hồn nói trên đòi phủ nhận toàn bộ thành tựu và sự nghiệp hiện nay của Đảng CSVN, ông Nguyễn Phù Nghĩa đưa ra bình phẩm:

Thứ nhất, với việc đưa ra các con số nói về số người xin thôi việc hoặc bỏ việc trong ngành Y tế thời gian qua để phủ nhận “tầm nhìn thời đại” của tác giả cuốn sách thì thay vì trả lời câu hỏi trên của họ, lại xin được hỏi họ, dù số người xin thôi việc hoặc bỏ việc trong ngành Y tế thời gian qua như họ dẫn, nhưng sao các quốc gia trên thế giới đánh giá Việt Nam là ngôi sao đang lên, để lại nhiều ấn tượng, là “hình mẫu” để các nước học tập, noi theo, nhất là qua công tác chống dịch COVID-19?

Ông Ong Kian Soon (bác sĩ gia đình người Singapore ở TP.HCM) nói: “Tôi đã sống ở Việt Nam được 4 năm, nhưng từ năm 2003 mỗi năm tôi đều sang Việt Nam một hoặc hai lần. Ngoài Việt Nam, tôi cũng đến nhiều nước châu Á thời điểm đó. So sánh với tất cả những nơi tôi đã đi qua, kinh tế Việt Nam có sự tăng trưởng nhanh nhất trong 17 năm qua, đồng thời đạt được nhiều bước tiến tuyệt vời trong việc cải thiện đời sống người dân”.

Chị Camille Quignon (giảng viên tiếng Pháp ở Trà Vinh) khẳng định: “Đất nước này đã xử lý dịch bệnh một cách rất nghiêm túc bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết mà không cản trở quyền tự do cá nhân của mọi người. Tôi nghĩ rằng có nhiều điều mà phương Tây phải học theo”.

Chị Angeli Calisto (nhà sáng lập, giám đốc sáng tạo Công ty sáng tạo Karma Creatives, Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) nhấn mạnh: “Tôi sẽ mãi ngạc nhiên về cách Chính phủ của các bạn đã hành động nhanh chóng để ngăn chặn dịch bệnh này trở thành một thảm họa tàn khốc. Tôi cũng rất ấn tượng với sự đoàn kết, một niềm tin, một ý chí của người dân và Chính phủ, và ước những gì diễn ra ở Việt Nam cũng diễn ra ở các nước khác”

Ông Rafael Master (người Anh, CEO Công ty Vulcan Augmetics, hoạt động trong mảng công nghệ phần cứng phục vụ cho cộng đồng người khuyết tật) bày tỏ: “Sau khi nhìn thấy hiệu quả chống dịch của Việt Nam, chúng tôi không khỏi so sánh với các nước phương Tây và thấy cần xem Việt Nam trong tư cách là một đất nước có tổ chức và đủ khả năng giải quyết các vấn đề lớn”[1].

Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Pranay Verma khẳng định: Tôi may mắn hơn các đồng nghiệp khác khi được sống và làm việc tại Việt Nam.

Năm 2019, Mỹ và Triều tiên đã lựa chọn Hà Nội làm địa điểm cho cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ – Triều lần 2. Khi đó Tổng thống Mỹ Ð. Trăm đã giới thiệu với nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Châng Ưn rằng: Việt Nam là một nước theo chủ nghĩa xã hội và là mô hình rất thành công, người dân Việt Nam được hưởng tất cả những điều mà thế giới đang hưởng. Thiết nghĩ, nhận xét của Tổng thống Mỹ Đ. Trăm ở trên đã khẳng định chế độ XHCN mà nhân dân ta đang xây dựng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đã mang “tính thời đại”.

Thứ hai, với việc họ cho rằng: “diện mạo của đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam dường như không hề lạc quan về nguyên tắc lý luận lẫn thực tiễn như những gì mà chính khách Nguyễn Phú Trọng đã từng viết”(!).

Trái ngược điều họ nói, cộng đồng quốc tế đánh giá cao về triển vọng nền kinh tế Việt Nam. Trong khi hầu hết các định chế tài chính thế giới đều hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới, như Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2022 từ 4,1% xuống còn 2,9% thì Việt Nam lại là ngoại lệ khi WB nâng dự báo tăng trưởng từ 5,5% lên 5,8% trong năm 2022 [2].

Cùng với đó, WB đánh giá: Việt Nam là một câu chuyện phát triển thành công. Những cải cách kinh tế từ năm 1986 kết hợp với những xu hướng toàn cầu thuận lợi đã nhanh chóng giúp Việt Nam phát triển từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp chỉ trong vòng một thế hệ. Từ năm 2002 đến 2020, GDP đầu người tăng 3,6 lần, đạt gần 3.700 USD. Tỉ lệ nghèo (theo chuẩn 1,9 USD/ngày) giảm mạnh từ hơn 32% năm 2011 xuống còn dưới 2%.

Y tế đạt nhiều tiến bộ lớn khi mức sống ngày càng cải thiện. Tỉ suất tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 32,6 năm 1993 xuống còn 16,7 năm 2020  (trên 1.000 trẻ sinh). Tuổi thọ trung bình tăng từ 70,5 năm 1990 lên 75,4 năm 2019, cao nhất giữa các quốc gia trong khu vực có mức thu nhập tương đương. Chỉ số bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân là 73, cao hơn trung bình khu vực và trung bình thế giới, trong đó 87% dân số có bảo hiểm y tế.

Khả năng người dân tiếp cận hạ tầng cơ sở được cải thiện đáng kể. Tính đến năm 2019, 99% dân số sử dụng điện chiếu sáng, so với 14% năm 1993. Tỉ lệ tiếp cận nước sạch nông thôn cũng được cải thiện, từ 17% năm 1993 lên 51% năm 2020[3].

Theo báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của WB công bố ngày 08-8-2022, tăng trưởng GDP của Việt Nam được dự báo tăng mạnh từ 2,6% trong năm 2021 lên 7,5% trong năm 2022, còn lạm phát được dự báo tăng trung bình 3,8% năm 2022[4].

Điều đó chứng tỏ, diện mạo của đời sống kinh tế xã hội ở Việt Nam đầy triển vọng, đúng như bạn bè quốc tế đánh giá là “ngôi sao đang lên”. Cho nên, dù họ có giở trò: “Lập lờ đánh lận con đen” cũng không phủ nhận được triển vọng phát triển tươi sáng của Việt Nam.

 

[1]. https://tuoitre.vn/an-tuong-viet-nam-20200430084442605.htm

[2]. https://dangcongsan.vn/cung-ban-luan/trien-vong-tang-truong-cua-kinh-te-viet-nam-614487.html

[3]. https://www.worldbank.org/vi/country/vietnam/overview

[4]. https://www.worldbank.org/vi/news/press-release/2022/08/08/vietnam-s-economy-forecast-to-grow-7-5-in-2022-new-world-bank-report-says

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *