Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
19242

Nhân danh báo cáo nhân quyền để chạy tội cho kẻ khủng bố, giết người?

 

Mới đây, một tổ chức mang danh hay “Mạng lưới nhân quyền Việt Nam” (MLNQVN) ở Mỹ công bố cái gọi là “Báo cáo nhân quyền tại Việt Nam 2021-2022” được cả hệ thống truyền thông nước ngoài và đám phản động đội lốt “đấu tranh dân chủ” ca tụng, quảng bá rầm rộ, như thể là một tư liệu quý giá, xác thực, khách quan, bằng chứng thuyết phục phản bác lại báo cáo giữa kỳ UPR chu kỳ thứ ba của Bộ Ngoại giao Việt Nam và giúp vận động các quốc gia không bỏ phiếu thuận cho Việt Nam gia nhập Hội đồng nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhiệm kỳ 2023-2025 sắp tới.

Tuy nhiên, bất cứ người dân Việt Nam nào khi đọc báo cáo  này sẽ sốc khi thấy xuyên suốt báo cáo, từ phản đối án tử hình, đề cập quyền tư hữu đất đai, chế độ nhà tù, đánh giá tư pháp,… đều cố ý tìm cách chạy tội cho băng nhóm khủng bố, giết người có tổ chức, man rợ ở Đồng Tâm, xin trích:

Tháng 3 năm 2021, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã y tuyên 2 án tử hình đối với ông Lê Đình Công và Lê Đình Chức, 2 dân oan của xã Đồng Tâm, dựa trên Điều 123 của Luật Hình sự “tội giết người”, sau đó nó giải thích “Các phương tiện truyền thông xã hội trong những năm gần đây đã nêu lên nhiều vụ án oan sai, đặc biệt là các bản án tử hình của Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn Mạnh, Đặng Văn Hiến, và 2 dân oan xã Đồng Tâm Lê Đình Công và Lê Đình Chức mà giới luật sư và ngay cả nhiều quan chức trong bộ máy cầm quyền cũng cho rằng không đủ cơ sở chứng cớ buộc tội, mà hoàn toàn dựa vào lời tự thú của bị cáo vì bị công an ép cung, và đã phản cung sau” (trang 6 đề cập Quyền sống, quyền tự do và an ninh thân thể)

Vụ án Đồng Tâm là một bằng chứng hiển nhiên khác về các vi phạm tố tụng hình sự nghiêm trọng đưa đến 2 án tử hình oan. Trong thời gian điều tra, 19 trong số 29 bị can cho biết họ đã bị tra tấn. Ông Lê Đình Công, một trong 2 người bị án tử hình, đã khai rằng trong giai đoạn điều tra ông bị đánh hàng ngày bằng dùi cui cao su. Tòa án đã ngăn cản quyền bào chữa và tự bào chữa, lờ đi cáo buộc tra tấn ép cung của 19 dân oan bị cáo. Đặc biệt, toà án bác bỏ yêu cầu triệu tập nhiều nhân chứng quan trọng và người có liên quan chặt chẽ đến vụ án cũng như bác bỏ đề nghị thực nghiệm hiện trường vụ án. Trong ngày đầu tiên của phiên xử phúc thẩm, thẩm phán đã tịch thu phần ghi chép cá nhân của luật sư bị cáo. Khi luật sư bị cáo yêu cầu bạch hóa Kế hoạch 419A, là bản kế hoạch tấn công thôn Hoành thuộc xã Đồng Tâm do Công an Hà Nôi soạn thảo và Bộ Công An duyệt, tòa không cho phép vì cho rằng đó là tài liệu tối mật, không thể công bố công khai”. (Trang 20 đề cập đến Quyền được xét xử công bằng bởi tòa án độc lập và vô tư liên hệ đến “vi phạm những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự”)

– “Hai tù nhân lương tâm của vụ án đồng Tâm là Lê Đình Công và Lê Đình Chức sức khỏe suy sụp vì liên tục bị tra tấn dã man” (trang 25 đề cập Quyền được xét xử công bằng bởi tòa án độc lập và vô tư, liên hệ đến “Một chế độ nhà bất nhân)

– “Vụ tranh chấp đất đai ở Đồng Tâm giữa người dân và chính quyền nổi lên từ năm 2016 liên hệ đến 59ha khu đất Đồng Sênh thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, Hà Nội đã kết thúc bằng cuộc tấn công đẫm máu làm thiệt mạng 4 người, gồm ông Lê Đình Kình, thủ lãnh của dân oan Đồng Tâm và 3 cảnh sát. Đây không chỉ là vụ tranh chấp đất đai đẫm máu nhất từ nhiều năm qua, mà hơn thế nữa vụ án Đồng Tâm trong năm 2020-2021 với 2 án tử hình cho hai người dân oan vô tội là Lê Đình Công và Lê Đình Chức (2 con trai cụ Lê Đình Kình) là một vết nhục cho nền tư pháp Việt Nam” (trang 88 đề cập quyền được hưởng cuộc sống an lạc, liên quan đến chủ đề “Dân oan: đất đai bị tước đoạt bất công và quyền tư hữu bị chà đạp”)

Nói về vụ án này, nhiều cơ quan báo chí đã phản ánh, như báo Công an nhân dân : Đối với vụ việc tại xã Đồng Tâm, từ năm 2013, dưới danh nghĩa đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, Lê Đình Kình, Lê Đình Công và Bùi Viết Hiếu đã cầm đầu thành lập nên cái gọi là “Tổ đồng thuận” để lôi kéo, kích động quần chúng nhân dân khiếu kiện phức tạp liên quan đến việc quản lý, sử dụng đất đai tại địa phương. Mặc dù cơ quan thanh tra các cấp đã vào cuộc, tiến hành thanh tra, kiểm tra, tổ chức đối thoại, giải quyết theo đúng quy định của pháp luật nhưng các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” vẫn cố tình không chấp hành, thậm chí còn gia tăng các hoạt động chống đối, gây ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh nông thôn tại địa phương, tạo thành điểm nóng về an ninh trật tự.

Trong quá trình Bộ Quốc phòng tiến hành xây dựng hàng rào bao quanh khu vực đất sân bay Miếu Môn, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” tiếp tục gây sức ép cho chính quyền. Cùng với việc tập hợp các đối tượng bất hảo, nghiện ngập, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” còn tiến hành chuẩn bị phương tiện, vũ khí để chống đối đến cùng, sẵn sàng “ăn thua” với chính quyền.

Đỉnh điểm, ngày 9-1-2020, các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” đã tấn công cơ quan chức năng khiến 3 cán bộ, chiến sĩ Công an hy sinh. Hành vi của các đối tượng trong “Tổ đồng thuận” thể hiện sự bất tuân, coi thường pháp luật và mạng người, gây bức xúc trong dư luận và quần chúng nhân dân.

Hàng loạt vật chứng thu thập được tại hiện trường vụ án như lựu đạn, bom xăng, dao phóng, gạch đá, gậy gộc v.v… là minh chứng rõ ràng nhất thể hiện sự có tính toán, chuẩn bị từ trước, sẵn sàng chống đối đến cùng của các đối tượng trong vụ án. Không có bất kỳ nguyên do gì có thể bao biện cho hành vi phạm tội manh động, man rợ của các bị can trong vụ án. Việc cơ quan điều tra đề nghị truy tố đối với 29 bị can trong vụ án là đúng người, đúng tội, đúng quy định của pháp luật.

Bất chấp sự việc các đối tượng đã có hành vi phạm tội một cách dã man, tàn bạo, những “nhà dân chủ” vẫn o bế, bao che, “tẩy trắng” cho hành vi phạm tội. Các đối tượng này đang cố tình hướng lái thông tin, rêu rao luận điệu 29 bị can trong vụ án là “nạn nhân” của chính quyền; tung ra thông tin hoả mù cho rằng hành động của 29 bị can chỉ là nhằm “giữ đất”.

Điểm chung “bao biện” cho băng nhóm tội phạm Lê Đình Kình trong báo cáo này là dựa vào lời tuyên bố của bị cáo, phát biểu trên mạng xã hội của một số luật sư để đưa ra quy kết bịa đặt như thể chính quyền dựng lên, bịa đặt bản án để đổ tội cho băng nhóm Đồng Thuận này nhằm “cướp đất” của họ. Sự khôi hài nằm ở chỗ, cũng trong báo cáo này, họ lên án công an dựa vào khai nhận của bị cáo khi nhận tội để kết án, nhưng chính họ chỉ dựa vào lời nói thiếu căn cứ của kẻ phạm tội và thân nhân của kẻ phạm tội hay luật sư tường thuật diễn biến phiên tòa để vu cáo công an, chính quyền “đàn áp”, “kết án oan sai”, “cưỡng bức tù nhân”, “nhà tù bất công”….

Còn thực tế, vụ án ở Đồng Tâm là âm mưu chống chính quyền rõ ràng cả quá trình, chuẩn bị hung khí và cố ý giết người đã được kẻ phạm tội tuyên bố và chuẩn bị kỹ lưỡng từ trước. Việc xuyên tạc bản chất vụ án tại Đồng Tâm, bao biện cho những người có hành vi phạm tội cũng là một tội ác. Pháp luật cần được thực thi một cách nghiêm minh, bất kỳ ai phạm tội đều phải đối mặt với một chế tài tương ứng, không thể có chuyện lạm dụng hai tiếng “nhân dân” hay “nhân quyền” để chống phá Việt Nam

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *