Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
35837

MỸ VÀ THUỐC PHIỆN Ở AFGHANISTAN

Lâu nay, những kẻ tự nhận “đấu tranh dân chủ, nhân quyền cho Việt Nam” luôn quảng bá rằng, Hoa Kỳ là nước “xuất khẩu dân chủ, nhân quyền” ra khắp thế giới là giá trị cao đẹp. Nhưng bản chất và cách thức Hoa Kỳ “xuất khẩu dân chủ” thì họ luôn lờ tịt đi.. Một ví dụ điển hình được Facebooker Đàm Tuấn tổng hợp, biên tập dưới đây là bằng chứng rõ nét về cách thức Hoa Kỳ “xuất khẩu dân chủ” tới đất nước Afghannistan ra sao và tương lai đất nước này sẽ như thế nào sau khi được “thụ hưởng thành quả dân chủ” đó. Minh họa cho bài viết là ảnh anh lính Hoa Kỳ canh gác tươi cười bước đi bên cạnh ” Cây xóa đói giảm nghèo 138″ được chính phủ Mỹ bơm tiền và bảo kê tại Afghanistan
Có thể là hình ảnh về ngoài trời
-Trong quá khứ từ 1979 – 1982:
Số tiền được CIA chi cho phiến quân Hồi giáo chống quân đội Liên Xô (cũ) vào những năm 1980 lại được sử dụng để xây dựng một loạt nhà xưởng điều chế heroin, biến phía Đông Afghanistan trở thành đại công xưởng thuốc phiện của thế giới.
Và sau đó Trong vòng năm năm đầu tiên quân Mỹ đóng quân tại Afghanistan, tổng sản lượng thuốc phiện nhảy vọt từ 180 tấn/năm lên con số 2.200 tấn/năm. Mỗi một mùa thu hoạch thuốc phiện lại giúp Taliban tuyển thêm một thế hệ thành viên trẻ mới. Taliban càng có kỹ năng hơn trong việc trồng thuốc phiện, chúng lại càng có thêm nhiều tiền để tuyển thêm phiến quân.
Bản thân người dân Afghanistan cũng không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc trồng cần sa. Bởi lẽ, chiến tranh khiến lương thực khan hiếm, mùa màng thất bát, trong khi trồng cây thuốc phiện lại vừa hợp thổ nhưỡng, vừa kiếm được nhiều tiền.
Khi phiến quân Hồi giáo Mujahedeen giải phóng được một số khu vực dưới quyền kiểm soát của quân đội Liên Xô (cũ), họ bắt đầu thu thuế những người dân thường tham gia trồng thuốc phiện, đặc biệt là thu nhiều của những người ở vùng thung lũng Helmand màu mỡ, nơi từng được coi là vựa lúa mì của Afghanistan.
Từng chuyến xe hàng chở vũ khí của CIA đi vào các khu vực dưới quyền kiểm soát của quân Mujahedeen, để rồi chở ra từng tấn thuốc phiện, đôi khi, theo như tờ New York Times thì, với sự giúp đỡ của các sỹ quan tình báo nằm vùng của Mỹ và Pakistan, số thuốc phiện này sẽ được bán cho các cơ sở tinh chế ở Pakistan nằm dưới sự che chở của tướng Fazle Haq, một trong số những đồng minh thân cận của CIA.
Charles Cogan, cựu Chỉ huy các hoạt động của CIA tại Afghanistan, sau này trả lời một đài truyền hình Úc vào năm 1995 như sau: “Mục tiêu của chúng tôi là làm thiệt hại Liên Xô (cũ) càng nhiều càng tốt. Tôi không nghĩ là chúng tôi cần phải xin lỗi về việc này… Cuộc chiến chống ma túy đã gặp khó khăn vì hành động của chúng tôi, đúng vậy, nhưng chỉ nhờ thế mà Liên Xô (cũ) mới có thể bị đánh đuổi khỏi Afghanistan…”.
– Giai đoạn 1989 – 2001: Nội chiến AfGhanistan và sự nổi lên của TALIBAN
Do nằm ở phía cực Bắc của đới gió mùa mang mưa đến, Afghanistan chịu cảnh khô hạn quanh năm. Sau cuộc chiến với Liên Xô (cũ), ngoại trừ một số vùng có hệ thống thủy lợi như thung lũng Helmand, người dân Afghanistan đã mất khả năng tự nuôi sống mình.
Trong khi đó, khi cuộc chiến đã dần đến hồi kết, Mỹ và các đồng minh của họ bắt đầu bỏ mặc đất nước này tự thực hiện công cuộc tái thiết của mình theo kiểu… “sống chết mặc bay”.
Washington ngoảnh đầu đi với một cuộc chiến đã khiến 1,5 triệu người chết, 3 triệu người tị nạn, một nền kinh tế hoàn toàn sụp đổ, và hàng chục ông trùm hiếu chiến và được trang bị tận răng.
Sau khi chiếm được thủ đô Kabul vào năm 1996 và nắm quyền điều hành đất nước, Taliban bắt đầu khuyến khích việc trồng thuốc phiện và bảo vệ việc xuất khẩu ma túy để đổi lấy tiền thuế. Một cuộc điều tra của Liên Hợp Quốc cho biết: Taliban đã giúp nâng tổng sản lượng thuốc phiện toàn quốc lên 4.600 tấn, chiếm 75% tổng sản lượng toàn thế giới lúc đó.
Ba tháng sau, chính quyền Taliban gửi một đoàn đại biểu dẫn đầu bởi Abdur Rahman Zahid đến trụ sở Liên Hợp Quốc tại New York nhằm bàn bạc về một gói viện trợ để đổi lấy việc tiếp tục duy trì lệnh cấm trồng thuốc phiện. Thay vì đồng ý, Liên Hợp Quốc lại áp đặt cấm vận lên Afghanistan do đã hỗ trợ Osama bin Laden. Mỹ tuy vậy vẫn tặng Taliban 43 triệu USD tiền viện trợ nhân đạo, kể cả sau khi nước này đã đồng thuận lệnh cấm vận của Liên Hợp Quốc.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Mỹ Colin Powell vào tháng 5 năm 2001 đã ca ngợi lệnh cấm trồng thuốc phiện của Taliban và kêu gọi chính quyền Kabul tiến tới giải quyết một số vấn đề còn tồn tại giữa Mỹ và Afghanistan như việc hỗ trợ khủng bố, vi phạm nhân quyền, v.v…
– Đến hiện tại giai đoạn từ 2001 – 2019:
Chỉ một tuần sau khi hai tòa tháp đôi sụp đổ, vào tháng 10/2001 quân đội Mỹ bắt đầu tiến hành đánh bom Afghanistan, và sau đó là thực hiện một cuộc xâm lược đất nước này với lực lượng tiền phương là các ông trùm ma tuý Afghanistan thân Mỹ.
Chính quyền Taliban sụp đổ nhanh đến mức không ai có thể ngờ được. Tuy vậy, nhiều khả năng không phải là bom đạn của Mỹ mà chính là lệnh cấm trồng thuốc phiện đã giết chết Taliban.
Khi đó nền nông nghiệp Afghanistan đã loại bỏ chuyên canh mọi loại cây trồng khác chỉ để tập trung vào cây duy nhất: anh túc!
Hoạt động buôn bán và sản xuất thuốc phiện là ngành công nghiệp lớn nhất và nguồn thu nhập chủ yếu của người dân Afghanistan. Vì chính quyền Taliban cấm trồng cây thuốc phiện, trong khi CIA lại chi tận 70 triệu USD tiền mặt để gây dựng một liên quân giữa các bộ lạc. Thế nên thật chẳng có gì lạ khi gần như toàn bộ người dân Afghanistan đều muốn lật đổ chế độ Taliban.
Sau khi Kabul thất thủ, CIA chuyển giao quyền lực cho các đồng minh của mình, lúc này là những ông trùm thuốc phiện cuối cùng ở Afghanistan. Họ nhanh chóng quay trở lại việc trồng và buôn bán cần sa. Ngay trong năm đầu tiên, sản lượng thuốc phiện đã nhảy vọt lên 3.400 tấn; và chỉ sau hai năm, ma túy chiếm tới 62% tổng giá trị sản phẩm quốc nội của Afghanistan.
Chính quyền Mỹ và CIA giữ một thái độ dửng dưng với việc buôn bán ma túy trong vòng mấy năm đầu sau khi Taliban bị lật đổ. Trước sự công kích của dư luận, Bộ trưởng Colin Powell đành phải điều máy bay phun thuốc diệt cỏ như đã từng làm ở Việt Nam.
Tuy nhiên, Đại sứ Mỹ tại Afghanistan Zalmay Khalilzad và Bộ trưởng Bộ Tài chính Afghanistan Ashraf Ghani cực lực phản đối kế hoạch này, nên cuối cùng Mỹ cũng không có chính sách phòng chống thuốc phiện thực chất nào.
Bản Báo cáo về thuốc phiện năm 2007 tại Afghanistan của Liên Hợp Quốc cho biết, sản lượng thuốc phiện hằng năm lúc đó đã tăng thêm 24% kể từ mức kỉ lục là 8.200 tấn/năm.
Số thuốc phiện này quyết định đến 93% tổng nguồn cung heroin của thế giới, và số lợi nhuận chúng thu được chiếm 53% GDP của Afghanistan. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh trong bản báo cáo rằng phiến quân Taliban đã bắt đầu “…sử dụng số tiền từ ma túy để trả cho chi phí hậu cần, vũ khí, và lương của các phiến quân”.
Vào giữa năm 2008, để đối phó với một làn sóng phiến quân mới, Washington điều động thêm 40.000 lính Mỹ đến Afghanistan. Bộ Tài chính Mỹ cũng đã nhận ra mối liên hệ giữa thuốc phiện và Taliban, và đã gửi 60 chuyên gia đến với các đơn vị tác chiến để phối hợp trong việc tiêu diệt các ổ ma túy. Tuy vậy, thay vì sử dụng các biện pháp hoà bình để nâng cao đời sống và nhận thức người dân, quân đội Mỹ lại chỉ có vũ lực để đối phó, khiến cho người Afghanistan càng thêm ủng hộ Taliban.
Đầu năm 2018, không quân Mỹ mở chiến dịch Bão Thép sử dụng máy bay B-52 và F-22 để ném bom mạng lưới xưởng điều chế thuốc phiện của Taliban. Thế nhưng sau 200 cuộc không kích trong vòng một năm, chiến dịch Bão Thép nói trên đã hoàn toàn thất bại. Nhiều địa điểm từng được nghi là xưởng điều chế hoá ra chỉ là những túp lều xây bằng bùn và đất.
Sau hơn 15 năm chiếm đóng Afghanistan, Washington có thể vẫn sẽ tiếp tục bị mắc kẹt trong vũng lầy chiến tranh. Hoặc là, họ có thể giảm chi cho quốc phòng mà chuyển khoản ngân sách đó cho việc xây dựng lại cuộc sống của những người nông dân Afghanistan trồng thuốc phiện bằng việc xây dựng đê kè, hỗ trợ con giống, kết nối nhà nông với doanh nghiệp, v.v…
Nếu Mỹ nói riêng và cộng đồng quốc tế nói chung có thể giúp giảm sự phụ thuộc của đất nước này vào thuốc phiện thông qua phát triển nông thôn bền vững, thì Afghanistan sẽ có cơ hội thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn của chiến tranh, tội phạm và đói nghèo.
***********
Xin nhớ cho Cây xóa đói giảm nghèo 138 đã kiếm bộn tiền không chỉ cho phiến quân Afghanistan mà nó còn cần cho cả Mỹ!
Hiếu Ngọc st

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *