Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
14045

Mỹ loay hoay tìm cách chống các nhóm cực đoan Kỳ 3: Tựu trung lại vẫn là sự mâu thuẫn của xã hội Mỹ

Sự gia tăng hoạt động của hàng loạt tổ chức, nhóm cực đoan đang khiến xã hội Mỹ trở nên bất ổn và luôn phải đối mặt với nguy cơ bùng phát biểu tình bạo lực, chống đối chính phủ.

Một dự luật chưa bao giờ được bỏ phiếu

Theo The New York Times, Antifa hoạt động theo tư tưởng thiên tả, nhưng không giống với các giá trị thiên tả của đảng Dân chủ Mỹ. Quan điểm của Antifa khó định nghĩa chính xác bởi nhiều thành viên của phong trào ủng hộ tầng lớp dân chúng bị áp bức, phản đối các tập đoàn, tầng lớp tinh hoa vơ vét của cải trong xã hội; trong khi một số khác áp dụng chiến thuật quá khích để phát đi thông điệp. Các nhóm tự nhận là Antifa thường là “vô định hình”, không có cấu trúc chỉ huy chính, không có trụ sở cụ thể, mà chỉ có một số nhóm hoạt động được tổ chức bài bản. Cũng vì đặc điểm này mà chính quyền Mỹ gặp khó khăn khi xử lý nạn bạo lực của các nhóm Antifa.

FBI từng tuyên bố không tìm thấy bằng chứng về việc Antifa tham gia kích động cuộc tấn công Điện Capitol

Một điểm đáng chú ý là vào tháng 8-2017, sau vụ biểu tình đầy tai tiếng của Antifa ở Berkeley (bang California), Chủ tịch Hạ viện Mỹ khi đó là Nancy Pelosi đã lên án mạnh mẽ hành động bạo lực của Antifa, cho rằng cần phải bắt giam các đối tượng này. Nhưng nước Mỹ vẫn không có hành động cụ thể nào. Hai năm sau, Hạ nghị sĩ đảng Cộng hoà Mark Green đã đề xuất một dự luật tương tự như dự luật của nữ hạ nghị sĩ Boebert, kêu gọi đưa Antifa vào danh sách tổ chức khủng bố trong nước. Trong dự luật của mình, ông Green cũng nêu tên các hành vi bạo lực cụ thể từ năm 2017, 2018 và 2019 do các cá nhân và nhóm liên kết với Antifa thực hiện. Đáng tiếc là dự luật đó chưa bao giờ được bỏ phiếu. Các nhà phân tích cho rằng, lý do của việc dự luật bị không nhận được nhiều sự chú ý là bởi Hạ viện thời điểm đó do đảng Dân chủ kiểm soát. Còn lần này, khi bà Boebert đưa ra, ông Green cũng không phải là người đồng bảo trợ.

Cách giải quyết vấn đề hay cũng vẫn chỉ là hình thức?

Về phía chính quyền Washington, theo CNN, hồi tháng 5 năm ngoái, Tổng thống Mỹ khi đó là ông Donald Trump đã đăng trên tài khoản Twitter cá nhân đòi gắn mác “khủng bố” đối với Antifa nhưng bị các quan chức Mỹ lên tiếng phản đối với lý do, chính phủ không thể vi phạm Tu chính án thứ nhất của Hiến pháp (được thông qua năm 1791), vốn để bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do báo chí. Luật pháp Mỹ chỉ cho phép gắn mác “khủng bố” lên các tổ chức nước ngoài do thành viên tham gia các tổ chức đó không được bảo vệ bởi Hiến pháp Mỹ. Tiếp đó, ông chủ Nhà Trắng lại muốn tìm giải pháp xử lý mạnh tay bằng cách cáo buộc Antifa “châm ngòi bạo lực”, yêu cầu phải chịu trách nhiệm trước hàng loạt các vụ biểu tình bạo lực thời gian gần đây (cướp bóc, đốt, đập phá…) trên khắp nước Mỹ nhưng cuối cùng vẫn không thực hiện được.

Do đó, cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra về việc đưa Antifa vào danh sách khủng bố như đề xuất lần này, trong đó nhấn mạnh liệu đây có phải là cách giải quyết vấn đề hay cũng vẫn chỉ là hình thức để xoa dịu tình hình hiện nay của nước Mỹ. Antifa hay Proud Boys hoặc các nhóm khác tựu trung lại vẫn là sự mâu thuẫn của xã hội Mỹ. Thời điểm này, chính quyền tận dụng nhóm này, thời điểm khác chính quyền hợp tác với nhóm khác. Thực tế nước Mỹ đã ghi nhận và điều đó được cho là thể hiện khá rõ trong những động thái của chính phủ hai năm qua. Lần này, người dân Mỹ lại nín thở chờ đợi câu trả lời từ chính sự lựa chọn của các nghị sĩ.

Ngọc Khuê

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *