Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
38801

Kiến nghị 117: của ai và vì ai?

Kiến nghị 177, viết tắt của Kiến nghị của 07 tổ chức “xã hội dân sự” ở Việt Nam và 79 “nhân sĩ, trí thức” có nội dung vu cáo chính quyền lạm dụng Điều 109, 117, 331 của Bộ Luật Hình sự năm 2015 để bắt giam những người “bất đồng chính kiến” và kêu gọi cộng đồng quốc tế can thiệp đang được truyền thông nước ngoài nói tiếng Việt và giới zân chủ tung hô, hưởng ứng, chẳng hạn như RFA Việt ngữ ngày 05/01/2022 loan tải bài viết “Kiến nghị bãi bỏ Điều 117 vốn “làm chỗ dựa để bỏ tù những người yêu nước” với phom hành văn quen thuộc là phỏng vấn những kẻ cơ hội, chống đối trong nước như Mạc Văn Trang, Lê Thân phát ngôn thay cho các “cơ quan truyền thông khách quan, đa chiều” này.

Không phải bây giờ ‘kiến nghị’ bỏ điều luật trong chương các tội xâm phạm an ninh quốc gia được giới zân chủ sử dụng mà đã thành thông lệ có tình ‘thường xuyên’ hòng tạo cớ một mặt nhằm đánh bóng cho những tên tội phạm phản bội Tổ quốc.

 

Bình luận vè việc này, blogger Thành Nam cho rằng: Đây là chiêu thức mà thế lực thù địch sử dụng hòng ‘đánh bóng’ những tên tội phạm phản bội Tổ quốc. Thời gian vừa qua Tòa án nhân dân ở Việt Nam đã đưa ra xét xử hàng loạt cá nhân như Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tư, Phạm Thị Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Nam Trung … theo điều 117 –Bộ luật hình sự năm 2015 nên để ‘lấp liếm’ cho hành vi phản bội Tổ quốc đáng ‘trừng trị và khinh bỉ này’ chúng lại bày trò ‘kiến nghị’ để ‘nâng tầm’ những tên tội phạm này lên thành những nhà đấu tranh vì mất đất, đấu tranh vì dân oan, vì cây, vì cá, vì tự do, vì nhân quyền.

 

Điều 117 –Bộ luật hình sự năm 2015 và trước đây là điều 88-Bộ luật hình sự 1999 hay một số điều khác có liên quan đến các tội danh xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội khác được quy định trong Bộ luật hình sự là những tội danh được xây dựng trên nền tảng ‘ý chí của người dân’ phù hợp với điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội của Việt Nam hiện nay. Các điều luật này nói riêng, Bộ luật hình sự nói chung đề lấy ý kiến rộng rãi không chỉ nhân dân mà còn cả giới chuyên gia, luật gia, luật sư,… và được ban hành theo đúng trình tự, thủ tục theo pháp luật.

 

Nhìn lại lịch sử trước khi Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 có hiệu lực cho thấy giai đoạn lấy ý kiến nhân dân sao những kiến nghị này lại không được tiếp thu ? không được các nhà khoa học pháp lý hình sự, các luật sư, luật gia, chuyên gia …. đồng thuận ? Đó là vấn đề không phải cá nhân, tổ chức nào cố tình bỏ qua mà bất kỳ người dân, chuyên gia, luật sư,… nào cũng biết và hiểu rõ vì sao ‘kiến nghị’ này lại chỉ nhằm vào một số tội danh trong các tội xâm phạm an ninh quốc gia và kiến nghị đó không thể chấp nhận được. Chính điều này đã khẳng định rằng ‘những kẻ kiến nghị bãi bỏ điều 117’ chính là những kẻ muốn xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc nếu không thì sao họ lại đòi bỏ điều này.

 

Mặt khác, nhìn lại lịch sử chiêu trò ‘kiến nghị’ bãi bỏ điều 158, điều 88 (Bộ luật hình sự cũ) và điều 117 (Bộ luật hình sự mới) cũng đã phản ánh thứ kiến nghị này chỉ là một loại ‘rác rưởi’. Cái thứ rác rưởi này trôi nổi trên mạng xã hội từ lâu và thỉnh thoảng lại được làm mới bằng những chiêu trò của các tổ chức, cá nhân hậu thuẫn cho những tên tội phạm chống phá lại dân tộc Việt Nam. Ngoài sự hậu thuẫn của những kẻ chống phá, bất mãn, cơ hội chính trị trong nước họ còn sử dụng các cá nhân nước ngoài với vai trò dân biểu, đại diện các tổ chức phi chính phủ và làng truyền thông thiếu thiện chí để ‘làm mới vấn đề kiến nghị’”

Blogger Bắc Hà cho rằng: Ngày nay các thế lực chống phá Việt Nam, lật đổ chế độ bằng bạo lực, như tụ tập đông người, xuống đường biểu tình,…là khó có thể thực hiện vì người dân Việt nam đã thừa biết đằng sau những lực lượng đó là ai? Và do đó những kẻ chống pháp đã sử dụng Internet, mạng xã hội để xuyên tạc chế độ, gây bất bình của người dân mong xóa bỏ chế độ này là điều dễ hiểu.

Để bảo vệ chế độ xã hội, Nhà nước Việt Nam cũng như các quốc gia khác đều có quy định bảo vệ chế độ. Chẳng hạn như nước Mỹ vừa qua cho thấy: Những kẻ xông vào Nhà Trắn đã bị cac cơ quan bảo vệ pháp luật bắt bỏ tù. Việt Nam cũng có những biện pháp để bảo vệ chế độ xã hội, Nhà nước. Những kẻ gây rối trật tự công cộng, nếu sử dụng bạo lực cũng sẽ bị đối xử bằng bạo lực,…

Những điều luận này không có nghĩa người dân không có quyền phản ứng đối với cán bộ, công chức, phê phán đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước. Hiến pháp, Pháp luật đều có quy định rõ ràng về quyền và trách nhiệm của công dân, bao gồm cả khuyến khích những ý kiến phản biện, góp ý, phản bác đường lối, chính sách, vấn đề mà công dân không đồng ý. Nhưng lợi dụng quyền này để xuyên tạc, vu cáo, bôi nhọ, vu khống, dựng chuyện, tung tin giả, tin sai sự thật, cầu khẩn, tiếp tay cho ngoại bang xâm hại Việt Nam thì phải bị trừng trị nghiêm khắc.

Vậy nên dễ hiểu, Kiến nghị 117 là kiến nghị của những kẻ chống phá đất nước và kiến nghị đòi bảo vệ quyền được chống phá lợi ích đất nước, dân tộc, cõng rắn cắn gà nhà… của chúng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *