Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
28031

Hội nhập quốc tế – cuộc chơi lớn có chọn lọc

Việc hội nhập quốc tế trong lĩnh vực quyền con người đã góp phần quan trọng thúc đẩy tư duy pháp lý về quyền con người của Việt Nam. Theo đó, Việt Nam đã tiếp nhận và phản ánh các tư tưởng, tư duy tiến bộ chung của nhân loại về quyền con người từ phương diện pháp lý vào trong quá trình lập pháp và hoàn thiện pháp luật trên cơ sở có sự chọn lọc để phù hợp với thể chế chính trị và đặc thù về kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam.

Việt Nam trúng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025

Qua các bản Hiến pháp 1992, Hiến pháp 2013 và hệ thống văn pháp luật của Việt Nam, nội dung và phạm vi chủ thể của các quyền con người cụ thể đã có sự phát triển rõ nét về tư duy pháp lý. Theo tinh thần Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, Hiến pháp năm 2013 đã quy định thành nguyên tắc ở Điều 14, khắc phục sự tùy tiện trong việc hạn chế quyền: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. Theo đó, không ai được tùy tiện cắt xén, hạn chế các quyền, ngoại trừ các trường hợp cần thiết, trên cơ sở luật định. Một số điểm mới trong Hiến pháp 2013 là đã bổ sung một số quyền như: Quyền được sống trong môi trường trong lành (Điều 43), “Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa” (Điều 41), thể hiện bước tiến trong việc mở rộng và phát triển quyền con người. Việc thừa nhận và thể chế hóa những giá trị chung của nhân loại về quyền con người là minh chứng cho việc Việt Nam chủ động, tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, thúc đẩy việc đảm bảo quyền con người ở Việt Nam bằng pháp luật và trên thực tế ngày càng tiếp cận gần hơn với các giá trị và chuẩn mực quốc tế đúng đắn.

Hội nhập quốc tế tạo ra những cơ hội thuận lợi để phát triển kinh tế nhanh và bền vững – điều kiện cần thiết để bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người ở Việt Nam.

Với những cơ hội mà hội nhập quốc tế mang lại, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng nhanh. Các thành phần kinh tế phát triển, đóng góp quan trọng cho nền kinh tế, đặc biệt trong vấn đề tạo việc làm và cải thiện đời sống cho người dân. Tổng vấn đầu tư toàn xã hội tăng cao, kinh tế tăng trưởng, tạo điều kiện cho Nhà nước đầu tư nhiều hơn cho các mục tiêu ưu tiên như giáo dục, y tế, xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng, phát triển nguồn nhân lực, xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ các vùng khó khăn… Mức sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện rõ rệt. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ dưới 200 USD/người (năm 1990) lên 1.024 USD/người (năm 2008) và 1.960 USD/người năm 2013, giúp Việt Nam trở thành một trong những quốc gia đầu tiên đạt Mục tiêu thiên niên kỷ của Liên Hợp quốc (LHQ) về xóa đói giảm nghèo. Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam cũng từng bước được nâng lên và đang dần tiếp cận với chuẩn nghèo quốc tế. Thành công về tăng trưởng và ổn định kinh tế trong thời gian qua của Việt Nam đã góp phần không nhỏ để ngày cảng bảo đảm tốt hơn các quyền của người dân trên mọi lĩnh vực.

Hội nhập quốc tế thúc đẩy quan hệ hợp tác toàn diện giữa Việt Nam với các quốc gia và tổ chức quốc tế, qua đó quyền con người không chỉ được bảo đảm ở cấp độ quốc gia mà còn ở cấp độ quốc tế

Trong quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam coi trọng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quyền con người. Qua đối thoại và hợp tác quốc tế, Việt Nam đã giúp cộng đồng quốc tế hiểu rõ hơn về tình hình đất nước, con người Việt Nam, vừa là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia trong việc xây dựng và thực thi pháp luật, bảo đảm tốt hơn các quyền con người và đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ nhân quyền trong khu vực và trên thế giới. Tôn trọng tính phổ quát của các quyền con người, Việt Nam đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế quan trọng về quyền con người, trong đó có Công ước về quyền kinh tế, xã hội và văn hóa năm 1966, đồng thời nghiêm chỉnh thực hiện các nghĩa vụ thành viên.

Là thành viên của các Công ước về quyền con người của LHQ, Việt Nam và các quốc gia đã thiết lập cơ chế giám sát quốc tế tình hình bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người trên lãnh thổ quốc gia. Trong cơ chế này, ủy ban về quyền con người đã được thành lập và các quốc gia thành viên có nghĩa vụ phải xây dựng, bảo vệ Bảo cáo quốc gia định kỳ tình hình thực hiện Công ước trước ủy ban.

Bên cạnh cơ chế giám sát đặc thù của Công ước về quyền con người, các quốc gia thành viên LHQ còn thỏa thuận thiết lập cơ chế kiểm điểm định kỳ của Hội đồng Nhân quyền LHQ. Hội đồng Nhân quyền LHQ thực hiện chức năng giám sát tình hình thực hiện các công ước quốc tế về quyền con người được ký kết trong khuôn khổ LHQ. Việt Nam đã tích cực tham gia vào hoạt động của một số cơ chế nhân quyền LHQ; đối thoại về nhân quyền với các quốc gia và tổ chức quốc tế; mời các chuyên gia độc lập về các vấn đề: dân tộc thiểu số, nhân quyền và đói nghèo, tác động của nợ nước ngoài đối với việc thụ hưởng quyền con người tớiViệt Nam để hỗ trợ Việt Nam bảo đảm tốt hơn quyền con người trong các lĩnh vực này. Việt Nam thực hiện các Báo cáo rà soát định kỳ phổ quát về nhân quyền trước Hội đồng Nhân quyền LHQ, đồng thời tham gia đóng góp ý kiến, đưa ra khuyến nghị đối với báo cáo của tất cả các nước thành viên LHQ khác. Quá trình hình thành và hoạt động các cơ chế quốc tế nói trên đặt ra những nghĩa vu bắt buộc đối với các quốc gia thành viên phải áp dụng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo đảm và thúc đẩy các quyền cơ bản của con người. Đây cũng chính là sự bảo đảm ở cấp độ quốc tế cho việc hiện thực hóa các quyền con người của người dân trên lãnh thổ quốc gia thành viên nói chung và Việt Nam nói riêng.

Bên cạnh những tác động tích cực, hội nhập quốc tế cũng có những ảnh hưởng tiêu cực đối với việc bảo đảm và thúc đẩy các quyền con người ở Việt Nam, tác động đến tình hình chính trị, an ninh trong nước đòi hỏi chúng ta cần phải quan tâm giải quyết. Mỹ và các nước phương Tây luôn coi vấn đề dân chủ, nhân quyền là công cụ nhằm xóa bỏ sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tích cực sử dụng ngoại giao song phương, đa phương để gây sức ép buộc Việt Nam phải thực hiện “cải cách”, “tuân thủ các chuẩn mực nhân quyền quốc tế”. Các thế lực phản động, chống đối ở trong và ngoài nước thường xuyên lợi dụng cơ chế mở của các tổ chức, thể chế quốc tế để cung cấp thông tin xuyên tạc, sai sự thật, lập “hồ sơ”, gửi “kháng thư” vu cáo Việt Nam về quyền con người. Một số cơ chế nhân quyền quốc tế bị chi phối mạnh bởi Mỹ và các nước phương Tây có cách tiếp cận phiến diện, thiếu công bằng, thậm chí là có tính chọn lựa, tiêu chuẩn kép với Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tiếp thu các giá trị nhân quyền phổ quát nếu không được kịp thời định hướng, điều chỉnh để phù hợp với tình hình đặc thù của Việt Nam sẽ dễ bị các đối tượng lợi dụng hoặc một bộ phận quần chúng ngộ nhận, phiến diện, đòi hỏi thực hiện cứng nhắc, khiên cưỡng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *