Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
37083

Dân mạng bức xúc với bình luận về ngày 30/4 của sử gia Vũ Quang Hiển

Một stt trước ngày 30/4 năm nay đăng trên facebook của tài khoản “Hiển Vũ” được cho là của ông Vũ Quang Hiển, khẳng định rằng “36 giờ trước trưa ngày 30/4/1975, Dinh Độc Lập hoàn toàn bỏ ngỏ”, đồng thời diễn giải cho quan điểm rằng cả Sài Gòn cũng không chống cự nhờ các lệnh của Dương Văn Minh, nhờ vậy mà quân ta mới chiến thắng dễ dàng. Dưới stt trên, ông Vũ Quang Hiển còn trích dẫn các phát biểu được cho là của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Nguyên Phó Chủ tịch nước Cộng Hòa XHCNVN Nguyễn Thị Bình và đánh giá của Ban Bí thư về tầm quan trọng của việc Dương văn Minh đầu hàng…Một stt khác ông Hiển còn dặt vấn đề xem xét lại “công lao” và sự hy sinh của các lực lượng tấn công vào Dinh Độc lập. Facebook Hùng Ngô Mạnh cho rằng, quan điểm này là hoàn toàn sai sự thật, là sự phủ nhận, xúc phạm xương máu của đồng bào chiến sỹ tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Có thể là hình ảnh về 1 người và văn bản cho biết 'Hiển Vũ 11 giờ SÀI GÒN trong vòng 36 giờ trước 11h30 trưa ngày 30-4-1975 Vì sao dịnh Độc lập hoàn toàn bỏ ngỏ khi quân giải phóng tiến vào? 16h45 ngày 28.4.1975, lễ bàn giao giữa quyền Tổng thống Trần Văn Hương và tân Tổng thống Dương Văn Minh diễn ra tại Dinh Độc Lập. -Ngay sau đó, Tổng thống Dương Văn Minh_gửi công hàm cho Đại sứ Mỹ Martin yêu cầu cho cơ quan Tùy viên quố‘c phòng Mỹ (DAO) rời khỏi Việt Nam trong vòng 24 giờ để giải quyết hòa bình ở Việt Nam.'Có thể là hình ảnh về 1 người, ngoài trời và văn bản cho biết 'Memo! 86% 14:41 T2:41:49 PM Hiển Vũ 4 phút VẤN ĐỀ CẦN CÓ CÂU TRẢ LỜI Tại Dinh Độc lập trưa ngày 30-4-1975, các lực lượng vũ trang giải phóng có phải nổ súng chiến đấu không? Có bao chiến sĩ phải hy sinh? Tại sao? Bạn và 11 người khác Phẫn nộ Chia sẻ'
Ông Hùng lập luận rằng, chúng ta không phủ nhận những đóng góp của Dương Văn Minh giúp cho Sài Gòn không bị hư hại nhiều, nhưng đó thực chất là nhờ các nội tuyến của ta đã vận động trước và các trận chiến cuối cùng cũng không hề kém phần khốc liệt với rất nhiều hy sinh của chiến sỹ ta ngay trước giờ giải phóng. Dinh Độc Lập được ngắt điện bảo vệ hàng rào cũng là nhờ tình báo của ta trong Dinh đã yêu cầu sỹ quan ngụy phụ trách việc này thực hiện, nếu không thì với hàng chục chiếc xe tăng của ta đang bao vây, chỉ cần một biểu hiện chống cự thôi là cả Dinh sẽ thành đống gạch vụn. Chắc chắn rằng khi đó Dương Văn Minh và “nội các” không muốn, không được Mỹ chỉ đạo và cũng không… dũng cảm đến mức ấy!
Và để đến được Dinh, chỉ trong buổi sáng 30/4/1975 trên dường tiến vào, hàng chục xe tăng của quân ta đã bị bắn cháy bắn hỏng (trong ảnh là 3 chiếc bị bắn cháy ở lăng Cha Cả), hàng trăm chiến sỹ xe tăng và bộ binh hy sinh, nhiều đơn vị chứng kiến đồng đội ngã xuống mà không thể cứu, hoặc phải để thi hài nằm lại bên đường để kịp thần tốc đến mục tiêu khác (có đơn vị thống kê chỉ từ 30/4 đến 2/5, có tới hơn 200 chiến sỹ hy sinh, không kịp nhìn thấy ngày toàn thắng và không thể về với mẹ như mong ước). Tại cầu Rạch Chiếc, 52 chiến sỹ đặc công hy sinh chỉ trong 2 ngày 29 và 30/4 (ảnh dưới là khu tưởng niệm các anh ở chân cầu hiện nay); tại ngã tư Bảy Hiền, lính dù ngụy bắn chết nhiều đồng bào lên cắm cờ, nhiều chiến sỹ ta cũng hy sinh ở đây.
Có thể là hình ảnh về đang đứng, ngọn lửa và ngoài trờiCó thể là hình ảnh về ngoài trờiCó thể là hình ảnh về cây, ngoài trời và tượng đài
Về việc di tản của người Mỹ và số tay sai trung thành nhất của Mỹ, thì Mỹ đã lên kế hoạch từ đầu tháng 4/1975 và đến 17/4 Ford đã ra lệnh tổng tháo chạy khỏi Sài Gòn, đại sứ Mỹ và cơ quan Tuỳ viên quân sự Mỹ lúc này chỉ lo liệu việc đó cho xong là cũng đu càng nốt, chứ quân ngoại bang xâm lược mà ở lại để bị bắt thì sau này có lẽ CHXHCN Việt Nam đã không phải trả nợ 150 triệu đôla cho Mỹ về khoản nợ của ngụy Sài Gòn! Việc di tản đó đâu phải là nhờ Dương Văn Minh “ra công hàm yêu cầu” như cái phân tích của ông Hiển!
Ông Hùng dân chứng hồi ức của CCB Nguyễn Trần Đoàn ở Hải Phòng, nhập ngũ tháng 8/1970, về trận chiến trên đường đến Dinh Độc Lập:
“Sáng sớm ngày 30/4, các trận địa pháo của ta đồng loạt nã đạn về hướng Bộ Tổng tham mưu ngụy, sân bay Tân Sơn nhất và các mục tiêu Bộ tư lệnh dù, Bộ tư lệnh không quân ngụy. Ngay sau đó các xe tăng và đơn vị bộ binh làm nhiệm vụ đột phá dũng mãnh tiến thẳng về hướng Ngã tư Bảy Hiền. Thế nhưng, từ đêm hôm trước, địch đã tập trung Tiểu đoàn 8 (lính dù) chốt chặn, chúng huy động tối đa xe tăng và các loại hỏa lực còn lại để cản đường tiến của quân ta. Bởi vậy, quân ta mới chỉ tiến được chưa đầy 500 mét đã gặp địch chống trả.
Đầu các ngõ hẻm, xe tăng M41, M48 của địch đã phục sẵn, chủ động nhả đạn vào xe tăng và đội hình tiến quân của ta. Trên các ô cửa sổ nhà cao tầng và các khúc cua đều có những ổ đề kháng lợi hại của địch. Ngồi trên xe tăng, qua ống kính, tôi phát hiện các loại vũ khí chống tăng và các loại súng của chúng bắn như đổ đạn vào đội hình của ta. Nhiều xe tăng địch và cả xe tăng của ta bị bắn cháy, bắn hỏng, tiếng đạn pháo trong xe tăng chốc chốc lại nổ, kèm theo những đụn khói bốc cao. Xác lính dù nằm co quắp, cháy xém. Cạnh đó, cũng có nhiều chiến sĩ bộ binh của ta ngã xuống, những tốp cứu thương đang hối hả khênh vác thương binh và làm công tác tử sĩ. Gần cả tiếng đồng hồ mà đội hình cũng chỉ tiến được chưa đầy 1 km. Ta và địch giành nhau từng ngôi nhà, từng ngõ phố. Tiếng súng nổ, đồng đội mình ngã xuống càng khiến các kíp xe chúng tôi lao lên dũng mãnh hơn.
Khoảng 8 giờ 15 phút, khi đoàn xe tiến đến trước cổng trại lính dù Hoàng Hoa Thám, các ổ đề kháng của địch dày đặc hơn và chúng cũng ngoan cố hơn. Lại thêm một số xe tăng của ta bị trúng đạn, lại thêm những đồng đội hy sinh. Ở cự ly khoảng 300m, quan sát phía trước, tôi phát hiện một cụm ụ chiến đấu, chúng đang hướng mũi súng về phía xe của tôi. Tôi đã hô đến lần thứ 3 cho pháo thủ bắn ngay vào mục tiêu ấy. Nhưng đồng chí này mặt mày tái mét, không bắn cũng không trả lời mà cứ đứng ngây ra. Lập tức tôi đứng phắt dậy, nhoài người lên lao sang cửa pháo thủ ấn đồng chí xuống và dùng 12 ly7 có sẵn đạn vạch đường bắn thẳng vào mục tiêu, các xe của ta cứ theo đạn vạch đường của tôi mà tập trung hỏa lực. Không kịp lắp đạn, tôi quay sang chiến sĩ bộ binh ngồi trên xe đang ôm khẩu B40, liền ra hiệu đưa súng. Tôi đứng trên xe bắn liền 2 quả, diệt 2 hỏa điểm tiếp theo, sau đó tiếp tục lấy khẩu B41 của một chiến sĩ đang bị thương nằm trên xe bắn tiếp, diệt một ụ chốt nữa. Tôi không ngờ lúc ấy mình khỏe và hăng đến thế !
Khi gần tới Ngã tư Bảy Hiền, bỗng một ánh chớp và kèm theo tiếng nổ đinh tai cách bên trái xe chưa đầy 10 mét. Tôi đoán đó là một quả đạn cối 82 ly, khi nhìn sang bên thì phát hiện một chiến sĩ bộ binh bị mảnh khá lớn găm vào đầu, hy sinh tại chỗ. Tôi định vươn người ra kéo đồng đội vào trong xe thì một tiếng nổ nữa bên cạnh xe làm đứt lìa cánh tay trái của tôi, chỉ còn dính một sợi gân bằng chiếc đũa trắng tinh. Tôi lập tức dùng tay ga-rô cánh tay và ra hiệu cho pháo thủ dùng dây ga-rô buộc chặt vết thương cho tôi. Tiếp tục dùng AK bằng tay phải quét từng loạt về phía bọn lính dù đang luồn lách vào các con hẻm và chạy vào trong Bệnh viện Vì Dân (nay là Bệnh viện Thống Nhất). Lúc này tôi thấy đau, người choáng váng không còn sức chiến đấu. Tôi điện về phía sau báo cáo tình hình và được lệnh dừng xe thay người. Sau ít phút, cấp trên điều người thay tôi và một số anh em thương vong. Người thay vào vị trí của tôi chính là anh Vỹ, quyền đại đội trưởng. Anh đỡ tôi xuống xe, đồng chí y tá của đơn vị pháo binh từ phía sau chạy lên tiêm cho tôi và cắt luôn sợi gân còn lủng lẳng, rồi khênh tôi đặt tạm vào vỉa hè.
Đoàn quân tiếp tục tiến về phía Lăng Cha Cả để đánh các mục tiêu đã định. Đoàn xe chỉ mới tiến được khoảng 400 mét thì 3 chiếc bị trúng đạn, bốc cháy, trong đó có xe của tôi. Anh Vỹ, chỉ huy thay tôi, người mà tối qua anh cùng tôi tâm sự đã anh dũng hi sinh.
Cùng lúc ấy tôi được đưa về trạm phẫu tiền phương tại Vinatexco. Sau thời gian phẫu thuật xử lý vết thương, khi tỉnh dậy tôi thấy mỏm tay đã được băng gọn, đầu và ngực đều quấn băng. Tôi nhận ra một số chiến sĩ bộ binh được biên chế trong xe tôi cũng băng bó khắp người. Tôi hỏi “Mình đánh đến đâu rồi?” Mọi người trả lời: “Giải phóng rồi!”. Một chiến sĩ bộ binh nói: “Lúc anh xuống xe, người chỉ huy thay anh cho xe chạy tới ngã ba thì xe bị cháy. Các anh ấy hy sinh rồi!”… Tôi lặng đi, đau thương quá ! Lúc đó khoảng 2 giờ chiều ngày 30/4/1975”…
Trước các dẫn chứng trên, nhiều người bày tỏ phản ứng luận điểm Sài Gòn “hoàn toàn bỏ ngỏ” như ông Vũ Quang Hiển nói, cho đây là phủ nhận sự hy sinh của nhiều lực lượng quân dân tham gia giải phóng miền Nam những ngày cuối cùng đó, thậm chí còn hoài nghi ông này muốn lật ngược lịch sử với mưu đồ không trong sáng.
Hiếu Ngọc

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *