Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
17532

Bệnh nhân số 17 và lạm bàn về giá trị nhân quyền!

 

Những ngày qua, khắp chốn mạng xã hội, cô bệnh nhân số 17 lại nổi “tai tiếng”, nhà nhà, người người đều đem chuyện cũ, chuyện mới của cô ra bình phẩm.

Chuyện cũ là cô và chị gái đi đến tâm dịch CoVid-19 ở Milan (Ý) tham quan, du lịch, mua sắm, sau đó đi về Anh và nhập cảnh về Việt Nam và che giấu khai báo y tế về chặng đường của cô để tránh bị cách ly bắt buộc. Về nước, cô còn tham gia nhiều tiệc tùng, đến khi phát hiện ra cô bị mắc CoVid-19 khiến nhiều cả khu phố, khách sạn nhà cô cùng vô khối quan hệ xã hội đều bị cách ly. Tất nhiên, cô trở thành ca siêu lây nhiễm điển hình và cô gây náo loạn cả Hà Nội ngay sau khi phát hiện, nhà nhà, người người tích trữ lương thực, khủng hoảng không hề nhỏ, góp phần khiến cả Hà Nội bị cách ly bắt buộc sau đó. Kinh tế Nhà nước, xã hội bị tê liệt, khỏi bàn, Nhà nước vẫn đảm bảo 100% chi phí chữa bệnh, chi phí cách ly, nhưng người dân bị ảnh hưởng, bị giam hãm ở nhà, tất nhiên bức xúc và cô trở thành “hiện tượng” trên mạng xã hội và trở thành một “điển hình” để cảnh báo người dân về ý thức cộng đồng, ý thức xã hội thời dịch bệnh.

Chuyện mới, là sau khi khỏi bệnh, trở lại với thế giới bên ngoài cô trả lời phỏng vấn tờ báo Mỹ, ví von mình như một hiện tượng “vi phạm nhân quyền” của xã hội Việt Nam, cho rằng chính quyền đã vi phạm quyền riêng tư khi “công bố tất cả thông tin, lịch trình di chuyển, lịch sử dịch tễ của bệnh nhân dương tính với covid-19” điều đó đi ngược lại với cách làm của các quốc gia phương Tây khác và cảm nhận của bản thân khi bị phát hiện mang dịch bệnh ở Việt Nam, về quá trình đau khổ của cô ta khi phải điều trị ở Việt Nam. Qua chia sẻ của cô trên báo Mỹ, cô còn xem mình và gia tầng thượng lưu của mình bị “phân biệt đối xử” ở Việt Nam. Chưa đủ, tên dòng story đăng trên Instagram, cô còn chia sẻ: “Cảm ơn The New Yorker đã làm sáng tỏ câu chuyện của chúng tôi, trong số những trường hợp khác trên khắp thế giới. Những trải nghiệm này thật đau đớn vào thời điểm đó, nhưng nhờ chúng, tôi đã trưởng thành, học hỏi được và tôi tin rằng mình đã trở thành một người mạnh mẽ hơn rất nhiều. Đối với bất cứ ai từng cảm thấy cô đơn và tuyệt vọng như tôi đã từng, luôn có ánh sáng ở cuối đường hầm.”

Thế là cả chuyện cũ và chuyện mới của cô, khiến cả xã hội lại đem chuyện của cô ra mổ xẻ, phân tích, đa phần nghiêng về bất bình, phẫn nộ.

BN17 bị so sánh với cách hành xử của một Richkid khác

Qua vụ việc của cô bệnh nhân số 17 này cho ta thấy một số điều:

  1. Ở Việt Nam, tính cộng đồng rất mạnh, phán xét rất dữ dội nhưng pháp luật và chính quyền lại …quá nhân văn. Hành vi khai gian dối, che giấu khai báo y tế sau khi trở về từ vùng dịch bệnh của cô, dù là cố ý hay vô ý, đã gây ra hậu quả xã hội đặc biệt nghiêm trọng, thuộc tình tiết phải xử lý pháp luật hình sự. Nhưng rất tiếc, chính quyền vì muốn động viên người dân tích cực, tự nguyện hợp tác với tinh thần người người nhà nhà cũng thương yêu, đoàn kết, giúp nhau chống dịch nên răn đe, cảnh báo thì nhiều mà xử theo pháp luật chẳng được bao nhiêu. Nên đáng lý giờ này, cô BN17 phải bị quản lý trong nhà tù hay quản chế tại gia nếu được ân hưởng án treo, thì cô được chu du và phán xét chính quyền, xã hội Việt Nam.
  2. Chiếu theo góc độ nhân quyền, quyền tự do cá nhân, quyền riêng tư phương Tây thì quả thực, con người Việt Nam, văn hóa Việt Nam không dung hợp được, nếu không muốn nói là trái ngược. Mặt lợi thì đã thấy quá rõ trong cuộc chiến chống dịch bệnh, hay truyền thống đánh thắng giặc xâm lược hàng ngàn năm qua, nhưng mặt hại thì truyền thông cũng đã cảnh báo, Nhà nước cũng đã đưa vào pháp luật xử lý những hành động xâm phạm đời tư, cuộc chiến chống CoVid-19 về sau cũng hạn chế hẳn, thậm chí cấm báo chí không được tiết lộ sâu về đời tư bệnh nhân để bảo vệ quyền riêng tư của mỗi người. Có thể thấy, con người, văn hóa, pháp luật, quản lý Nhà nước đang cố găng dung hòa, đảm bảo cả khía cạnh lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân, tuy nhiên, trong mọi trường hợp có sự xung đột giữa lợi ích cá nhân với lợi ích cộng đồng thì lợi ích cộng đồng vẫn phải đặt lên trên.
  3. Việc cộng đồng mạng, xã hội thất vọng, lại tiếp tục đem cô BN số 17 ra mổ xẻ, so sánh hành xử của cô với ca bệnh trong giới Richkids khác, cũng như so sánh hành xử của cô với các “nhà giàu” khác trong cuộc chiến chống CoVid-19…chắc chắn sẽ cho cô nhiều trải nghiệm và bài học ứng xử hơn trong cuộc sống. Nó chắc chắn sẽ khắc nghiệt, dữ dội hơn nhiều và qua đó, chính quyền sẽ thấy được giá trị xã hội đang được đại đa số người dân đề cao, ủng hộ.

Điều này chắc chắn sẽ khiến giới “đấu tranh dân chủ”, “nhân sỹ trí thức” luôn “bài Đông hướng Tây”, luôn khát vọng Việt Nam hướng về “văn minh phương Tây” thất vọng tràn trể, bởi con người-văn hóa trong một đất nước-một dân tộc là thể thống nhất, không thể áp đặt được. Nếu mất đi văn hóa, bản sắc dân tộc tính của mình, thì đất nước đó sẽ không còn của dân tộc đó nữa. Quyền một con người còn phải nằm trong “nhân quyền” của dân tộc: đó tôn trọng nguyện vọng và giữ gìn văn hóa truyền thống số đông! Áp đặt quyền cá nhân lên quyền dân tộc là sự méo mó, bệnh hoạn và sự trả giá là tất yếu!

Khánh Chi

Link bài viết của báo New Yorker cho bạn nào cần tham khảo

https://www.facebook.com/newyorker/posts/10157821584683869

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *