Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
26055

Khuyến nghị UPR chu kỳ 3 về bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục là mục tiêu cơ bản trong chính sách phát triển của Nhà nước. Pháp luật Việt Nam quy định Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng DTTS và vùng có điều kiện KTXH ĐBKK. Công dân có quyền sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp; bình đẳng về cơ hội học tập. 

Những con số biết nói

Việt Nam có 5.766 trường mầm non và 100% số trường, nhóm lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới. Các tỉnh vùng DTTS&MN đều được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở. Năm 2019, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 96,9%; cấp trung học cơ sở là 81,6%; cấp trung học phổ thông là 47%. Đã triển khai dạy và học 06 thứ tiếng DTTS (Mông, Chăm, Khmer, Gia Rai, Ba Na, Ê Đê) cho gần 185.000 học sinh phổ thông của 21 tỉnh/thành trong cả nước. Ngoài ra còn có 06 thứ tiếng DTTS khác (Hoa, Thái, Cơ Tu, Tà Ôi, PaKo, MNông) đang được dạy thực nghiệm tại nhiều tỉnh/ thành trong cả nước với hàng trăm lớp và hàng chục nghìn học sinh.

Các vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập trung học cơ sở

Bên cạnh đó, việc dạy học tiếng DTTS cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng DTTS được các địa phương đẩy mạnh. Công tác xóa mù chữ, chống tái mù chữ cho đồng bào DTTS tiếp tục được quan tâm, trung bình mỗi năm huy động được khoảng 30 nghìn người từ 15-60 tuổi tham gia các lớp học xóa mù chữ. Năm 2019, tỷ lệ người biết chữ độ tuổi từ 15-60 của toàn quốc là 97,85%, tỷ lệ người DTTS từ 15-60 tuổi biết chữ là 93,7%; năm 2019, có 80,9% người DTTS từ 15 tuổi trở lên biết đọc, biết viết chữ phổ thông. Năm học 2018-2019, toàn quốc có 316 trường phổ thông dân tộc nội trú ở 49 tỉnh, thành phố với gần 110 nghìn học sinh. Trường phổ thông dân tộc bán trú đã được thành lập ở 28 tỉnh, với quy mô 1.097 trường và hơn 185 nghìn học sinh. Hiện nay, đã có 51/53 DTTS có học sinh, sinh viên cử tuyển. Cả nước có 04 trường dự bị đại học, 01 trường phổ thông dân tộc nội trú đào tạo hệ dự bị đại học dân tộc và 03 khoa dự bị đại học dân tộc thuộc các trường đại học, đào tạo hơn 5.000 học sinh dự bị/năm. Các chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề người DTTS đã hỗ trợ đào tạo khoảng trên 1,1 triệu người, chiếm hơn 14% trên tổng số gần 08 triệu người DTTS trong độ tuổi lao động. Đến năm 2019, có 10,3% người DTTS đã qua đào tạo, có bằng, chứng chỉ; 82,1% người DTTS từ 15 tuổi trở lên.

10 dự án cho đồng bào dân tộc

Trong những năm qua, Chính phủ đã có nhiều chương trình, chính sách, dự án đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu ở vùng đồng bào DTTS&MN như: CTMTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 – 2020, CTMTQG xây dựng nông thôn mới, Chương trình 135, Chương trình 30A,… Qua các chương trình, dự án đầu tư của Chính phủ, mạng lưới trường, lớp học thuộc vùng đồng bào DTTS&MN phát triển nhanh, hầu như các xã đều có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở, nhiều trung tâm cụm xã có trường trung học phổ thông. Tuy nhiên, chất lượng phòng học ở vùng đồng bào DTTS&MN còn kém, số lượng trường học bán kiên cố và đơn sơ còn nhiều là một trong những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tỷ lệ trường được công nhận đạt chuẩn ở địa bàn vùng đồng bào DTTS&MN còn thua kém so với vùng phát triển.

Thực hiện Nghị quyết số 120/2020/QH14 ngày 19/6/2020 của Quốc hội, CTMTQG phát triển KTXH vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030 đã được triển khai xây dựng, nội dung hướng tới người dân sinh sống ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào DTTS&MN.

Nội dung đầu tư cơ sở vật chất các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực công tác dân tộc (nội dung 2, Dự án 4), có chú trọng tới mục tiêu củng cố, tăng cường cơ sở vật chất, năng lực đào tạo các trường dự bị đại học, PTDTNT (PTDTNT); nâng cao chất lượng đào tạo hệ dự bị đại học cho học sinh DTTS để bảo đảm chất lượng đào tạo đại học người DTTS; tập trung đào tạo các chuyên ngành y, dược, nông, lâm nghiệp cho  khu vực Tây Bắc, Tây Nguyên, đang là vùng thiếu hụt nghiêm trọng đội ngũ bác sĩ, dược sỹ, kỹ sư nông nghiệp, đang là những thách thức lớn trong phát triển KTXH vùng DTTS&MN và thực hiện chính sách dân tộc[1].

Đổi mới hoạt động của cơ sở giáo dục chuyên biệt dành cho con em đồng bào DTTS&MN ( bao gồm trường PTDTNT, trường PTDTBT) nhằm tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục, tạo nguồn đào tạo cán bộ và phát triển nguồn nhân lực đối với vùng đồng bào DTTS&MN; bảo đảm thực hiện công bằng trong giáo dục giữa các vùng, miền và dân tộc.

Các chính sách hỗ trợ đào tạo, dạy nghề người DTTS được tích cực triển khai thực hiện, đã hỗ trợ đào tạo khoảng trên 1,1 triệu người, chiếm hơn 14 % trên tổng số gần 8 triệu người DTTS trong độ tuổi lao động theo chính sách của Đề án 1956/QĐ-TTg[2]. Hiện nay, đang thí điểm tổ chức đặt hàng trình độ trung cấp nghề, cao đẳng nghề với 26 cơ sở đào tạo để đào tạo cho 8.555 lao động là người DTTS thuộc hộ nghèo, hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp có khó khăn về kinh tế. Ở nhiều địa phương, dạy nghề đã gắn với giải quyết việc làm, tự tạo việc làm, nhiều người DTTS sau khi được học nghề, bồi dưỡng tay nghề đã mạnh dạn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất theo mô hình trang trại, làm giàu tại chỗ theo phương châm “ly nông bất ly hương”.

[1] Các nhiệm vụ được xác định gồm:  Đầu tư xây dựng các công trình, phục vụ học tập, sinh hoạt cho giáo viên và học sinh gồm: Ký túc xá; nhà hiệu bộ; trạm y tế học sinh DTNT; nhà thí nghiệm thực hành; thư viện tổng hợp; nhà đa năng; giảng đường; nhà công vụ cán bộ giáo viên nội trú; nhà ăn, nhà bếp; công trình vệ sinh; nhà sinh hoạt, giáo dục văn hóa dân tộc; cải tạo, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng (đường điện, cấp thoát nước, sân chơi, bãi tập, vườn ươm cây…); Mua sắm trang thiết bị hỗ trợ hoạt động giảng dạy, học tập: Thiết bị, dụng cụ thực hành, thí nghiệm; hệ thống máy tính, máy chiếu; thiết bị phục vụ giảng dạy tin nhọc, ngoại ngữ, y, dược; dụng cụ giáo dục thể chất…

[2] Giai đoạn 2016-2020, có trên 800 nghìn người DTTS được đào tạo nghề nghiệp các cấp trình độ, trong đó khoảng 412 nghìn lao động nông thôn là người DTTS được hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng

Những con số biết nói thể hiện sự nỗ lực trong việc thực hiện các khuyến nghị UPR chu kỳ 3 về bảo đảm quyền giáo dục cho người dân tộc thiểu số (5 khuyền nghị) của Nhà nước Việt Nam, tạo điều kiện ưu tiên cho con em người DTTS, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn… thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *