Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
31304

Báo cáo nhân quyền Mỹ 2022: can thiệp thô bạo, áp đặt quan điểm cực đoan của mình vào Việt Nam?!

 

Gần đây, nhân việc Bộ Ngoại giao Mỹ ra báo cáo nhân quyền năm 2022, trong đó có những nội dung sai lệch về Việt Nam, một số trang mạng (RFA, VOA, Việt Tân…) liền thi nhau đưa tin khuếch trương những thông tin sai lệch mà có lẽ họ cũng góp phần “sáng tạo” nên. Một nghịch lý là, Hoa Kỳ tự cho mình quyền đưa ra báo cáo nhân quyền để phán xét nhân quyền của các nước, nhưng nhiều nước và tổ chức quốc tế đã nhiều lần bày tỏ quan ngại về những vấn đề liên quan đến bạo lực, súng đạn, tấn công người châu Á và người Mỹ gốc Á hay là phân biệt chủng tộc… đã và đang xảy ra ở Hoa Kỳ.

Việt Nam ngay sau đó đã phản bác lại, khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, các quyền tự do cơ bản của con người được khi nhận trong Hiến pháp, được bảo vệ và thúc đẩy bởi các văn bản chính sách, pháp luật cũng như triển khai thực thi trong thực tiễn. Hằng năm, Việt Nam và Mỹ cũng như ở diễn đàn Liên hợp quốc đều có những đối thoại về nhân quyền, và liên quan đến báo cáo lần này, Người phát ngôn BNG Việt Nam đã nói sẵn sàng đối thoại thẳng thắn về những khách biệt, trên cơ sở tôn trọng chủ quyền và tôn trọng thực tế khách quan của mỗi nước. Trên thực tế, Việt Nam luôn thể hiện rõ quan điểm, chính sách xem con người là trung tâm, là động lực và mục tiêu của quá trình đổi mới phát triển đất nước, nỗ lực thực hiện nâng cao đời sống và quyền thụ hưởng của người dân và không để ai bị bỏ lại phía sau, nhất là trong những thời điểm dịch bệnh, khó khăn, và người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số…

Chúng ta thấy quan hệ Việt Nam và Mỹ đang có những triển vọng to lớn trên tất cả các lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, quốc phòng-an ninh, chống biến đổi khí hậu… Nhưng thời gian qua, dù những quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại ngày càng nhiều lên, nhưng vấn đề nhân quyền vẫn còn những nhận thức khác biệt, cản trở quan hệ hai bên. Mỹ thì vẫn ôm khư khư chiêu bài nhân quyền để can thiệp vào Việt Nam với chính sách “cây gậy và củ cà rốt”. Dù với thực tế Mỹ và ta có nhiều dư địa để thúc đẩy quan hệ giữa hai nước, nhưng bất kỳ nước nào chớ nên can thiệp vào công việc của nước khác, cho dù đó là lĩnh vực gì – kể cả nhân quyền – để rồi có những nhận định sai lệch theo ý chí thiếu thiện chí của một số kẻ – nhóm. Chừng nào, còn can thiệp thô bạo, áp đặt quan điểm nhân quyền cực đoan của mình vào Việt Nam thì chừng đó, quan hệ hai nước vẫn khó có thể “nâng tầm” được!

Bởi không phải ngẫu nhiên mà hồi tháng 10/2022 Việt Nam được bầu vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, Tổng Thư ký LHQ và nhiều nước đã bày tỏ sự hiểu biết, tin tưởng Việt Nam luôn trách nhiệm, tích cực, đóng góp hiệu quả thúc đẩy bảo vệ và phát triển nhân quyền. Việt Nam yêu chuộng hoà bình, đề cao các giá trị nhân văn và nhân đạo. Bên cạnh đó, Việt Nam sẵn sàng học hỏi, mong nhận được sự tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm của LHQ và các đối tác quốc tế để thực hiện ngày càng tốt quyền con người, quyền công dân và quyền làm chủ của nhân dân trong giai đoạn phát triển mới của đất nước. Tham gia tích cực Hội đồng nhân quyền LHQ, Việt Nam hướng tới và tập trung vào những nội dung rất thiết thực: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng Nhân quyền gắn với đề cao tôn trọng Hiến chương LHQ, luật pháp quốc tế; quyền con người trước tác động của biến đổi khí hậu; chống bạo lực và phân biệt đối xử, tăng cường bảo vệ các nhóm dễ bị tổn thương; thúc đẩy bình đẳng giới; quyền con người trong bối cảnh chuyển đổi số; quyền sức khỏe; quyền việc làm; quyền tiếp cận giáo dục chất lượng và giáo dục quyền con người. Trong thực tế ở trong nước, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu phát triển kinh tế – xã hội, để cho mọi người dân đều được thụ hưởng các thành tựu phát triển, thực hiện các chính sách an sinh xã hội, bằng nhiều chương trình giảm nghèo bền vững, các dự án chính sách giúp cho người yếu thế hòa nhập cuộc sống xã hội, tăng cường thông tin trong vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng miền núi…

“Trời còn để có hôm nay/Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” trích từ Truyện Kiều là câu được ông Tổng thống Mỹ J. Biden đọc khi tiếp đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, diễn tả rất đúng quan hệ hai nước. Việc đưa ra những nhận định, thông tin sai lệch, thiếu hiểu biết trong báo cáo nhân quyền là một việc sai lầm của BNG Hoa Kỳ cản trở tinh thần hôm nay, bởi những nguồn thông tin vừa thiếu thực tế về thành tựu nhân quyền ở Việt Nam, vừa được phát từ những chủ thể mang nặng định kiến, sẵn sàng bóp méo sự thật. Để “tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”, dân gian ta có câu thành ngữ chưa sai bao giờ sai rằng “đừng nghe đài địch” – là một số kẻ viết báo cáo nhân quyền theo thông tin sai lệch hay một số cây viết cho RFA, VOA múa mép khuếch trương

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *