Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
32553

Bàn chuyện thắng-thua: chiêu trò xảo biện xuyên tạc cuộc chiến Biên giới của Trương Nhân Tuấn

Với ý đồ công kích, chống phá quan hệ Việt – Trung nhằm mưu đồ kích động “bài Trung, thoát cộng” lâu nay, những kẻ chống phá Đảng, Nhà nước không từ thủ đoạn gì với luận điệu ngày càng tinh vi, xảo quyệt hơn. Chẳng hạn như dịp 45 năm chiến tranh Biên giới, Trương Nhân Tuấn – cánh tay đắc lực của tổ chức phản động lưu vong “Tập hợp dân chủ đa nguyên” ở Pháp tung ra bài viết: “Một câu hỏi nhân 45 năm cuộc chiến Biên giới Việt-Trung” đặt ra luận điệu rằng: “Ai thắng ai thua trong cuộc chiến?” hoặc khai thác thông tin mập mờ, thiếu cơ sở nào đó nhằm kích động hận thù dân tộc, bôi nhọ chế độ từ cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Bắc tháng 2 năm 1979.

Trước hết, cần phải xác lập rõ ràng rằng việc nhà cầm quyền Trung Quốc phát động một cuộc  tiến công quy mô lớn với 60 vạn quân trang bị đầy đủ vũ khí, khí tài, xe tăng, thiết giáp, pháo cối… xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên toàn tuyến biên giới phía Bắc ngày 17/2/1979 không chỉ bị tổn thất nặng nề về người và của, được mục đích đề ra mà còn bị dư luận yêu chuộng hòa bình trên thế giới lên án mạnh mẽ bởi tính chất phi nghĩa của cuộc tiến công xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, do vậy đã phải rút quân về nước vào ngày 18/3/1979. Trong cuộc xung đột vũ trang bên nào mà không đạt được mục đích, phải rút quân về nước thì rõ ràng thắng -thua đã được phơi bày. Kết quả sau gần 1 tháng chiến đấu, quân và dân Việt Nam đã loại khỏi vòng chiến đấu 62.500 tên địch; bắn cháy và phá hủy 550 xe quân sự, trong đó có 250 xe tăng, xe thiết giáp; phá hủy 115 khẩu pháo (có cả pháo cối hạng nặng), thu nhiều vũ khí, đồ dùng quân sự… Câu chuyện đó đã đủ để trả lời rõ ràng cho Trương Nhân Tuấn : “Ai thắng ai thua trong cuộc chiến?”.

Thứ hai, việc Trương Nhân Tuấn giả vờ ngu ngơ đặt câu hỏi về tên gọi của cuộc chiến tranh biên giới: “Việt Nam gọi cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979 là cuộc chiến “xâm lược” còn “Phía Trung Quốc có gọi tên đúng về cuộc chiến tranh hay không?”. Ông ta cần biết một điều rằng, phải sòng phẳng với lịch sử, không kích động hận thù. Cần khẳng định ngay rằng: “Chiến tranh xâm lược” theo các chuyên gia quân sự và Hiến chương Liên Hợp quốc đã quy định rõ: “là cuộc chiến tranh do một nhà nước, hoặc liên minh nhà nước tiến hành xâm lược nước khác”. Rõ ràng Việt Nam gọi cuộc chiến 17 tháng 2 năm 1979 là cuộc chiến “xâm lược” là quá đúng, hơn nữa đã được công luận tiến bộ trên thế giới thừa nhận. Lịch sử mấy nghìn năm từ buổi đầu dựng nước đến nay, Việt Nam đã ghi nhận: Trung Quốc đã tiến hành 14 cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam trong đó có 13 cuộc của các triều đại phong kiến phương Bắc và lần thứ 14 này chính là: Cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 2/1979. Còn việc Trung Quốc là một trong năm nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc, tất nhiên phải bao biện, che đậy, đánh tráo khái niệm, nào là “dạy cho Việt Nam một bài học”, nào là “Việt Nam là tiểu bá” và họ muốn gọi tên là gì là quyền của họ, nhưng không đảo ngược được chân lý thời đại, không thể đổi trắng thay đen từ “phi nghĩa” thành “chính nghía” được.

Truyền thống của cha ông chúng ta “đạị nhân, đại nghĩa”, dân tộc ta đã từng chịu ách nô lệ hàng nghìn năm của phong kiến phương Bắc, nhưng khi giành được chiến thắng thì Việt Nam cũng đã tha thứ cho hàng vạn đội quân của triều đình phương Bắc từng đô hộ mình, vẫn cấp lương thực, ngựa, thuyền bè, sửa đường để đội quân này về nước, giữ hòa hiếu bang giao. Hành động đó làm cho kẻ thù tâm phục, khẩu phục dù nhục nhã, thua trận như nhà chính trị, quân sự, nhà văn hóa lớn của dân tộc Nguyễn Trãi đã từng nói:“Đem đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo”. Kể cả rồi mấy chục năm dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, sự xâm chiếm hủy diệt tàn bạo của đế quốc Mỹ, khi chúng thua đau phải rút chạy thì chúng ta cũng sẵn sàng tạo mọi điều kiện để họ về nước một cách nhân văn, nhân đạo, đồng thời sẵn sàng “gác lại quá khứ, hướng tới tương lai” để cùng xây dựng và phát triển đất nước. Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy:“..Tôn trọng và giữ thể diện cho nước lớn, đặc biệt là khi họ là nước bại trận…”. Nét đẹp truyền thống đó cũng là tư tưởng quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước đến tận ngày nay, kế sách giữ nước bền vững từ sớm, từ xa bằng biện pháp hòa bình của dân tộc Việt Nam.

Năm 1991, Việt Nam và Trung Quốc đã chính thức bình thường hóa quan hệ theo 5 nguyên tắc: “Tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không xâm phạm lẫn nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; bình đẳng cùng có lợi và cùng tồn tại hòa bình”. Việt Nam và Trung Quốc “núi liền núi, sông liền sông”, tuy trải qua nhiều thăng trầm, nhưng là hai nước láng giềng, nguyện vọng của nhân dân hai nước là chung sống hòa bình, ổn định lâu dài, cùng nhau phát triển. Hiện nay Việt Nam-Trung Quốc là “Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện”. Kim ngạch thương mại song phương tăng 9 lần từ mức 20 tỷ USD vào năm 2008 thì năm 2022 đã tăng lên 180 tỷ USD. Qua 15 năm Trung Quốc đầu tư vào Việt Nam tăng hơn 10 lần từ 2 tỷ USD năm 2008 lên 25 tỷ USD hiện nay. Cũng như Việt Nam tiến tới quan hệ chiến lược với Mỹ, Pháp, Nhật, Úc, Việt Nam đã gác lại quá khứ, hướng tới tương lai vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển. Gác lại không có nghĩa là lãng quên, những dấu ấn bi hùng của cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đặc biệt trên mặt trận Vị Xuyên luôn nhắc nhở người dân Việt Nam, các thế hệ sau này phải tăng cường đoàn kết, xây dựng đất nước giàu mạnh để đủ sức đối phó với mọi kẻ thù có âm mưu xâm lược nước ta. Luận điệu lươn lẹo nhằm xảo biện, đổi trắng thay đen hòng làm sai lệch lịch sử, công kích, chống phá đất nước của Trương Nhân Tuấn không dễ lòe bịp dư luận nữa.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *