Mượn câu chuyện từ một bài báo trên RFA, hôm 05/02/2023, Việt Tân than vãn về “Cuộc sống đẫm nước mắt của cô gái Việt 18 tuổi sau khi trả tới 14.000 USD cho công ty môi giới để đi làm lao động tay nghề thấp ở Nhật”. Sau khi tung hứng cùng phụ họa rằng đây là “một hình thức nô lệ trá hình mới của cộng sản”, Việt Tân tiếp tục tru tréo: “Đoàn thanh niên cộng sản HCM đề ra chỉ tiêu đưa nửa triệu thanh niên ra nước ngoài lao động. Sao không tạo được công việc trên chính quê hương?”
Nhưng trong khi Việt Tân và độc giả của họ chửi bới chế độ như lên đồng, bài đăng của họ đã che khuất một nửa sự thật mà chính bài báo trên RFA cũng có đề cập.
Sau khi kể câu chuyện về một nữ lao động xuất khẩu “còn trong tuổi đang lớn, nhưng phải gần như tuyệt đối bóp mồm bóp miệng, nhịn ăn nhịn tiêu” để có tiền trả phí môi giới và gửi tiền về nước, RFA cũng thừa nhận rằng xuất khẩu lao động đang giúp nhiều người dân Việt Nam giàu lên. Cụ thể, bài báo gốc viết:
“Tại nhiều vùng làm nông nghiệp miền Bắc và miền Trung Việt Nam, xuất khẩu lao động đem về nhiều tiền cho quê hương đến nỗi nó được chính quyền xác định là một trong những thế mạnh kinh tế. Huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) có hơn 15.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, hàng năm gửi về trên 200 triệu USD, tức khoảng gần 5.000 tỷ đồng. Số tiền này gấp 13 lần tổng thu ngân sách toàn huyện (khoảng 380 tỷ đồng vào năm 2020).
Nguồn ngoại tệ mạnh do những người con lao động xa xứ gửi về để xây nhà cửa đã khiến bộ mặt làng xóm thay đổi toàn diện. Xã Đô Thành ở huyện Yên Thành nằm gần núi, trước kia dân chỉ sống bám vào cây lúa, rất khó khăn, nhưng sau nhiều năm ồ ạt đi lao động nước ngoài thì giờ đã thành “làng tỷ phú” xứ Nghệ. Làng có hơn 4.000 hộ thì ¾ có nhà cao tầng hoặc biệt thự. Người lớn tuổi không phải làm ruộng nữa, hầu hết chỉ ở nhà chăm cháu nếu bố mẹ chúng đều đi lao động nước ngoài. Hầu như mỗi gia đình đều có người đi lao động nước ngoài, có những nhà đi 3-5 người, cả con trai, con gái, rể, dâu. Đó là những tấm gương sáng rực động viên và cổ vũ cho những gia đình khác.
Năm 2020, thu nhập bình quân của nông dân Việt Nam là 43 triệu đồng/năm, tương đương khoảng 3,5 triệu đồng/tháng (con số từ Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
18 tuổi, vẫn chỉ là đi làm nông nhưng L. nhận được 1.400 USD/tháng tiền công. Theo tỷ giá USD trung bình là khoảng 31 triệu-33 triệu đồng. Nghĩa là gấp bảy tám lần 10 lần thu nhập bình quân nông dân ở Việt Nam. Nếu vẫn còn ở nhà, L. và gia đình có nằm mơ cũng không thể có.
Chính vì thế, tuy phải thế chấp nhà đất vay ngân hàng cộng với vay nợ bà con họ hàng, thậm chí vay lãi nặng thêm để có đủ ba bốn trăm triệu cho một suất “đi đơn hàng” tại những nước có thu nhập cao, yêu cầu về nhân công tay nghề thấp như Nhật, thì hầu như mọi gia đình đều sẵn lòng.”
Như vậy, thông tin trên RFA cho thấy người dân Việt Nam đi xuất khẩu lao động hoàn toàn tự nguyện, và nhận được sự bù đắp tương xứng với công sức của mình, chứ không hề là nạn nhân của nạn buôn người, hay của “một hình thức nô lệ trá hình” như Việt Tân nói.
Nếu nhìn lại bài viết của Việt Tân, ta sẽ thấy lời nói của họ thể hiện một sự thiếu hiểu biết đến mức nghiêm trọng về nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế thị trường tự do, sức lao động cũng là một loại hàng hóa. Để tối đa hóa lợi nhuận, các tác nhân trên thị trường phải mua hàng ở nơi rẻ hơn, và bán ở nơi đắt hơn. Khi Việt Tân hỏi tại sao chính phủ Việt Nam “không tạo công ăn việc làm trên chính quê hương”, mà lại khuyến khích xuất khẩu lao động, sao họ không nghĩ xem tại sao EU không tự đào dầu lên mà dùng, thay vì nhập của Nga? Sao người Nhật không dành công ăn việc làm cho dân của họ mà lại dành nó cho người Việt Nam? Còn công cuộc tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ tiến triển đến đâu rồi? Mỗi lần vận động cho đồng bọn, tay chân của Việt tân được cấp thẻ xanh sang Mỹ tị nạn, sao Việt Tân không nghĩ mình đang làm mất công ăn việc làm của dân Mỹ?
Việt Tân rất thiếu hiểu biết về chính mô hình kinh tế – chính trị mà họ đòi áp dụng. Thêm nữa, họ chỉ biết chửi chế độ, chứ không đề ra bất cứ giải pháp thiết thực nào để bảo vệ các quyền của người lao động Việt Nam xa quê. Họ cứ tưởng lật đổ chế độ là liều thuốc tiên giải quyết mọi vấn đề, mà không nghĩ rằng ở chính các nước đa đảng, người lao động cũng phải tìm cách tự bảo vệ các quyền của bản thân.
Xa rời thực tiễn, đấu tranh bằng khoa môi múa mép trên mạng ảo, họ thiếu hiểu biết về người lao động ở trong nước. Lý do thúc đẩy xuất khẩu lao động không chỉ đem lại nguồn thu nhập làm giàu cho chính bản thân họ mà đất nước, quê hương còn được hưởng lợi, bởi khi người lao động làm việc trong môi trường chuyên nghiệp, phát triển, họ sẽ học được tác phong công nghiệp, học được tư duy tiến bộ, học được kỹ năng nghề nghiệp,… đều là những thứ mà đất nước cần sau khi lực lượng lao động này trở về.
Những chuyện này đủ để cho thấy Việt Tân là một tổ chức viển vông, chỉ giỏi hô hào phá hoại chứ không có chút lợi ích chung nào với người lao động hay với đất nước Việt Nam cả.