Trước sự ra đi của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, hàng loạt bình luận, nhận định, phán đoán của thành phần chống phá Việt Nam cho rằng: “Việt Nam sẽ khủng hoảng về lãnh đạo chính trị kéo dài vì khó có thể tìm người thay thế vị trí lãnh đạo như ông Nguyễn Phú Trọng từng làm”, “sẽ diễn ra cuộc tranh giành quyền lực quyết liệt”, “vị thế quốc tế của Việt Nam mờ nhạt, tác động trực tiếp tới việc đầu tư của nước ngoài”, “ kinh tế Việt Nam sẽ suy giảm, rất khó gượng dậy trong thời gian dài”,… Tuy nhiên tình hình có diễn ra như họ mong muốn?
Trước hết, ngay sau lễ quốc tang ngày 27/7/2024, ngày 2/8/2024, Bộ Chính trị đã họp và nhất trí rất cao giới thiệu ông Tô Lâm ứng cử chức Tổng Bí thư. Ngày 3/8/2024, Hội nghị BCH Trung ương đã bầu ông Tô Lâm đảm nhiệm cương vị Tổng Bí thư với số phiếu tuyệt đối. Ngay sau đó, ông Tô Lâm đã họp với các nhà báo trong nước và quốc tế khẳng định bản thân ông và Ban Chấp hành Trung ương Đảng sẽ trung thành với đường lối đối nội, đối ngoại của Đảng, Nhà nước Việt Nam, mà ông Nguyễn Phú Trọng đã kiên trì lãnh đạo thực hiện trong gần ba nhiệm kỳ qua trên cương vị là Tổng Bí thư.
Đáng chú ý, ngay phiên họp Ban Chấp hành Trung ương chiều 3/8, có 4 Ủy viên Trung ương thôi chức do đã vi phạm các quy định của Đảng trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Đây cũng là minh chứng rõ nét cho cam kết mà tân Tổng Bí thư nhấn mạnh tại cuộc họp báo sau khi được bầu, đó là sẽ tiếp tục công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực theo tinh thần không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.
Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội Việt Nam vẫn diễn ra bình thường, không có bất kỳ “biến động” bất ngờ nào.
Rõ nét nhất là hãy nhìn vào phân tích, đánh giá của giới truyền thông, chuyên gia quốc tế về tình hình chính trị Việt Nam những ngày qua.
(1) Đài Sputnik cảu Nga cho rằng, việc kiện toàn sớm nhân sự lãnh đạo của đất nước vừa tạo thêm niềm tin của nhân dân cũng như ổn định các hoạt động của Đảng, Nhà nước, vừa khẳng định với quốc tế về sự ổn định chính trị tại Việt Nam.
(2)Chuyên gia Chu Nhung (Zhourong), nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên cứu Tài chính Trùng Dương thuộc Đại học nhân dân Trung Quốc, phân tích việc ông Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư đã làm giảm đáng kể cú sốc xã hội sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời và đảm bảo sự ổn định chính trị xã hội chung của Việt Nam, điều này có ý nghĩa rất lớn. Tờ Liên hợp Buổi sáng (Hong Kong) ngày 3/8 dẫn lời giới quan sát cho rằng chủ trương chính sách lớn của Việt Nam dự kiến sẽ không thay đổi trong thời gian tới.
(3) Truyền thông Nhật Bản đánh giá, việc lựa chọn Chủ tịch nước Tô Lâm làm Tổng Bí thư một lần nữa khẳng định sự ổn định chính trị và những ưu tiên hàng đầu của Việt Nam. Đài NHK viết: “Với sự chú ý của nhiều quốc gia, trong đó có Mỹ và Trung Quốc, Việt Nam đang hướng tới mục tiêu chứng minh sự ổn định chính trị bằng cách tiến hành suôn sẻ việc bổ nhiệm các nhà lãnh đạo cấp cao. Hãng tin Kyodo và tờ Sankei (Nhật Bản) bình luận việc Việt Nam lựa chọn ông Tô Lâm làm Tổng Bí thư là sự ủng hộ và tiếp nối chiến dịch chống tham nhũng của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Yomiuri cho rằng, với kinh nghiệm lãnh đạo từ khi còn đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Công an, Đại tướng Tô Lâm được kỳ vọng sẽ đóng vai trò chủ chốt trong việc thực hiện chiến lược chống tham nhũng ở Việt Nam. Theo Nikkei Asia, việc Việt Nam chọn Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ giúp kế thừa công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà Đảng Cộng sản Việt Nam phát động thời gian qua, cũng như tiếp tục chính sách ngoại giao cân bằng.
(4) Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Việt Nam ở Australia, nhận định với BBC rằng, việc ông Tô Lâm được bầu làm Tổng Bí thư không phải là điều bất ngờ và sẽ không có thay đổi lớn nào về chính sách đối nội và đối ngoại trong giai đoạn chuyển tiếp này. Theo giáo sư Carl Thayer, nhà lãnh đạo mới sẽ hoàn hoàn toàn tập trung vào việc giám sát các công tác chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng dự kiến sẽ diễn ra vào đầu năm 2026: “Với vai trò là Trưởng Tiểu ban nhân sự chịu trách nhiệm thẩm định và phê duyệt các ứng cử viên vào Ban Chấp hành Trung ương khóa mới, ông Tô Lâm sẽ đặc biệt cảnh giác để loại bỏ những ứng cử viên liên quan đến tham nhũng hoặc không đạt tiêu chuẩn của Đảng”.
(5) Với tiêu đề “Với Tổng Bí thư Tô Lâm, Việt Nam có một nhân vật mới mạnh mẽ và mang tính kế thừa”, Nhật báo La Croix (Pháp) dẫn nhận xét của chuyên gia nghiên cứu về Việt Nam đương đại, Benoit de Tréglodé, Giám đốc nghiên cứu tại Viện Chiến lược của trường quân sự (Irsem) ở Paris, cho rằng ông Tô Lâm là hiện thân của “sự liên tục, không đứt đoạn”, là người kế tục sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
(6) Financial Times viết, ông Tô Lâm nhận nhậm chức Tổng Bí thư đúng vào thời điểm quan trọng của Việt Nam – quốc gia đang trở thành thế lực sản xuất và hưởng lợi từ chính sách của các doanh nghiệp về đa dạng hóa nguồn cung, tránh phụ thuộc vào Trung Quốc.
(7) Giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War Collrge (Mỹ) nhận định với BBC: “Việc ông Tô Lâm giữ chức Tổng Bí thư có lợi cho môi trường đầu tư của Việt Nam”.
(8) Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á – Thái Bình Dương, Daniel K. Inouye thuộc Bộ quốc phòng Mỹ cho rằng ông Tô Lâm sẽ tiếp tục “chiến dịch đốt lò” và đường lối “ngoại giao cây tre” cho đến khi nào bối cảnh quốc tế mang đến lý do thuyết phục khiến ông thay đổi cách tiếp cận đó. Nhà nghiên cứu Chu Nhung đánh giá, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề xuất tiếp tục kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, để các tổ chức các cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam được cải thiện trong tương lai.
Nhận xét về tương lai sắp tới của công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam, giáo sư Zachary Abuza từ Đại học National War Collge (Mỹ) nhận định: “Chiến dịch đốt lò sẽ không biến mất bởi tham nhũng vẫn là một vấn đề ở Việt Nam. Tình hình đốt lò sẽ không trở nên gay gắt hơn, nhưng chắc chắn cũng sẽ không hạ nhiệt vào lúc này”.
…
Toàn những cơ quan truyền thông và chuyên gia có ảnh hưởng thế giới đánh giá như vậy. Giới đầu tư và chính khách quốc tế sẽ tin ai và có đếm xỉa đến những luận điệu bá láp, xằng bậy, mang động cơ đen tối, mang dã tâm xấu độc của thành phần chống phá Việt Nam hay không?