Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18050

Triển khai các khuyến nghị UPR chu kỳ 3 các quyền dân sự, chính trị

Việt Nam đã ban hành, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời triển khai các biện pháp cụ thể trên thực tế để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt chính đáng của người dân, phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật; đồng thời đạt những thành tựu đáng chú ý trong tăng cường việc tiếp cận thông tin rộng khắp của người dân, đặc biệt là người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.

Về quyền tự do biểu đạt, phát triển kết nối internet, tăng cường tiếp cận thông tin, bảo đảm sự độc lập của truyền thông và việc bảo vệ nhà báo[1]: Việt Nam đã ban hành, sửa đổi nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực này, đồng thời triển khai các biện pháp cụ thể trên thực tế để bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do biểu đạt chính đáng của người dân, phù hợp với quy định của Hiến pháp và pháp luật; đồng thời đạt những thành tựu đáng chú ý trong tăng cường việc tiếp cận thông tin rộng khắp của người dân, đặc biệt là người dân tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, biên giới, hải đảo.

Tôn giáo đồng hành với dân tộc trong phòng chống dịch Covid 19

Tính tới tháng 6/2021, số lượng người dùng Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu người, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020 – 2021 (chiếm hơn 70% dân số); số người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu người trong vòng 1 năm (tương đương 73,7% dân số). Với con số này, Việt Nam là quốc gia có lượng người dùng Internet cao thứ 12 trên toàn thế giới và đứng thứ 6 trong tổng số 35 quốc gia/vùng lãnh thổ khu vực châu Á. Người dùng Việt Nam dành trung bình tới gần 7 giờ mỗi ngày để tham gia các hoạt động liên quan tới Internet và tỉ lệ người dùng Internet ở Việt Nam sử dụng Internet hàng ngày lên tới 94%. Theo báo cáo xếp hạng An toàn an ninh mạng toàn cầu (GCI) năm 2020 do Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) công bố mới đây, Việt Nam đã tăng 25 bậc trong 2 năm, vươn lên vị trí thứ 25 trong tổng số 194 quốc gia, vùng lãnh thổ và đứng thứ 7 trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thứ 4 trong khu vực Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Về quyền tự do hội họp và lập hội[2]: Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã thực hiện các khuyến nghị liên quan đến vấn đề này. Dự án Luật về hội đang trong quá trình nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện. Ngoài ra, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đang xem xét ban hành Nghị định quy định tổ chức đại diện người lao động và Thông tư quy định về thương lượng tập thể, phát huy vai trò của các tổ chức đại diện người lao động trong quan hệ lao động, tuân thủ quy định của pháp luật.

Về quyền tự do tôn giáo[3]: Việt Nam hiện có 43 tổ chức thuộc 16 tôn giáo được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và có hàng ngàn nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung độc lập được đăng ký sinh hoạt tôn giáo (trong đó có các nhóm sinh hoạt tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam). Trong giai đoạn 2017-2020 có 03 tổ chức được cấp chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo là Hội thánh Tin lành Liên hiệp truyền giáo Việt Nam, Hội thánh Phúc âm Toàn vẹn Việt Nam, Giáo hội các Thánh hữu ngày sau của Chúa Giê-su Kito Việt Nam; 01 tổ chức được công nhận pháp nhân tôn giáo là Giáo hội Phúc âm Ngũ tuần Việt Nam. Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước hiện có 50.703 cơ sở tín ngưỡng; có 29.801 cơ sở tôn giáo, 53.390 chức sắc, 95.360 chức việc; 40.075 người vừa là chức sắc, vừa là chức việc tại 62/63 tỉnh, thành phố và 26.548.509 tín đồ. Việt Nam hiện có 63 cơ sở giáo dục, đào tạo tôn giáo gồm Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài và Phật giáo Hòa Hảo với hơn 18.000 học viên đăng ký theo học các khóa đào tạo tôn giáo mỗi năm. Năm 2020 có khoảng 230 cơ sở thờ tự được xây mới, 308 cơ sở thờ tự được nâng cấp, sửa chữa.

Trong những năm gần đây, đặc biệt sau khi triển khai Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, hoạt động quan hệ quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo diễn ra hết sức sôi nổi, phong phú về cấp độ, số lượng và phạm vi hoạt động. Nhiều hoạt động quốc tế lớn như Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc VESAK 2019, Tổng hội dòng Đa Minh tế giới… đã được các tổ chức tôn giáo Việt Nam đăng cai và tổ chức thành công tại Việt Nam. Nhiều tổ chức, cá nhân tôn giáo đi nước ngoài để tham dự các khóa đào tạo về tôn giáo, hội nghị, hội thảo, giao lưu hợp tác với hơn 300 đoàn hoạt động, hợp tác tôn giáo ra vào Việt Nam. Hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân người nước ngoài vào Việt Nam được tạo điều kiện thuận lợi như việc đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung (hiện có 67 điểm nhóm tôn giáo tập trung của người nước ngoài cư trú hợp pháp đã được đăng ký sinh hoạt), mời chức sắc nước ngoài hoặc chức sắc Việt Nam giảng đạo, cho phép nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo từ nước ngoài vào Việt Nam… Những điểm mới trong Luật Tín ngưỡng, tôn giáo cũng đã khiến thủ tục hành chính được cải cách, đơn giản hóa nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo của các tổ chức, cá nhân tôn giáo như: thời gian hoạt động để được công nhận của tổ chức tôn giáo giảm từ 23 năm xuống còn 05 năm; năm 2020 đã giải quyết trên môi trường mạng 43 thủ tục đăng ký, công nhận tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo, 18 thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến và được theo dõi trên Trang thông tin điện tử của Ban Tôn giáo Chính phủ.

Về án tử hình[4]: Việt Nam chỉ áp dụng án tử hình với các tội phạm nghiêm trọng nhất. Việc áp dụng án tử hình phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt của Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Tố tụng hình sự và các văn bản liên quan; đồng thời có nhiều biện pháp thể hiện chính sách nhân đạo của Việt Nam. Việt Nam cũng đang triển khai nhiều biện pháp để tăng cường việc tiếp cận pháp lý đối với người dân. Các hoạt động hợp tác quốc tế để nghiên cứu về vấn đề án tử hình, khả năng xem xét gia nhập Nghị định thư không bắt buộc thứ hai của Công ước ICCPR về bãi bỏ án tử hình cũng được tiến hành hiệu quả với sự tham gia của giới học giả về pháp luật, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác quốc tế và sự hỗ trợ của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc và các đối tác khác.

[1] Các khuyến nghị số 42, 189, 195, 184, 172, 176, 194, 213, 181, 168, 202, 214, 179.

[2] Các khuyến nghị số 202, 203, 207, 179, 197, 198, 200, 215.

[3] Các khuyến nghị số 169, 210, 178, 170, 173, 174, 182, 193, 199, 205, 206.

[4] Các khuyến nghị số 98, 99

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *