Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
17108

Trách nhiệm với dân tộc, đất nước nhìn từ cách hành xử khác nhau của hai anh em họ gia tộc Nguyễn Lân

Đại dịch COVID-19 ở bất kỳ đâu trên thế giới này cũng cho thấy con người ta đã tỏ rõ bản lĩnh của mình như thế nào. Từ những y bác sĩ trên tuyến đầu chống dịch cho đến những những người hỗ trợ cho họ như các nhà khoa học, các chính khách, các lực lượng quân đội, an ninh, các nhà hảo tâm và cả những người dân thường mà chẳng mấy khi người ta ngó ngàng tới. Tất cả đều chung tay góp sức, lớn thì tham gia lực lượng phòng chống dịch, nhỏ thì ở yên tại chỗ để cắt đứt chuỗi lây lan. Mỗi người, không kể nam, phụ, lão, ấu đều làm tốt vai trò của mình, góp phần đẩy lùi và kiểm soát dịch bệnh.

Một trong những con người cũng bình thường như bao người khác nhưng lại có những đóng góp rất thiết thực cho cuộc chiến không mệt mỏi chống đại dịch COVID-19 ở Việt Nam. Và con người ấy lại có một người em họ “chẳng đâu vào đâu” mặc dù cùng là thành viên của một dòng tộc đại trí thức của Việt Nam hiện nay. Câu chuyện về hai anh em họ Nguyễn Lân Hiếu và Nguyễn Lân Thắng đã để lại nhiều nỗi trăn trở cho không ít người về trách nhiệm với xã hội mà trước hết là trách nhiệm của một công dân.

1- Kẻ tự mình nhuộm đen nhem nhuốc:

Đó là Nguyễn Lân Thắng, kẻ chưa đến mức là “nghiệt súc” nhưng đã được coi là đứa con nghịch tử của dòng họ Nguyễn Lân. Ngày 18-12 năm nay, Nguyễn Lân Thắng sẽ bước sang tuổi 46, cái tuổi mà con người ta sau 28 năm được làm công dân và sau 15 năm “tam thập nhi lập” nếu chịu khó tu chí làm ăn sẽ gặt hái những thành công đầu tiên trong cuộc đời. Nhưng Nguyễn Lân Thắng lại không có được cái diễm phúc ấy.

Sinh ra trong một gia đình trí thức hàng đầu ở Việt Nam, có ông nội là Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, có người cha là Phó giáo sư, tiến sĩ ngành Hệ thống điện, Đại học bách khoa Hà Nội, các bác, các chú trong họ đều là những bậc trí thức gạo cội của nước nhà như giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Dũng, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Việt, giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng, phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Cường.v.v…; và với tấm bằng kiến trúc sư trong tay, Nguyễn Lân Thắng hoàn toàn có đầy đủ các điều kiện để trở thành một trí thức trẻ của nước nhà, một con người có ích cho xã hội. Ấy thế nhưng điều đó đã không thành hiện thực.

Thời trai trẻ, Nguyễn Lân Thắng là một thanh niên sôi nổi, hăng hái, thích khám phá và ham đi phượt. Với chiếc máy ảnh Nikon tối tân trong tay, Nguyễn Lân Thắng có cả một kho ảnh về các danh lam thắng cảnh của đất nước cũng như những bức ảnh hiếm về cuộc sống thường nhật nhờ góc nhìn rất riêng, rất đặc sắc của tác giả. Nhiều người công nhận Thắng chọn nghề kiến trúc là hòa toàn hợp lý bởi đầu óc nghệ thuật bay bổng, phóng khoáng và tâm hồn nghệ sĩ của Thắng.

Nhưng bỗng dưng… vào một ngày đẹp trời…

Năm 2011, “định mệnh” đến với Nguyễn Lân Thắng từ khi anh ta giao du với Bùi Thanh Hiếu (nick name “Người Buôn Gió”), là đồng hương Hưng Yên, trú tại Ngõ Phất Lộc, phố Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Bùi Thanh Hiếu chỉ hơn Thắng 3 tuổi nhưng lại là tay “lưu manh” thượng thặng với cả một tập hồ sơ đầy rẫy những tiền án, tiền sự.

Khác với Nguyễn Lân Thắng, nhiều thành viên trong gia đình Bùi Thanh Hiếu thuộc vào diện “thị dân lưu manh hóa”. Chị Bùi Thị Oanh của Hiếu (sinh năm 1963) từng vào tù vì tội “Môi giới mại dâm”. Bùi Thanh Huy, em của Hiếu, (sinh năm 1974) là “con nghiện chuyên nghiệp” từng nhiều lần phải nhập trại cai nghiện số 6 (Hà Nội). Ông Bùi Văn Hợp, của bố đẻ Bùi Thanh Hiếu cũng là một “con nghiện nặng ký”. Và Bùi Thanh Hiếu cũng đi theo con đường đó. Năm 1988, Hiếu bỏ học và gia nhập hàng ngũ “dặt dẹo viên”. Thừa kế bộ bàn đèn của cha để lại, Bùi Thanh Hiếu tổ chức sử dụng chất gây nghiện trái phép tại nhà. Năm 1994, Hiếu bị Tòa án Nhân dân quận Hoàn Kiếm tuyên phát 45 tháng tu giam và 2 năm quản chế.

Tháng 7-1998, Hiếu mãn hạn tù. “Ngựa quen đường cũ”, hắn lại tham gia vào một vụ cưỡng đoạt tài sản. Nhưng vì chỉ “giúp sức nhẹ nhàng” nên hắn chỉ bị xử lý hành chính. Năm 2011, hắn tiếp tục bị phạt hành chính vì tàng trữ “đồ chơi” có dạng… súng Colt M1911. Nhận rõ bản chất lưu manh, côn đồ hung hãn của Bùi Thanh Hiếu, những nhà “dân chủ cuội” ở Việt Nam như Nguyễn Quang A, Lê Quốc Quân, Nguyễn Tường Thụy… thấy ở Hiếu một “thành viên đầy tiềm năng” cho các cuộc “biểu tình” mang danh là chống Trung Quốc, phản đối “đường lưỡi bò” phi pháp nhưng thực chất là chống Nhà nước Việt Nam, hô hào đòi dân chủ theo kiểu Mỹ và phương Tây, đòi đa nguyên chính trị, đa đảng đối lập…

Thế nên cuộc “hội ngộ” giữa Nguyễn Lân Thắng, con nhà trí thức danh giá với Bùi Thanh Hiếu, con nhà tội phạm lưu manh có nòi được đám người hô hào dân chủ coi đó là một sự kiện “hòa giải, hòa hợp”. Kể từ đây, Nguyễn Lân Thắng, với cái mác xuất thân từ dòng họ trí thức “cây đa, cây đề” nhất nhì đất Việt đã bị các thế lực phản động, thù địch lợi dụng hết mức cho các mục tiêu chống phá Nhà nước, gây rối trật tự xã hội, không chỉ ở ngoài đời mà còn trên cả không gian mạng.

Thay vì tiếp bước truyền thống gia đình, dùi mài kinh sử, đi theo con đường học tập, nghiên cứu khoa học, Nguyễn Lân Thắng đã chọn cho mình một con đường phản nghịch, con đường trở thành một kẻ hoạt động chống đối nhà nước, phá hoại an ninh trật tự xã hội dưới danh nghĩa đấu tranh vì dân chủ. Từ khi bị Bùi Thanh Hiếu rủ rê tham gia các cuộc biểu tình trái phép, Thắng từ bỏ nghề kỹ sư kiến trúc của mình để theo đuổi cái danh hão là “nhà hoạt động dân chủ”. Thú vui và kỹ năng chụp ảnh từ các vụ đi phượt đã trở thành “tiền đề” để Thắng nuôi ảo mộng trở thành một “nhà báo tự do” nổi tiếng.

Cũng từ đó, Nguyễn Lân Thắng luôn kè kè bên mình chiếc máy ảnh để sẵn sàng chụp lại những hình ảnh mà y cho rằng “giật gân” để tạo ảnh hưởng. Nhờ sống bám vào những sự kiện nóng hổi, những bức ảnh của Thắng được tới tấp “lên ngôi” trong làng báo chí phản động. Cũng từ đó, nhiều báo chống cộng đã đề cao tên tuổi của Nguyễn Lân Thắng lên “chín tầng mây”. Và cũng từ đó, cái lý lịch của Nguyễn Lân Thắng mà hàng nghìn người ao ước giờ đã không còn ý nghĩa gì nữa. Thật đáng tiếc cho một con người đã lầm đường, lạc lối, nhẫn tâm gặm nát bảng vàng gia phong của một dòng họ đầy công lao, thành tích đóng góp xây dựng nước nhà.

Nhiều người cho rằng Nguyễn Lân Thắng bị hoang tưởng toàn phần, bị mắc bệnh cuồng vĩ, thậm chí là tâm thần phân liệt. Nhưng không phải ! Kể cả việc anh ta tung lên mạng đủ loại phát ngôn điên khùng hay đột nhiên cởi bỏ veston, mình trần trùng trục đứng giữa Tổ đường Phúc Khánh hô hoán ầm ỹ rằng “Đại Việt lâm nguy ! Đại Việt lâm nguy !”, phá hỏng buổi giảng kinh “Hiếu nghĩa” của Hòa thượng Thích Thanh Quyết khiến Công an phường phải vào điệu cổ anh ta ra

ngoài thì anh ta vẫn hoàn toàn tỉnh táo. Kể cả khi những người dân phẫn nộ cực lực đối với hành vi bôi nhọ hình tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh trên trang mạng facebook của Nguyễn Lân Thắng và kéo đến cổng nhà anh ta để hỏi tội thì anh ta vẫn đủ bình tĩnh để đi cửa sau, tháo chạy đến trụ sở Công an phường, nơi anh ta từng lớn tiếng chửi bới họ để… nhờ họ giúp đõ.

Từ khi bước chân vào con đường “đấu tranh dân chủ”, Nguyễn Lân Thắng đã lột xác và trở thành một người khác. Những điều tốt đẹp được thụ hưởng từ gia đình hiếu học dần rơi rớt hết, để còn trơ lại một Nguyễn Lân Thắng kiêu căng, ngạo mạn với những phát ngôn tự phụ, ngôn cuồng. Việc Nguyễn Lân Thắng cùng những kẻ tự xưng là đấu tranh dân chủ luôn tự sướng với nhau trên facebook để chửi rủa dân chúng Việt Nam chỉ vì họ chưa chịu tỉnh ngộ như chúng đứng lên lật đổ chế độ hiện nay là chuyện không mới lạ. Ngay đến việc người dân say mê cổ vũ cho đội tuyển bóng đá Việt Nam cũng là cái cớ để Thắng mắng họ là “đến bao giờ dân Việt hết cuồng”.

Chân dung Nguyễn Lân Thắng

Từ những hành vi bất mãn có tính cá nhân, Nguyễn Lân Thắng đã bị các thế lực thù địch bên ngoài lợi dụng để biến thành một quân cờ chống phá Nhà nước về chính trị. Trước thất bại của những kẻ kêu gào đòi loại bỏ Điều 4 của Hiến pháp Việt Nam 2013, tức là đòi xóa bỏ quyền lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nguyễn Lân Thắng đã tuyên bố trên trang web của hãng BBC rằng “Quốc hội này không đại diện cho ý chí, nguyện vọng của tôi nữa nên cá nhân tôi muốn giải tán quốc hội này. Và tôi muốn làm cách nào đó để có một quốc hội khác”. Cũng như vậy, khi Quốc hội Việt Nam chỉ ra Thông cáo chứ không phải là một Nghị quyết về Biển Đông thì anh ta cũng đòi phải giải tán Quốc hội, lập quốc hội mới “đủ khả năng làm những việc mà nhân dân cần”. Quả là ngông cuồng hết mức !

Sau những lục đục nội bộ trong đám “dân chủ gia” với Nguyễn Phương Anh và Phạm Đoan Trang, Nguyễn Lân Thắng tuyên bố sẽ không đi biểu tình chống Trung Quốc nữa mà chỉ đi biểu tình chống đối và lật đổ chế độ. Như vậy, từ cái gọi là “người bất đồng chính kiến”, Thắng lột xác trở thành một kẻ chống đối cực đoan với đầy đủ các giai đoạn: Từ bất mãn của cá nhân dẫn đến suy thoái phẩm chất đạo đức; từ suy thoái phẩm chất đạo đức dẫn đến tự diễn biến và từ tự diễn biến đến tự chuyển hóa. Với vụ vượt biên trái phép và tập huấn với tổ chức VOICE, một cánh tay nối dài của Việt Tân và lại được mời tham gia điều trần về tự do báo chí, Nguyễn Lân Thắng chính thức đặt một chân vào một tổ chức khủng bố Việt Tân, đã bị Nhà nước Việt Nam đặt ngoài vòng pháp luật. Bản thân Nguyễn Lân Thắng đã bị Cơ quan An ninh điều tra Việt Nam áp dụng biện pháp ngăn chặn hạn chế là dừng xuất cảnh vì lý do an ninh.

Chuyện của Nguyễn Lân Thắng còn dài dài nhưng dù sao, đó chỉ là con sâu bỏ rầu nồi canh. Dòng họ Nguyễn Lân vẫn còn nhiều người đã, đang và sẽ cống hiến hết mình cho Tổ quốc, cho dân tộc Việt Nam.

2- Người tự hào khoác lên mình sắc trắng tinh khôi:

Ở Việt Nam, trong giai đoạn phòng chống dịch COVID-19 căng thẳng nhất hiện nay, người ta thấy xuất hiện một người con chí hiếu, chí tình, chí nghĩa của dòng họ Nguyễn Lân. Đó là Phó giáo sư, tiến sĩ y khoa Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện thực hành Đại học Y khoa Hà Nội. Ông cũng là Đại biểu đương nhiệm của Quốc hội Việt Nam khóa XIV, được bầu khi mới 44 tuổi.

Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Lân Hiếu xuất thân từ gia tộc Nguyễn Lân, một gia tộc có nề nếp gia phong, có trí thức sâu rộng, có tinh thân yêu nước và quan trọng nhất là niềm say mê nghiên cứu khoa học không bao giờ vơi cạn. Là cháu nội của Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Lân, là con ruột của GS-TS Nguyễn Lân Dũng, là cháu ngoại của Nhà giáo Nguyễn Văn Huyên, Bộ trưởng Bộ Giáo dục của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lại chịu ảnh hưởng tốt đẹp từ bác trưởng Nguyễn Lân Tuất, nguyên Chủ nhiệm khoa lý luận và sáng tác của Nhạc viện Novosibirsk, Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga, Nguyễn Lân Hiếu đã từ bé tu chí học hành, rèn luyện để phấn đấu vươn lên, để rồi trở thành một trí thức chân chính, nguyện đem hết tài năng và trí tuệ của mình phục vụ cho Tổ quốc, cho đồng bào.

Bác sỹ Nguyễn Lân Hiếu

Khi dịch COVID-19 bắt đầu đe dọa và xâm nhập vào Việt Nam, Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đã cùng với các đồng nghiệp tham mưu cho Đảng và Nhà nước có các biện pháp phòng ngừa từ xa, từ sớm, hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Bản thân ông cũng trực tiếp vạch kế hoạch đưa các bài học kinh nghiệm từ việc phòng chống dịch đợt 1 vào kho tư liệu của Bệnh viện thực hành Đại học Y khoa Hà Nội để phục vụ cho việc đào tạo các y bác sĩ trong tương lai. Trong đợt phòng chống dịch thứ hai từ ngày 6-3-2020, ông đã động viên các sinh viên đang thực tập tại bệnh viện tích cực thâm nhập thực tế, tham gia các cơ sở phòng chống dịch COVID-19 ở Hà Nội để có thêm các kiến thức thực tế, tạo nền móng vững chắc cho nghề nghiệp sau này.

Khi đợt thứ ba của dịch bệnh COVID-19 tại Việt Nam bùng phát tại Đà Nẵng và có những diễn biến ngày càng phức tạp, Bộ Y tế đã điều động khẩn cấp đội ngũ y bác sĩ giỏi, có trình độ chuyên môn cao vào hỗ trợ ứng cứu cho Thành phố Đà Nẵng đang bị dịch bệnh tấn công dữ dội, ông là một trong những người đầu tiên xung phong “ra mặt trận”. Trong bài viết ngắn của mình trên báo điện tử VNEXPRESS, ông Nguyễn Lân Hiếu tâm sự.

“Đặt vé máy bay từ Hà Nội đi Huế chuyến 11 giờ sáng thứ ba, tôi yên tâm dặn dò anh em nghỉ sớm lấy sức lên đường… Vậy nhưng đến 4 giờ chiều thứ hai, VietJet thông báo hủy chuyến bay duy nhất trong ngày. Điện thoại cho cậu bạn bên Vietnam Airlines, nhận được dòng tin nhắn “anh nhắn cho em tên tuổi của cả đoàn”, tôi đã mừng thầm trong bụng, nhưng chỉ ít phút sau lại nhận được cái lắc đầu. 16 giờ 30, tôi quyết định họp đoàn. Vừa trình bày khó khăn, tôi đã được sự đồng thuận nhanh chóng. Hai lãnh đạo khoa hồi sức, chẩn đoán hình ảnh và ba bác sĩ, hai điều dưỡng trẻ đã sẵn sàng lên đường bằng ô tô ngay trong đêm. Với tốc độ của xe cứu thương, sau 8 giờ di chuyển chúng tôi đã ăn được tô bún bò ngay trước cửa Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 để chuẩn bị vào cuộc”.

Đó chính là tinh thần và phong cách mà người ta thường thấy ở những người chiến sĩ, những quân nhân. Và trong chuyến đi thần tốc hơn 700 km chỉ trong vòng hơn 8 giờ đồng hồ của đoàn y bác sĩ Bệnh viện Đại học Y Hà Nội ấy, người ta thấy hình bóng của những đoàn quân Nam Tiến năm nào đi dọc đất nước vào Nam bộ kháng chiến hay của những đoàn quân “xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước” thời kháng chiến chống Mỹ.

Ít nói về mình, nhưng Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu lại đặc biệt quan tâm đến đồng đội, những học trò yêu quý của ông. Những đồng nghiệp trong tương lai không xa sẽ thay thế ông tiếp tục sự nghiệp của những người khoác trên mình tấm áo blou trắng tinh khiết, với lời thề Hipocras trong tim. Ông mô tả họ với tất cả tấm lòng trìu mến của mình:

“Cảm nhận đặc biệt nhất với tôi là về các bạn trẻ, với tương lai rất dài, vậy nhưng họ không hề lo lắng bị nhiễm bệnh. Họ chỉ lo “chẳng may dương tính”, lại bị loại khỏi cuộc chiến hai tuần. Họ vẫn pha trò những lúc được cởi bộ đồ phòng hộ, vẫn đòi “hết dịch thầy phải dẫn con đi ăn chè hẻm, thuyền sông Hương”… Rồi những quyết định chuyên môn có một không hai vì bệnh dịch này đã đưa ra, tôi nghĩ sẽ chẳng bao giờ lặp lại trong lịch sử”.

Trực tiếp bắt tay cùng “đội quân” vẻn vẹn chỉ có 6 bác sĩ trẻ tuổi của mình cùng một số y tá, điều dưỡng viên sở tại chăm sóc cho 23 bệnh nhân mà một nửa trong số đó thuộc diện “gần đất xa trời”, ông vẫn có cái nhìn toàn cục về “nghệ thuật chỉ huy tác chiến” trong “cuộc chiến” có một không hai này và đưa ra những đánh giá hết sức xác đáng:

“Cái khó nhất khi đại dịch ập xuống, đó chính là sự hợp tác giữa nhiều bộ phận khác nhau có khi còn chưa gặp nhau bao giờ. Kiến thức khác nhau, trường phái khác nhau, thậm chí giọng nói còn khác nhau, vậy làm sao để hòa hợp đưa ra kết quả cuối cùng là hiệu quả chữa bệnh cao nhất cho người bệnh ? Một đơn vị vừa thành lập mà chịu áp lực nhận hơn 20 bệnh nhân rất nặng, dưới sự theo dõi của hàng triệu cặp mắt, trái tim từng ngày, giờ, mấy ai có thể “bình tĩnh tự tin không cay cú” ? Vai trò của người lãnh đạo là vô cùng quan trọng lúc này. Những người đứng đầu điều phối cả công việc chuyên môn lẫn hành chính, hậu cần trong áp lực bủa vây muôn phía: từ lãnh đạo bệnh viện, tổ chuyên môn, Tiểu ban Điều trị quốc gia phòng chống COVID… rồi từ chính các nhân viên của mình. Chẳng may sơ sểnh là ân hận suốt đời. Chính vì vậy, ngay buổi gặp mặt đầu tiên với Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, tôi chỉ xin một việc là bổ nhiệm ngay lãnh đạo đơn vị phòng chống dịch. Vị tướng cầm quân quyết định một nửa của chiến thắng, cuộc chiến nào cũng vẫn vậy.”

Những khó khăn, vất vả của các đòng nghiệp cũng được ông Nguyễn Lân Hiếu mô tả một cách sinh động và ngắn gọn. Nhưng điều quan trọng là những lời mô tả ấy không chỉ phản ảnh những khó khăn, cực nhọc do công việc đòi hỏi mà cao hơn thế, nó phản ánh cái mà người ta vẫn gọi là “bản lĩnh chiến đấu”, là “đạo đức nghê nghiệp” với một tầm nhìn rất xa, rất rộng:

“Đó là cái sự nóng khi mặc bộ “phi hành gia”, phát minh của việc chống dịch SARS từ cách đây gần 20 năm được áp dụng đến giờ rất hiệu quả. Đó là không sử dụng điều hòa trong ICU. Tuy nhiên lại là cực hình dưới cái nắng cuối hè của Huế. Với ca trực 8 tiếng trong bộ đồ phòng hộ, nhiều nữ điều dưỡng của tôi đã ngất xỉu khi vừa bỏ khẩu trang. Mồ hôi như tắm tủa ra khắp người, mất nước điện giải vì có chỗ nào để đưa nước vào người được đâu. Giao ban sáng hôm nay, tôi cũng chính thức đề nghị giảm “tua” xuống 6 tiếng và lý tưởng là 4 tiếng cho mỗi điều dưỡng viên. Nhưng như vậy lực lượng dự bị còn mỏng quá. “Chiến trận” leo thang, lấy ai mà kháng địch ?”

Gian khổ là thế, cực nhọc là thế ! Nhưng người con của dòng tộc Nguyễn Lân vẫn rất lạc quan khi tin tưởng vào một kết cục tốt đẹp trong trận chiến giữa con người và kẻ thù gần nhu vô hình SARS-COV-2. Ông đã viết:

“Con người Việt Nam can trường lắm, thông minh lắm và thích ứng trong mọi hoàn cảnh. Người này mệt lui lại phía sau sẽ có người khác tiến lên thay vị trí. Sáng nay, hai chuyên gia của Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương đã vào tiếp sức cho chúng tôi, rồi hàng chục bác sĩ ở các tỉnh, thành đã xuất quân tiến về miền Trung thân thương với tinh thần chống dịch như chống giặc… Tất cả rồi sẽ qua đi. Tôi không muốn dùng từ “chiến thắng” nhưng tôi tin rằng chúng ta sẽ vượt qua với tổn thất tối thiểu nhất. Lúc ấy, tôi xin hứa với đại gia đình của mình, chúng ta

sẽ có một kỳ nghỉ thật dài cùng nhau.”

Như Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói đại ý: Chúng ta phải giữ vững tinh thần “chống dịch như chống giặc. Mỗi gia đình là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng chống đại dịch COVID-19”. Và những y bác sĩ của Việt Nam, trong đó có tập thể y bác sĩ Bệnh viện Đại học y Hà Nội dưới sự “chỉ huy” của bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu đang ở trên tuyến đầu của mặt trận ấy, đã thể hiện mình bằng cách noi theo tinh thần và ý chí của những chiến sĩ Vệ quốc đoàn Nam tiến kháng chiến chống Pháp, như các chiến sĩ giải phóng quân với vành mũ tai béo tung hoành ngang dọc nơi chiến trường kháng chiến chống Mỹ năm nào.

Có một điều rất quan trọng nhưng lại không được nhiều người biết đến trong đại chiến dịch chống đại dịch COVID-19 năm nay, các bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân hiện tượng “âm tính giả” và “tái dương tính giả”. Khi phân tích việc test nhanh virus SARS-COV-2 cho kết quả âm tính nhưng đến khi dùng biện pháp xét nghiệp RT-PCR lại cho kết quả dương tính (“âm tính giả”) thì Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu chính là một trong số ít bác sĩ đầu tiên phát hiện rằng không phải kết quả test nhanh virus SARS-COV sai mà là do hạn chế của công nghệ.

Theo Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, sở dĩ có tình trạng “âm tính giả” là vì phương pháp test nhanh dựa trên việc tìm kháng thể IgM/IgG đặc hữu đối kháng virus SARS-COV-2 để qua đó xác định có virus hay không chứ không tìm tới chính virus. Do đó, khi mới nhiễm virus, cơ thể người chưa kịp sản sinh đủ kháng thể IgM/IgG; hoặc do sức đề kháng của cơ thể yếu, lượng kháng thể IgM/IgG cũng quá ít nên cho kết quả âm tính giả. Ngược lại, việc xét nghiệp RT-PCR nếu được tiến hành khi bệnh cảnh đã thuyên giảm hoặc bệnh nhân đã khỏi bệnh, nhưng cơ thể còn sót lại các “xác virus” nên cũng có thể cho kết quả “tái dương tính giả”. Việc xét nghiệm test nhanh trong trường hợp sau khi khỏi bệnh để xác định âm tính cũng không khả thi vì lượng kháng thể IgM/IgG còn tồn dư trong cơ thể là rất lớn và kéo dài tới vài tháng sau.

Đây là những phát hiện hết sức quan trọng để điều chỉnh biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19 cũng như hiệu quả điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-COV-2. Chính nhờ những phát hiện này mà Hà Nội, Dà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương có dịch đã chuyển sang dùng biện pháp xét nghiệm RT-PCR để loại trừ tình trạng “âm tính giả”, phát hiện sớm và chính xác tận gốc người nhiễm SARS-COV-2 để cách ly và điều trị kịp thời.

Đây là những phát hiện hết sức quan trọng để điều chỉnh biện pháp nhằm tăng cường hiệu quả công tác phòng chống dịch COVID-19 cũng như hiệu quả điều trị bệnh nhân nhiễm SARS-COV-2. Chính nhờ những phát hiện này mà Hà Nội, Dà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và một số địa phương có dịch đã chuyển sang dùng biện pháp xét nghiệm RT-PCR để loại trừ tình trạng “âm tính giả”, phát hiện sớm và chính xác tận gốc người nhiễm SARS-COV-2 để cách ly và điều trị kịp thời.

Không chỉ là một thầy thuốc tận tâm với bệnh nhân, tận tuy với nghề nghiệp, một trí thức say mê nghiên cứu khó học để phục sự cho đời, Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu còn có một nhân cách đáng nể, khác hẳn với đứa em họ “nghịch tử” Nguyễn Lân Thắng.

Được một phóng viên hỏi về cảm tưởng khi được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa XIV, Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu tâm sự rằng trong ước muốn của mình, ông chỉ mong được giao phụ trách một trung tâm y học chuyên ngành tim mạch hiện đại của quốc gia chứ không hề nghĩ đến việc mình sẽ làm Đại biểu Quốc hội. Tuy nhiên, khi được đề nghị ứng cử, ông vẫn nhận lời. Ông cho rằng: “Đến một thời điểm, tôi thấy rằng mình đã muốn dùng kiến thức, khả năng của mình để lan tỏa sự hiểu biết, suy nghĩ mà mình cho là đúng, hy vọng nó sẽ tạo ảnh hưởng tốt tới sự phát triển của xã hội. Đó là lý do tôi ứng cử và trở thành Đại biểu Quốc hội chứ không phải để trở thành “ngôi sao”, càng không phải vì tham vọng chính trị”.

Trong nghề y chữa bệnh cứu người, Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu được mệnh danh là “thầy phù thủy” chữa trị những “trái tim lỗi nhịp”. Nhưng ông vẫn chưa phải là Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi được hỏi vì sao ông chưa vào Đảng, Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu cho biết chính Bác Hồ đã từng khuyên ông ngoại của ông là Nhà giáo Nguyễn Văn Huyên không vào Đảng để phục vụ tốt nhất cho Chính phủ lâm thời (1945) vì tình thế đất nước lúc bấy giờ cần thiết phải làm như vậy. Ông tâm sự: “Anh họ tôi, Giáo sư Tôn Thất Bách cũng không phải là Đảng viên, nhưng anh Bách vừa là Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, vừa là Giám đốc Bệnh viện Việt Đức. Bác tôi, Giáo sư Tôn Thất Tùng từng làm Thứ trưởng Bộ Y tế, cũng không phải là Đảng viên… Trong gia đình chúng tôi không có ai là Đảng viên, trừ mẹ tôi, vì bà là Đại tá quân đội. Bố tôi, ông nội tôi, ông ngoại tôi cũng không phải Đảng viên. Nhưng tôi đã chứng kiến họ sống một cuộc đời tử tế,

cống hiến hết mình cho đất nước, yêu nước đến mức không ai có quyền nghi ngờ nhân cách của họ. Tôi muốn học họ. Vì dù có vào Đảng hay không thì tôi và gia đình vẫn cống hiến hết mình cho đất nước, để làm sao cho xã hội tốt đẹp hơn”.

Hy vọng rằng qua những sự kiện này, từ những con người này, trong hoàn cảnh này và từ tấm gương của người anh Nguyễn Lân Hiếu, kẻ nghịch tử Nguyễn Lân Thắng sẽ hồi tâm chuyển ý, dù là muộn màng nhưng thà muộn còn hơn không. Để những người mang dòng máu Nguyễn Lân luôn giữ được sự trong sáng và lòng tận tâm vì nước, vì dân của một dòng tộc đại trí thức luôn đồng hành với dân tộc.

cống hiến hết mình cho đất nước, yêu nước đến mức không ai có quyền nghi ngờ nhân cách của họ. Tôi muốn học họ. Vì dù có vào Đảng hay không thì tôi và gia đình vẫn cống hiến hết mình cho đất nước, để làm sao cho xã hội tốt đẹp hơn”.

Hy vọng rằng qua những sự kiện này, từ những con người này, trong hoàn cảnh này và từ tấm gương của người anh Nguyễn Lân Hiếu, kẻ nghịch tử Nguyễn Lân Thắng sẽ hồi tâm chuyển ý, dù là muộn màng nhưng thà muộn còn hơn không. Để những người mang dòng máu Nguyễn Lân luôn giữ được sự trong sáng và lòng tận tâm vì nước, vì dân của một dòng tộc đại trí thức luôn đồng hành với dân tộc.

Bút danh: Đặng Chí

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *