Từ một ý kiến tâm huyết đề nghị tổ chức Đoàn hỗ trợ thanh niên tìm việc làm bằng con đường xuất khẩu lao động tại Đại hội Đoàn toàn quốc mà bị xuyên tạc, bóc méo, vu cáo, bịa đặt thậm tệ.
Tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 12, có nhiều đại biểu trăn trở và đề xuất ý kiến tìm giải pháp hỗ trợ việc làm cho thanh niên tại diễn đàn: “Tổ chức Đoàn – Người bạn đồng hành với thanh niên” diễn ra chiều 14/12/2022 tại Hà Nội. Trong số 20 ý kiến tham gia tại diễn đàn, đa phần đều tập trung kiến nghị, hiến kế các giải pháp tổ chức Đoàn đồng hành, hỗ trợ thanh niên trong tìm kiếm việc làm, lập nghiệp và khởi nghiệp. Chia sẻ tại diễn đàn, Đại biểu Trần Kim Phẳng (tỉnh đoàn Bến Tre) chia sẻ từ năm 2012 đến nay Việt Nam đã đưa nhiều lượt lao động đi xuất khẩu, thống kê mỗi năm lực lượng này đã gửi về nước khoảng 10 tỷ USD. Cũng có thống kê cho rằng, mỗi thanh niên đi lao động xuất khẩu đều có thu nhập trung bình hơn 200 triệu đồng/năm.
Từ các thông tin này, anh Phẳng nhấn mạnh xuất khẩu lao động rõ ràng giúp thanh niên có thu nhập cao, thoát được nghèo và quan trọng hơn là học hỏi được nhiều kỹ năng, ý thức kỷ luật và nâng cao tay nghề lao động hơn so với làm việc ở trong nước. Nhưng ở các địa phương hiện nay, vấn đề lao động xuất khẩu là công việc của ngành Lao động- Thương binh và xã hội, tổ chức Đoàn có rất ít hoạt động và đồng hành hỗ trợ thanh niên. Anh Phẳng đề xuất: “Để đồng hành hỗ trợ thanh niên về việc làm, tôi cho rằng tổ chức Đoàn nên coi đây là nhiệm vụ trọng tâm và đây là giải pháp để nâng cao trình độ, tay nghề. Chỉ tiêu thứ 8 của Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII có đặt chỉ tiêu hỗ trợ thanh niên về nghề nghiệp, việc làm, trong đó nên đặt riêng chỉ tiêu giới thiệu 500.000 lao động đi xuất khẩu lao động”.
Thế là ngay lập tức những cái “lưỡi không xương” trên mạng xã hội như “Sài Gòn nhỏ” đã trở thành “Lãnh đạo Đoàn thanh niên đề xuất đưa 500 ngàn thanh niên qua nước tư bản làm Osin” với thái độ xỏ xiên và đểu cáng rằng “ông Phẳng cũng nhấn mạnh, rằng tuy làm Ô sin hay Cu ly hay Lake Support (dân giang hồ gọi là Phu hồ) thì lương cũng cao, không những thoát được cảnh nghèo…” rồi hàm hồ, suy diễn vô lối rằng: “Nhục nhất là một tổ chức, cánh tay đắc lực của Đảng không sáng tạo ra việc gì ngoài việc phát động đạt chỉ tiêu đi làm cu lu cho thiên hạ”. Việt tân và đám phản động còn xuyên tạc chủ trương, chính sách đúng đắn về công tác xuất khẩu lao động của Đảng và Nhà nước ta, như “Đất nước không tạo được việc làm cho người dân, khiến người dân phải đi tha phương cầu thực”, “xuất khẩu lao động khiến Việt Nam mất đi nguồn nhân lực rường cột cho sự phát triển đất nước”, “xuất khẩu lao động khiến đất nước chảy máu chất xám”… Thâm độc hơn khi chúng còn hướng một bộ phận người dân trong nước và người Việt Nam ở nước ngoài đến những góc nhìn tiêu cực, không khách quan về tình hình kinh tế- xã hội của đất nước.
Việc xuất khẩu lao động có phải là “tha phương cầu thực” hay “ôm chân tư bản xin làm osin” không? Cần biết rằng trong xu thế toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, việc hợp tác trong lĩnh vực lao động- việc làm giữa các quốc gia trên thế giới là điều tất yếu với nhiều giá trị và hiệu quả mang lại. Không chỉ Việt Nam, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều có hoạt động xuất khẩu lao động. Hiện nay Việt Nam có hơn 100.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài tại gần 50 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đồng thời hiện cũng có hơn 100.000 lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, trong đó có cả lao động của các quốc gia có nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới. Xuất khẩu lao động có thể coi là hình thức mở rộng thị trường việc làm, giúp người lao động có thêm nhiều lựa chọn công việc. Đây cũng là lĩnh vực kinh tế mang lại lợi ích “kép”, vừa đem lại thu nhập cho người lao động, thu về nguồn ngoại tệ cho đất nước; vừa thay đổi nhận thức, tư duy, kỹ năng của người lao động; đồng thời góp phần thúc đẩy quan hệ đối ngoại giữa các quốc gia có hợp tác về lao động, việc làm.
Những người đi lao động xuất khẩu bằng con đường chính thức, làm những công việc lương thiện, chính đáng, sao có thể gọi là nhục? Đem sức mình lao động để đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình và góp một phần xây dựng đất nước mà là nhục sao? Nếu có thể nói về nỗi nhục thì cần chỉ ra:
Thứ nhất, những kẻ khi đất nước bị xâm lược thì ôm chân giặc để chống lại nhân dân mình, chống lại khát vọng độc lập, tự do của cả dân tộc; khi giặc thua chạy thì tiếp tục ôm chân chúng sống kiếp vong nô ở ngoại bang. Nếu biết dừng ở đó thì cũng đã đủ nhục lắm rồi. Nhưng rất tiếc, dù lúc nào cũng khoe là nhà này nhà kia nhưng vẫn không nhận ra nỗi nhục của mình, để tiếp tục cất lên những tiếng nói lạc lõng, chống phá lại quê hương đất nước mình. Chúng xuyên tạc bằng mọi thủ đoạn không biết ngượng mồm, chúng còn ra rả kêu gọi “phục quốc”, “lật đổ chế độ cộng sản” bằng … bàn phím. Đó mới là “nhục, rất nhục”, thưa những kẻ chống cộng ở hải ngoại?
Thứ hai, phải kể đến một số kẻ sinh ra, lớn lên và được nuôi dưỡng trong lòng chế độ, được Đảng, Nhà nước và nhân dân chăm lo cho ăn học thành tài, để rồi chưa cống hiến được gì cho đất nước lại “trở cờ” quay lại chống phá đất nước mình. Chúng sùng bái phương Tây và dân chủ phương Tây, mở mồm là chửi rủa, chê bai đất nước, giả nhân giả nghĩa ra vẻ thương xót đồng bào nhưng thực chất là đang tiếp tay cho các thế lực thù địch tìm mọi cách gây rối, hãm hại đồng bào mình, đất nước mình. Đây cũng khẳng định là những kẻ “sống nhục”.
Giấc mơ “phục quốc”, “lật đổ chế độ cộng sản” ngày càng xa vời chính là nguyên nhân sinh ra những kẻ chống cộng bằng mồm hoặc cào bàn phím kiểu như Việt tân, “Sài Gòn nhỏ” với những ảo tưởng vô vọng, hoang đường, bệnh hoạn. Chúng chính là kẻ nhục mà không biết mình nhục.