Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
53307

THI ĐUA LÀ YÊU NƯỚC

“Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”[1].
Là lời huấn thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bài phát biểu khai mạc Đại hội các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc năm 1952.
Sau 4 năm phát động, từ năm 1948 đến năm 1952, phong trào thi đua ái quốc đã thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Để tiếp tục cổ vũ, tuyên dương và mở rộng phong trào thi đua, từ ngày 30 tháng 4 đến ngày 06 tháng 5 năm 1952, tại Việt Bắc, Đại hội toàn quốc các chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu đã được tổ chức. Đại hội vinh dự được đón Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khởi xướng phong trào thi đua ái quốc đến dự và phát biểu; Bác đặc biệt nhấn mạnh: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua. Và những người thi đua là những người yêu nước nhất”.
Hưởng ứng lời kêu gọi của Bác, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta đã đoàn kết một lòng, đem hết sức mình tham gia kháng chiến và kiến quốc thành công. Từ đó phong trào thi đua đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng qua các thời kỳ, trong các tầng lớp nhân dân và các lực lượng vũ trang, với nhiều nội dung phong phú và hình thức sinh động, góp phần quan trọng vào việc động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc và giành được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thực hiện lời Bác dạy, phong trào thi đua yêu nước đã được cụ thể hoá thành phong trào thi đua Quyết thắng trong quân đội cổ vũ, động viên, khích lệ cán bộ, chiến sĩ toàn quân hưởng ứng góp phần thực hiện tốt các khâu đột phá, khắc phục khâu yếu, mặt yếu, khơi dậy ý thức tự lực tự cường, vượt qua khó khăn, thách thức, phát huy truyền thống “quyết chiến, quyết thắng” và phẩm chất cao đẹp “Bộ đội Cụ Hồ” hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, bảo vệ vững chắc chủ quyền biên giới, biển, đảo của Tổ quốc. Toàn quân xuất hiện ngày càng nhiều tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến, gương “người tốt, việc tốt” trên các lĩnh vực công tác, trực tiếp góp phần xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị, tổ chức đảng trong sạch vững mạnh; cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, các tổ chức quần chúng vững mạnh xuất sắc; không ngừng nâng cao chất lượng tổng hợp và sức mạnh chiến đấu, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, xứng đáng với niềm tin yêu của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.
[1] . Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 7, tr. 402-410.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *