Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
16073

Nguyễn Thông mới thực sự là kẻ cơ hội, rơi vào “bến mê” 

 

Bản chất của những kẻ cơ hội chính trị điển hình là sau khi về hưu liền bộc lộ trạng thái tâm lý bất mãn. Có nhiều nguyên nhân để lý giải xong có lẽ nguyên nhân chính vẫn xuất phát từ sự bất mãn của những người không được toại nguyện theo nhu cầu bản thân nên dẫn đến những tư tưởng và hành động lệch lạc. Từ bất mãn về đời sống cá nhân dẫn đến bất mãn về chính trị. Nguyễn Thông là một điển hình. Ông ta lợi dụng mọi sự kiện, vấn đề để bịa đặt, gán ghép vô lối, “thổi phồng” những hạn chế, khuyết tật về sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.Từ lâu dư luận đã bức xúc, tố cáo ông ta có thể xếp chung mâm với những trí thức “trở cờ” kiểu Nguyễn Đình Cống, Nguyễn Quang A, Chu Hảo, Bùi Tín, Phạm Đình Trọng, Mạc Văn Trang…

Điển hình bài viết có tên “Bến mê”, Nguyễn Thông tung ra những suy nghĩ cực đoan rằng: “cái xứ này có được áp đặt một đội ngũ lãnh đạo cả triệu người đi chăng nữa mà những con người ấy vẫn một lòng “kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội” thì cũng chả đi đến đâu, được trò gì”. Ông ta xếch mé gọi các lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam là “đám chỉ chuyên về lý luận, làm dở nói hay, u mê lú lẫn, tự lừa dối mình và dối người, say những điều không tưởng mà quên mất thực tế đang diễn ra trước mắt”.

Nguyễn Thông từng là giáo viên, nhà báo, ít nhiều có trình độ học vấn, nhận thức chính trị, cậy mình “già cả”, “có tuổi” ngày ngày ám chỉ, xếch mé, “lèm bèm” nhằm dẫn dắt đến những luận điệu để phủ nhận con đường đi lên Chủ nghĩa Xã hội ở Việt Nam.

Lịch sử cách mạng Việt Nam hơn 90 năm qua đã khẳng định một chân lý: Đi theo con đường cách mạng xã hội chủ nghĩa và đi lên chủ nghĩa xã hội là phù hợp với quy luật phát triển của lịch sử dân tộc Việt Nam, phù hợp với khát vọng của toàn thể nhân dân Việt Nam. Phải khẳng định rằng, chủ nghĩa xã hội là một hiện thực, hoàn toàn không phải là “giấc mơ”, cũng chẳng phải là “ảo tưởng về một thiên đường” hay “chả đến đâu, được trò gì” như cách mà Nguyễn Thông cố tình rêu rao. Sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu (trước đây) chỉ là sự đổ vỡ của một mô hình cụ thể do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, chứ không phải do Chủ nghĩa Mác-Lênin hay lý tưởng về chủ nghĩa xã hội đã lỗi thời, lạc hậu.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đưa ra những phác họa về mô hình chủ nghĩa xã hội của Việt Nam là chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, kết hợp với tổng kết thực tiễn đổi mới của Việt Nam và khái quát lý luận mới. Ông nêu rõ: “Xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân Việt Nam đang phấn đấu xây dựng là một xã hội dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh; do nhân dân làm chủ, có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và quan hệ sản xuất tiên tiến, phù hợp, có nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện; các dân tộc trong cộng đồng Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển; có Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân, do Đảng Cộng sản lãnh đạo; có quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước trên thế giới”.

Trả lời câu hỏi “Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bằng cách nào?”, trong các tác phẩm của mình cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng chỉ rõ: “Cần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức; phải phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; tích cực xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng con người, nâng cao đời sống nhân dân, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; bảo đảm vững chắc quốc phòng và an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; kiên định thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân; đặc biệt coi trọng nhiệm vụ xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh toàn diện”.

Rõ ràng, di sản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để lại cho hậu thế không chỉ là một kho tàng khoa học lý luận chính trị đa dạng, phong phú, đồ sộ, sâu sắc, khoa học, hệ thống và toàn diện về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam; mà còn là kho tàng kinh nghiệm hoạt động thực tiễn phong phú của cách mạng Việt Nam.

Như vậy, đã rõ về mục tiêu và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, đã làm sáng tỏ bằng lý luận và tổng kết thực tiễn. Nó cũng không hề “xa vời” hoặc “chẳng đi đến đâu” như những lời chửi bới lèm bèm không căn cứ của những kẻ trở cờ như Nguyễn Thông! Chính những kẻ này mới đang rơi vào trạng thái “u mê không kiểm soát” nhưng lại cố tình nói người khác “đang ở bến mê”.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *