Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
176023

Luận điệu xuyên tạc, gây chia rẽ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc

 

Trước, trong và sau chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình, các thế lực thù địch, cơ hội chính trị phản động ra sức xuyên tạc, chống phá. Một bút danh có tên Trà My bịa đặt trắng trợn rằng “Tập Cận Bình sang thăm Hà Nội để thiết lập vòng cương tỏa đối với lãnh đạo Việt Nam” …và rêu rao trên mạng xã hội rằng “Chính quyền Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc”… Những luận điệu sai trái này rất nguy hiểm.

Như chúng ta đã biết, chuyến thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình đúng dịp  đến Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022). Đây cũng là thời điểm đánh dấu kỷ niệm tròn 15 năm hai nước thiết lập quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt – Trung, chuyến thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam lần này của ông Tập Cận Bình đã đạt được nhiều kết quả về mặt ngoại giao, chính trị, quốc phòng, an ninh…, đồng thời lĩnh vực hợp tác kinh tế tiếp tục khẳng định lại và làm sâu sắc hơn những nội dung đã đạt được trong “Tuyên bố chung về việc tiếp tục đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Trung Quốc” năm 2022.

Trong hợp tác kinh tế, thương mại, Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu thứ 2 của Việt Nam. Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 4 và lớn nhất trong khu vực ASEAN của Trung Quốc, với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2022 đạt 175 tỷ USD. Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Trung Quốc đã đạt 155,58 tỷ USD sau 11 tháng năm 2023.

Việt Nam và Trung Quốc có nhiều thuận lợi và điểm sáng để phát triển quan hệ trong tương lai với nhiều điểm tương đồng. Thể chế chính trị hai nước đều do Đảng Cộng sản lãnh đạo và đang tiến lên chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế hai nước đều có sự chuyển đổi từ cơ chế bao cấp kế hoạch sang thị trường. Văn hóa hai nước đã có sự giao thoa trong khoảng thời gian lịch sử rất dài. Những điểm tương đồng này là những điều kiện thuận lợi nhất để hai nước phát triển quan hệ ngoại giao trong quá khứ và cả tương lai sau này. Điều kiện về vị trí địa lí cũng là thuận lợi rất lớn để hai nước phát triển quan hệ hợp tác thương mại. Việt Nam và Trung Quốc có đường biên giới kéo dài khoảng hơn 1.400 đi qua 7 tỉnh. Việt Nam là một nước có nhiều loại sản phẩm nông sản đặc sắc được xuất khẩu với số lượng lớn, nhận được sự ưa chuộng của các nước trên thế giới. Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Việt Nam, thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản vô cùng lớn cho nông dân Việt Nam.

Cũng cần thẳng thắn thừa nhận rằng giữa Việt Nam và Trung Quốc vẫn tồn tại một số bất đồng liên quan chủ yếu đến các vấn đề chủ quyền lãnh thổ, biển đảo. Theo các chuyên gia, việc kiểm soát, giải quyết các bất đồng trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những chuyển biến so với trước đây, song vẫn tồn tại những phức tạp, khó khăn cả trên thực tế lẫn xét theo các nguyên tắc pháp lý. Điều đó đòi hỏi sự nỗ lực từ cả hai bên, nhằm đưa ra những giải pháp tích cực. Chẳng hạn như trong năm 2024, Việt Nam và Trung Quốc nhất trí cùng nhau kỷ niệm 25 năm phân định biên giới trên đất liền và 15 năm ký kết 3 văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc. Điều này sẽ giúp người dân Việt Nam và Trung Quốc cũng như dư luận quốc tế hiểu đúng, đánh giá một cách thỏa đáng về những thành tựu của hai nước trong quá trình giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền. Đó là một quá trình đàm phán công bằng, dựa trên các nguyên tắc pháp lý mà hai bên đã thỏa thuận với nhau, tuyệt đối không có chuyện nhân nhượng lãnh thổ.

Có thể khẳng định rằng, chuyến thăm Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình đã đạt được những kết quả hết sức ý nghĩa và được Nhân dân trong nước, truyền thông quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Sự thật đó là minh chứng khách quan, sinh động phản bác những luận điệu bôi nhọ, chống phá, những hành động trơ trẽn và lạc lõng thậm chí mang tính chất phủ định mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước Việt Nam-Trung Quốc.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *