Lợi dụng việc Trương Huy San bị khởi tố, bắt giam về hành vi tuyên truyền chống Nhà nước, hàng loạt trang báo nước ngoài, phản động RFI, BBC, baotiengdan.com, thoibao.de, VOA tiếng Việt,… tung ra luận điệu xuyên tạc, bóp méo, hướng lái bán chất vụ án này.
Chẳng hạn RFA tung ra bài “Vì sao nhà báo Huy Đức bị bắt khẩn cấp?” đăng trên RFA tung ra hàng loạt nhận định, bịa đặt lý do Huy San bị bắt nhằm bôi nhọ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm, phá hoại sự đoàn kết nội bộ và thành quả đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, kiểu như “ Huy Đức đã quá mệt mỏi trước tiến trình thanh trừng không ngừng mà ông Trọng chủ trương, dần dần mở ra một lộ trình độc tài chỉ huy, làm nền cho Tô Lâm tiếp bước, đưa đất nước vào một con đường tăm tối không biết về đâu…”, “ông Nguyễn Phú Trọng không muốn Tô Lâm trở thành người nắm quyền sinh sát cao nhất của đảng cộng sản, và dự trù sẽ có một cuộc thanh trừng để hạ bệ Tô Lâm”, “…việc ông Huy Đức bị bắt, tức là một minh chứng rõ Đảng Cộng sản Việt Nam đang chà đạp quyền tự do ngôn luận, kể cả cách bắt bớ này cũng biểu hiện rõ sự đàn áp con người”…
Những luận điệu bôi lem, dựng chuyện thiếu căn cứ này, đáng lẽ không thể có trên một đài nhân danh Châu Á tự do được Chính phủ Hoa Kỳ nuôi dưỡng.
Nhìn lại quá trình hoạt động của Trương Huy San, dễ dàng thấy rõ đây là một kẻ cơ hội lưu manh chính trị.
Huy Đức là người gốc Hà Tĩnh, nhập ngũ năm 1979; giai đoạn 1984-1987 là lính tình nguyện Việt Nam tham gia chiến trường Campuchia chống quân diệt chủng Khmer đỏ với vai trò phóng viên Tạp chí Văn nghệ quân đội. Sau đó, Trương Huy San đã giải ngũ xin làm cộng tác viên cho một số tờ báo lớn như: Báo Tuổi trẻ, Báo Thanh niên, Diễn đàn doanh nghiệp, Nông thôn ngày nay và Sài Gòn tiếp thị.
Khi làm việc tại Báo Sài Gòn tiếp thị, Trương Huy San bắt đầu viết blog với tên Osin rồi trở thành một blogger nổi tiếng, thu hút nhiều lượt truy cập và bình luận trong cộng đồng blog Việt Nam. Do đưa tin thiếu khách quan, phản ánh không đúng tình hình chính trị, đất nước Việt Nam nên tháng 8 năm 2009 Trương Huy San bị sa thải và bị thu hồi thẻ nhà báo. Từng có tố cáo Trương Huy San lợi dụng uy tín lãnh đạo để thu tin, soi mói, ép các doanh nghiệp phải “chung chi”. Chỉ đến khi vụ án kinh tế Epco-Minh Phụng của Liên Khui Thìn và Tăng Minh Phụng bị phanh phui những năm 1997-1998, dư luận mới biết được bộ mặt thật của Trương Huy San.
Sau khi bị lột mặt nạ trong vụ EPCO – Minh Phụng, trục lợi trên xác chết của tội phạm và giới giang hồ chưa đã, Trương Huy San đột ngột đổi màu, quay lưng lại bắn phá chính những đồng đội đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh bảo vệ biên cương của Tổ Quốc. Sau loạt bài “Biên giới tháng Hai” có nhiều nội dung phản bội, bóp méo sự thật, đăng trên tờ “Sài Gòn tiếp thị” nói về cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc (1979), Trương Huy San bị sa thải. Sau vụ này, Trương Huy San đã không giữ nổi bình tĩnh và viết những lời lẽ hằn học chửi bới trên trang blog Osin.
Nhân cơ hội đó, tổ chức “Việt Tân” được CIA hà hơi tiếp sức từ lâu đã để ý và muốn dựng Trương Huy San lên một vai diễn mới – “nhà báo cấp tiến”, đấu tranh cho “tự do báo chí”, “dân chủ”. Tháng 5 năm 2012, thông qua Chương trình Nieman (quỹ NGO trá hình), Trương Huy San được cấp “học bổng” sang Mỹ “tu nghiệp” tại Boston. Tại đây, ông ta đã xuất bản cuốn sách “Bên thắng cuộc” để xin tị nạn chính trị tại Mỹ. Khổ nỗi cuốn sách này lại chẳng có gì liên quan tới các chủ đề mà San đăng ký để “tu nghiệp”, chỉ thể hiện quan điểm lệch lạc về sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc Việt Nam. Cả quan chức ngoại giao Mỹ đánh giá cuốn sách đó chứa đựng những vấn đề không chính xác có thể gây phương hại đến quan hệ Việt – Mỹ. Thế là mục tiêu chính xin tị nạn chính trị của Trương Huy San không đạt được, buộc phải quay về Việt Nam sau khi hết thời hạn “tu nghiệp”.
Về nước Trương Huy San tiếp tục bẻ cong ngòi bút, đánh lận con đen về sự hy sinh của quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam những năm 1979-1989. Năm 2021, trên trang Facebook Trương Huy San đăng bài “Chống dịch hay chống lại con người???” với giọng điệu dân tuý, đổ hết trách nhiệm cho chính quyền, cho rằng “chính quyền Việt Nam không phải đang chống dịch mà chống lại con người”. Gần đây, Trương Huy San còn viết một, đăng tải số bài có hàm ý, thể hiện quan điểm, cách nhìn nhận chống lại cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng; võ đoán về sự lãnh đạo, điều hành đất nước của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm, dễ tạo sự hiểu lầm, gây dư luận không tốt về chính trị Việt Nam hiện nay.
Rõ ràng, sự lọc lừa về chính trị, tâm địa trở cờ của Trương Huy San đã bộc lộ cả một quá trình, diễn biến hành động qua nhiều năm, thể hiện ở nhiều vụ việc. Trương Huy San quả là không xứng với nghề làm báo. Còn các thế lực như RFA, RFI, BBC, baotiengdan.com, thoibao.de, VOA tiếng Việt,… đích thị là kền kền, “phò tà, chống chính” phục vụ mưu đồ chính trị đen tối của chúng.