Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
1101

Lại trò hề xuyên tạc quan hệ Việt – Trung

Nếu nói ai, kẻ nào “sợ Tàu” nhất chắc là đám zân chủ hải ngoại, nhất là Việt Nam. Miệng thì “bài Tàu”, “thoát Hán” nhưng hành động thì cho thấy họ sợ đến phát hoảng

Dân mạng mới chế nhạo, bên trong thì sợ Tàu đến hoảng, nhưng bề ngoài thì đổ vấy cái sợ cho Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chẳng hạn như, Việt tân vừa tung ra trên mạng xã hội ngày 6/9 này: “Đích thân TBT Nguyễn Phú Trọng tiếp đón trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc sang Hà Nội trước thềm chuyến thăm của Tổng thống Biden. Ai công hầu ai khanh tướng nhỉ?”; và “Trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc sang Hà Nội được Nguyễn Phú Trọng tiếp đón trọng thị. Tập Cận Bình muốn hạ cấp của mình nắn gân và dặn dò các ‘đồng chí’ trước chuyến công du của tổng thống Biden”.

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước ta sang thăm Tàu thì bị chúng chế là “đi chầu Thiên triều”, đi xin chỉ thị, ngược lại có lãnh đạo Đảng, Nhà nước Trung Quốc sang thăm Việt Nam thì chúng gán ghép diễn biến chính trị trong nước thời điểm đó để dựng chuyện, bịa chuyện Trung Quốc sang để “nắn” nọ, “chỉnh” kia, “chỉ đạo” như thể ông Tập Cận Bình mới đang là nguyên thủ của Việt Nam vậy.

Nhân những luận điệu lố bịch của Việt tân, một blogger đã đưa ra dẫn chứng phản bác, xin trích:

Trong bang giao quốc tế, chuyện nguyên thủ quốc gia hay người đứng đầu thể chế chính trị tiếp một vị khách cấp thấp hơn, là chuyện có thể xảy ra, nếu không nói là bình thường, miễn là vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Tây cũng thế mà ta cũng thế. Dĩ nhiên, ngoại giao mà, tùy thuộc quan hệ, đối tác mà cái sự tiếp có thể thật lòng, nồng đượm, hoặc có thể chỉ mang tính hình thức, xã giao.

Vài thí dụ để thấy cái sự bình thường đó.

Ngày 13/12/2022, ông Nguyễn Phú Trọng, trong cương vị người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam, chẳng đã tiếp ông Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào Khamphan Pheuyavong. Xét về vị thế, Lào hơn Việt Nam hay ngược lại nào? Liệu có thể  quy kết, suy diễn ông Nguyễn Phú Trọng đánh mất vị thế trong trường hợp này không? Hẳn ai cũng có thể trả lời đúng.

Cách nay hơn hai tháng, ngày 22/6/2023, cũng ông Nguyễn Phú Trọng đã tiếp ông Álvaro López Miera, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ các Lực lượng vũ trang Cách mạng Cuba thăm chính thức Việt Nam. Ông Álvaro López Miera là thượng tướng, nhưng trong một quốc gia thể chế chính trị như Việt Nam, hàm chức của ông này  sao có thể xếp cùng đẳng cấp với ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?

Chuyện tiếp khách không tương đương chức vụ, phẩm hàm chẳng phải chỉ dành cho các quốc gia thân thiết như Lào, Cu Ba. Lâu rồi, ngày 25/4/2012, ông Tổng Trọng chẳng đã tiếp ông William Hague – Bộ trưởng Ngoại giao Anh – trong một không khí rất mực chân tình và cởi mở đó sao?

Và nhiều thí dụ nữa có thể nêu ra, nếu muốn.

Thật nhé, với kiểu tư duy nhỏ nhen, thiển cận như  Việt Tân, ông William Hague xứ Anh Quốc (cũng như nhiều vị khách quốc tế thuộc hàng quan “nhị phẩm” trở xuống) “tuổi nào” mà đòi đích thân ông Nguyễn Phú Trọng phải thân tiếp một cách niềm nở, cởi mở?

Mà thôi, nói chuyện ngoài mà làm gì. Trở lại chuyện bang giao Trung Quốc – Việt Nam đi. Trở lại để thấy cái nhìn về bang giao quốc tế của Việt Tân không chỉ thê thảm mà còn nực cười.

Nếu cho rằng việc ông Nguyễn Phú Trọng, đường đường người đứng đầu Đảng mà phải đích thân tiếp đón trưởng ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Trung Quốc thể hiện sự lép vế, thì sự kiện ngày 30/10/2017, tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh, Trung Quốc, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình tiếp ông Hoàng Bình Quân, Trưởng ban Đối ngoại Trung ương Đảng CSVN, Đặc phái viên của ông Nguyễn Phú Trọng, thì dễ điều đó chứng tỏ ông Hoàng Bình Quân là ‘khanh tướng’, còn ông Tập Cận Bình là ‘công hầu’ hay sao?

Mà đâu chỉ hy hữu một lần, cũng nhà lãnh đạo tối cao của siêu cường Trung Hoa Tập Cận Bình – nhân vật thường xuất hiện với bộ mặt ngạo mạn, thậm chí ‘khinh khỉnh’, vậy mà ngày 20/8/2018, tại Nhà khách Quốc gia Điếu Ngư Đài, thủ đô Bắc Kinh, đã tiếp ông Trần Quốc Vượng – khi đó đang đóng chức Thường trực Ban Bí thư của Đảng CSVN (thuộc cấp của ông Nguyễn Phú Trọng), với một gương mặt thật là cởi mở.

Cách đây 5 tháng, ngày 26/4/2023, tại Bắc Kinh, ông Tập Cận Bình cũng đã tiếp bà Trương Thị Mai – Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cứ bằng vào cái lý không chỉ ấu trĩ mà còn dốt nát của Việt Tân (và một vài kẻ khác nữa), chẳng lẽ sự kiện này cho thấy ông Tập Cận Bình chỉ được cái khí phách cứng rắn với ai kia, chứ trước một “nữ nhi” con cháu Bà Triệu “cưỡi voi đánh cồng” khi xưa – cũng là thuộc cấp của ông Nguyễn Phú Trọng, là bà Trương Thị Mai – vẻ như ông ta nể lắm, trọng lắm, e dè lắm thì phải?

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *