Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
15084

Không thể xem Ngày Giải phóng Thủ đô chỉ là ngày “tiếp quản”!

 

Trong dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô, trên mạng xã hội lại có ý kiến xuyên tạc Ngày kỷ niệm giải phóng Thủ đô chỉ là sự kiện “ tiếp quản” Thủ đô để công kích các sự kiện chào mừng sự kiện này là “ lãng phí”…Cần phải khẳng định ngay rằng, sự kiện 70 năm là trong đại, đánh dấu hành trình trưởng thành, phát triển của Thủ đô Hà Nội; đồng thời là dịp ôn lại lịch sử, tưởng nhớ lịch sử, tri ân những người con đã ngã xuống vì Thủ đô nên không thể coi những hoạt động kỷ niệm này là “lãng phí”. Thêm nữa cần phải đánh giá khách quan, không thể xem Ngày 10/10/1954 chỉ là sự kiện “ tiếp quản Thủ đô” được, từ đó hạ thấp và lấy cớ công kích sự kiện kỷ niệm này của chính quyền, quân, dân Thủ đô.

Theo chính sử nước nhà mùa thu năm Canh Tuất 1010, Vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La, đổi tên Kinh thành là Thăng Long, nay là Hà Nội. Từ đó đến nay, Thăng Long – Hà Nội đã trải qua và chứng kiến bao sự thăng trầm của lịch sử. Trong tiến trình phát triển Thủ đô Hà Nội, ngày 10/10/1954 là một mốc son lịch sử, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, nhưng thực dân Pháp được sự ủng hộ của đế quốc Mỹ, đã dã tâm xâm lược nước ta một lần nữa, gây hấn ở Nam Bộ ngày 23/9/1945 và phát động chiến tranh ra cả nước. Ngày 19/12/1946, hưởng ứng Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Thà hy sinh tất cả, chứ không chịu mất nước, nhất định  không chịu làm nô lệ”, với tinh thần “ Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”, quân, dân Hà Nội đã cùng với nhân dân cả nước nhất tề đứng lên giết giặc cứu nước. Cuộc chiến đấu 60 ngày đêm diễn ra vô cùng oanh liệt, Hà Nội đã mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc, kìm chân và tiêu hao sinh lực địch, tạo điều kiện để cơ quan đầu não và các lực lượng kháng chiến của ta rút khỏi Hà Nội an toàn, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ do trên giao.

Sau hơn 9 năm chiến đấu ngoan cường của quân và dân ta, đặc biệt là sau thất bại trong trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ chấn động địa cầu, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ ngày 20/7/1954 công nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia; chấp nhận rút quân khỏi miền Bắc Việt Nam. Như chúng ta đã biết, dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và trực tiếp là Đảng ủy tiếp quản, các tầng lớp nhân dân Thủ đô, nòng cốt là công nhân, tự vệ các nhà máy, xí nghiệp, công sở, nguyên vật liệu đã làm chủ tình hình; đồng thời đấu tranh chống địch cưỡng ép nhân dân di cư vào Nam. Cùng thời gian này, cuộc đấu tranh của ta trên bàn Hội nghị ngoại giao ở Phủ Lỗ cũng giành thắng lợi, buộc thực dân Pháp phải chuyển giao thành phố Hà Nội cho ta theo đúng nguyên tắc đã quy định tại Hiệp định Giơ-ne-vơ. Đúng 16 giờ ngày 9/10/1954, những tên lính Pháp cuối cùng đã rút qua cầu Long Biên, quân ta hoàn toàn kiểm soát thành phố Hà Nội. Sáng ngày 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội nhân dân gồm cả bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh lớn đã mở cuộc hành quân lịch sử vào Hà Nội. Hơn hai mươi vạn nhân dân Thủ đô vui mừng trong rừng cờ đỏ sao vàng, với niềm vui sướng tột độ của những người đã hơn 9 năm bị kìm nén dưới gót sắt của giặc nay được giải phóng, đã đón mừng đoàn quân chiến thắng trở về trong niềm vui giải phóng.

Từ đó, cần phải khẳng định rằng, Hà Nội được giải phóng có ý nghĩa to lớn như thế nào. Quân và dân Hà Nội theo Lời kêu gọi của Bác Hồ  “ Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” mở đầu cuộc kháng chiến toàn quốc 60 ngày đêm chặn đường tấn công của quân địch trên từng co phố, Trung ương và các cơ quan đầu não của ta rút lui an toàn lên chiến khu Việt Bắc chỉ đạo cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi kết thúc bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ “ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Cho nên sự kiện hơn 20 vạn nhân dân Hà Nội náo nức, vui mừng đón đoàn quân chiến thắng trở về và cảnh tượng lính Pháp cuối cùng rút khỏi cầu Long Biên đã tạo nên là bức tranh hoàn chỉnh cho Ngày giải phóng Thủ đô. Những kỳ tích này đã được ghi lại trong chính sử.

Ngày 10/10/1954, Báo Nhân dân đã đăng “ Lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch nhân ngày Thủ đô giải phóng”. Hà Nội tham gia cuộc chiến đấu ác liệt đã được phản ánh trong những bộ phim, như: “ Hà Nội mùa đông 1946”, bộ phim mới nhất gần đây là: “Đàn, phở và Piano”…Cho nên khi họ nói Ngày giải phóng Thủ đô chỉ là “ sự kiện tiếp quản” không những nhằm hạ thấp sự kiện lịch sử qua 70 năm mà còn để công kích Đảng, Nhà nước và chính quyền Hà Nội tổ chức các hoạt động tổ chức kỷ niệm “ lãng phí”.

Ai cũng biết rằng, trước sự gây thiệt hại của cơn bão số 3, Thành ủy Hà Nội đã chỉ đạo không bắn pháo hoa , không tổ chức một số hoạt động như trong kế hoạch đã xây dựng; đồng thời kịp thời gửi hỗ trợ 11 tỉnh, thành phía Bắc bị cơn bão gây thiệt hại 56 tỷ đồng. Những việc trên của Thành ủy Hà Nội được dư luận đánh giá cao và các hoạt động, như: Lễ hội hòa bình do Thành phố tổ chức nhân 25 năm UNESCO công nhận Hà Nội là: “ Thành phố vì hòa bình” đã có gần 8000 người tham gia; Lễ kỷ niệm cấp Nhà nước tổ chức có hơn 3000 người tham dự trong rừng cờ đỏ sao vàng rất thành công. Không thể xem những sự kiện, hoạt động văn hóa, ý nghĩa chính trị-lịch sử đó là “ lãng phí” được.

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *