Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
54662

Trò hề của HRW đòi Thủ tướng Nhật can thiệp nhân quyền vào các nước Đông Nam Á

 

Mới đây, nghe tin tổ chức Human Right Watch yêu cầu Thủ tướng Nhật Bản thúc đẩy cải thiện nhân quyền tại Việt Nam, Indonesia và Thái Lan trong chuyến thăm sắp tới của ông tới ba nước.

Human Right Watch yêu cầu Thủ tướng Kishida nên bày tỏ quan ngại của công chúng về việc chính phủ Việt Nam “tăng cường đàn áp các nhà hoạt động nhân quyền và blogger” đòi trả tự do cho các nhà “rận chủ” như Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Cấn Thị Thêu, Trịnh Bá Tú, Phạm Chí Thanh, Phạm Đoan Trang, Trịnh Bá Phương, Nguyen Thi Tam, Do Nam Trung, Le Trong Hung, Le Van Dung…. Human Right Watch bình luận rằng “Nhật Bản nên sử dụng ảnh hưởng của mình với tư cách là nhà đầu tư và nhà tài trợ kinh tế lớn để thúc đẩy nhân quyền”? HRW mong muốn nếu Việt Nam không đồng thuận, Nhật Bản sẽ ngưng hợp tác, không đầu tư và viện trợ ODA cho Việt Nam.

Hành động can thiệp thô thiển này của HRW lập tức khiến dân mạng Việt phản ứng rất gay gắt.

Riêng việc Human Right Watch còn gọi những kẻ chống phá Nhà nước Việt Nam, vi phạm pháp luật, bị xử lý hình sự bằng danh xưng là tù nhân chính trị đã cho thấy động cơ đen tối, muốn bảo kê, cứu vớt cho băng đảng lật đổ chính quyền thất bại, bị xử tù rồi.

HRW không biết rằng, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio có chuyến thăm chính thức Việt Nam khoảng 5 tháng sau khi ông nhậm chức, được xem như chuyến công du hiếm hoi đầu nhiệm kỳ đã cho thấy tầm quan trọng quan hệ Việt Nhật. Bản thân ông Fumio cũng đang giữ chức Tổng thư ký Liên minh nghị sĩ hữu nghị Nhật – Việt. Từ lâu, giới doanh nhân Nhật chú trọng đầu tư vào Việt Nam xuất phát từ việc Việt Nam là nước trung lập, có tình hình xã hội ổn định, kinh tế tăng trưởng cao, chi phí sản xuất thấp, lực lượng lao động tốt và một thị trường đầy tiềm năng. Việt Nam có ưu thế là nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á. Chính khách Nhật vì quyền lợi đất nước nên dù là đồng minh của Mỹ nhưng hầu như chưa bao giờ can thiệp vào vấn đề dân chủ, nhân quyền gì đó ở Việt Nam. Xuất phát từ quan hệ bình đẳng, cùng có lợi  đương nhiên Nhật Bản chả dại gì gây hấn với Việt Nam để ảnh hưởng giao thương đôi bên.

Dân mạng Việt cho rằng, việc làm của HRW rất vô nghĩa và vô vọng, thậm chí không chỉ công kích, bôi nhọ Việt Nam mà còn đòi can thiệp sang cả Thái Lan và Indonesia, liên quan tới các vấn đề tôn giáo, biểu tình, tổ chức phi pháp và hùng hồn khẳng định “Chuyến đi Đông Nam Á của Thủ tướng Kishida là một cơ hội quan trọng để phá vỡ sự im lặng công khai lâu nay của Tokyo về các vụ lạm dụng ở nước ngoài và thay vào đó khẳng định vai trò lãnh đạo toàn cầu về các vấn đề nhân quyền”

Đúng như Facebook Lê Dũng Anh bình phẩm:

“Có lẽ, vì quá say mê với chiêu trò “nhân quyền” mà anh HRW quên mất rằng, Việt Nam và Nhật Bản là 2 quốc gia có mối quan hệ chiến lược. Việt Nam là nước mà Nhật viện trợ ODA lớn nhất trong khu vực và không ngừng cam kết tăng cường hỗ trợ. Đó là chưa kể hàng loạt các chương trình dự án song phương khác.

Lý do gì để Nhật quan tâm tới Việt Nam như vậy, tại sao phải tài trợ hàng tỷ Usd cho Việt Nam. Nhật thừa tiền ư, không phải vậy. Bởi vì, đối với Nhật Bản, Việt Nam gắn liền với những lợi ích rất lớn với Nhật. Việt Nam có địa chính trị đặc biệt quan trọng, có tiếng nói đặc biệt trong ASEAN, chưa kể là liên quan đến vấn đề biển Đông. Về mặt kinh tế, hàng loạt các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản như Honda, Toyota,… đang đặt trụ sở và kinh doanh thuận lợi ở Việt Nam, đem về hàng tỷ Usd cho nước Nhật.

Liệu Nhật có đánh đổi lợi ích quốc gia của mình lấy mấy thứ vớ vẩn được khoác áo nhân quyền mà HRW đề ra hay không?”

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *