Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
14362

Cựu bí thư Bến Cát kêu oan, khẩn cầu Bộ Công an vào điều tra vụ án nhiều tình tiết kỳ lạ

Cựu Bí thư Thị uỷ Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh vừa có đơn gửi các cơ quan tố tụng Trung ương với nội dung cho rằng bị truy tố oan sai trong một vụ án. Hai bị cáo của vụ án là cán bộ ngân hàng cũng có đơn kêu oan.

Trong đơn, ông Khanh (hiện được tại ngoại – P.V) khẩn cầu cơ quan CSĐT Bộ Công an vào cuộc điều tra lại vụ án nhằm đảm bảo tính khách quan, vì theo ông, vụ án được tạo dựng để trù dập, chèn ép người vô tội.

 Ông Nguyễn Hồng Khanh, cựu Bí thư Thị uỷ TX Bến Cát hiện đang kêu oan

Theo hồ sơ, từ năm 2005 – 2008, bà Hồ Thị Hiệp (SN 1947) thế chấp khu đất 23ha tại Thị xã (TX) Bến Cát cho ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn để vay tiền cho Công ty TNHH SXTM An Tây và một công ty khác do bà đại diện pháp luật. Khu đất này đứng tên con gái bà Hiệp, là Nguyễn Hiệp Hảo, có uỷ quyền hợp pháp cho bà.

Năm 2012, vợ chồng ông Khanh có nhu cầu mua đất và thông qua người môi giới biết đến bà Hiệp đang có nhu cầu bán. Trong các lời khai thể hiện, qua trao đổi ông Khanh biết thông tin đất đang được bà Hiệp thế chấp tại ngân hàng và ngân hàng đã đồng ý cho bán.

Từ năm 2012 – 2015, vợ chồng ông Khanh đã 4 lần mua đất của bà Hiệp, tổng cộng 18ha. Bà Hiệp tự thực hiện giải chấp, xoá thế chấp, mang giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã xoá thế chấp đến Văn phòng công chứng để làm thủ tục mua bán. Vợ chồng ông Khanh trả tiền vào tài khoản ngân hàng và một phần trả bằng tiền mặt theo bà Hiệp yêu cầu.

Bất ngờ sau khi bà Hiệp qua đời, giữa tháng 10/2016 con trai của bà – ông Nguyễn Hiệp Hoà đã tố cáo ông Nguyễn Hồng Khanh có hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản của Công ty TNHH SXTM An Tây và cấu kết với 2 cán bộ ngân hàng BIDV Chi nhánh Tây Sài Gòn o ép bà Hiệp chuyển nhượng đất với giá rẻ.

Gần 2 năm sau, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã khởi tố ông Nguyễn Hồng Khanh và 2 người gồm: Nguyễn Huy Hùng (Giám đốc chi nhánh), Nguyễn Quang Lộc (Phó trưởng phòng quan hệ khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng BIDV chi nhánh Tây Sài Gòn). Cả ba bị khởi tố về tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

Phiên sơ thẩm của TAND tỉnh Bình Dương cuối tháng 5/2020 tuyên phạt ông Hùng 12 năm tù, ông Lộc 11 năm tù, ông Khanh 10 năm tù về tội danh nói trên.

Tuy nhiên, phiên phúc thẩm của TAND cấp cao tại TP.HCM mới đây đã tuyên huỷ án sơ thẩm, trả hồ sơ để điều tra từ đầu. Sau 4 tháng điều tra lại nhưng chưa đi đến đâu, giữa tháng 11 vừa qua, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương gia hạn điều tra vụ án thêm 4 tháng (tức đến tháng 3/2022).

Những tình tiết buộc tội kỳ lạ

Căn cứ huỷ án mà Toà phúc thẩm, TAND cấp cao đưa ra là, trong tiến trình giải quyết vụ án, cấp sơ thẩm vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng, thu thập chứng cứ chưa đầy đủ; việc đánh giá chứng cứ còn phiến diện và thiếu căn cứ; nội dung nhận định và quyết định có nhiều mâu thuẫn, không đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật.

Cựu bí thư Bến Cát kêu oan, khẩn cầu Bộ Công an vào điều tra vụ án nhiều tình tiết kỳ lạ
TAND cấp cao và Viện KSND cấp cao tại TP.HCM đã chỉ rõ nhiều bất thường trong vụ án “mua bán đất” mà cựu Bí thư Thị uỷ TX Bến Cát Nguyễn Hồng Khanh dính vào vòng lao lý

Vụ án xuất phát từ đơn tố cáo của ông Nguyễn Hiệp Hoà (con trai bà Hiệp), thế nhưng này không trưng ra được chứng cứ và cơ quan tố tụng cũng không có bất kỳ tài liệu nào thể hiện ông Khanh đã o ép hoặc có hành vi trái pháp luật, buộc bà Hiệp chuyển nhượng đất với giá thấp. Toà phúc thẩm nhận định, cấp sơ thẩm xác định hành vi của ông Khanh là đồng phạm giúp sức cho 2 cán bộ ngân hàng là chưa đủ căn cứ và không phù hợp với quy định pháp luật.

Thời điểm làm thủ tục mua đất bà Hiệp, ông Khanh là Chủ tịch UBND TX Bến Cát nhưng giao dịch với tư cách người dân. Bà Hiệp bán đất có đăng tin công khai trên báo và ông Nguyễn Hữu Trọng, người làm chứng trong vụ án, đã có lời khai chính là người môi giới trong vụ mua bán này.

Trong những lần ông Trọng dẫn ông Khanh đi xem đất hay bàn bạc việc mua bán, thoả thuận giá cả, đóng thuế… đều gặp bà Hiệp và con trai của bà.

Cấp toà phúc thẩm cho rằng, lời khai của nhân chứng Trọng mâu thuẫn với nội dung tố cáo của ông Nguyễn Hiệp Hoà. Đây là tình tiết quan trọng đến việc xác định bản chất vụ án nhưng cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương chưa cho đối chất để làm rõ, thu thập chứng cứ không đầy đủ, vi phạm tố tụng…

Toà cấp phúc thẩm còn chỉ ra một điều lạ lùng, ngày 16/10/2016 ông Hoà có đơn tố cáo ông Khanh. Cũng ngay trong ngày, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương và Viện KSND tỉnh Bình Dương ra quyết định phân công điều tra viên, Kiểm sát viên phụ trách giải quyết đơn.

Đáng nói, ngày 18/10 cơ quan CSĐT mới thụ lý đơn tố cáo và ban hành thông báo về việc tiếp nhận tin báo tội phạm. Việc này xác định “nhiệt tình” kỳ lạ và toà phúc thẩm nói rõ là vi phạm thủ tục tố tụng.

Điện diện viện KSND cấp cao tại TP.HCM nêu quan điểm trong vụ án: việc án sơ thẩm cho rằng các bị cáo gây thất thoát, lãng phí tài sản Nhà nước là không phù hợp, ở trường hợp này là tài sản thế chấp, tài sản của cá nhân bà Hiệp, không liên quan đến tài sản Nhà nước. Toà sơ thẩm chưa làm rõ động cơ, mục đích của bị cáo nên việc xác định tội danh là chưa phù hợp.

Kiểm sát viên khẳng định, bản án sơ thẩm quy kết hành vi phạm tội của bị cáo Khanh là chưa phù hợp, dẫn đến việc quy kết bị cáo Khanh là đồng phạm giúp sức cũng chưa đủ cơ sở.

Hợp đồng thoả thuận 3 bên là hợp đồng đặt cọc giữa bên bán, bên mua, có sự đồng ý của ngân hàng. Đất của bà Hiệp thế chấp tài ngân hàng không chỉ bán riêng cho một mình ông Khanh mà còn bán cho người khác có sự đồng ý của Ngân hàng BIDV Tây Sài Gòn.

Toà phúc thẩm đánh giá, hồ sơ vụ án không có cơ sở thể hiện các bị cáo có sự bàn bạc, thoả thuận để mua đất với giá thấp. Chính bà Hiệp có văn bản xin bán tài sản thế chấp và bà cũng đăng báo công khai việc tìm người mua đất.

Bút lục lời khai của 2 cán bộ ngân hàng thể hiện, không quen biết với ông Khanh. Bà Hiệp là người chủ động có đơn đề nghị và gặp nhiều lần để xin bán tài sản thế chấp để trả nợ. Bà Hiệp cho rằng, bán được giá cao hơn so với giá xin ngân hàng bán. Do đó, 2 cán bộ ngân hàng chấp thuận.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *