Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
21062

Chiêu diễn đẳng cấp của kẻ khoác áo dân chủ: giả đò khóc lóc cho nạn nhân để đổ lỗi chế độ!

 

Để có cớ công kích Nhà nước, đả phá chế độ, những kẻ khoác áo dân chủ không chỉcó hô hào kiểu chỉ có lật đổ, thay thế chế độ đất nước mới phát triển, mới văn minh như Tây phương, mà còn triệt để vào vai diễn khóc lóc, đau đớn, đồng cảm với những nạn nhân, với những mảnh đời gặp khó khăn trong xã hội, với kẻ phạm tội bị kết án…thể hiện quan tâm, thương xót, chia sẻ, rồi khôn khéo biến “niềm đau” ấy bẻ lái thành câu chuyện oán trách chính quyền, đổ lỗi chế độ là căn nguyên gây ra “nỗi đau” đó. Khó có thể tinh vi, xảo quyệt hơn.

Chẳng hạn như Nguyễn Thùy Dương với bài viết “Bán thân” mới đây tung trên mạng xã hội kể về những người Việt bị lừa bán sang Campuchia lao động. Kẻ có tên Nguyễn Thùy Dương này gào lên những tiếng nức nở đau xót về việc những người Việt đa phần trẻ vì hám lợi, bị lừa gạt mà phải sang làm nô lệ nơi xứ người. Bà ta bày trò nỉ non rằng: “Hãy nhìn vào sự thật phụ nữ Việt Nam từng đoàn đi lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc cho đến sau này đi bán dâm ở nước ngoài. Đàn ông thì đi bán nội tạng, cho đến câu chuyện thùng container đông lạnh năm nào để làm bài học cảnh tỉnh. Khi người ta không tìm được cơ hội tại nơi mình sống, buộc họ phải đi tìm cuộc sống ở một nơi khác là lẽ thường tình…

Nhưng cũng rất nhanh và ráo hoảnh, Nguyễn Thùy Dương quay sang đổ lỗi cho Bộ Lao động &Thương binh, Xã hội, Ban Tuyên giáo, Bộ Thông tin Truyền thông cũng như các cơ quan chức năng… Rồi tiếp tới, bà ta lấn tới khi lợi dụng sự việc này để công kích, bôi bác, nói xấu chế độ…

Blogger Nguyễn Hoàng Đan bóc mẽ, lột mặt nạ của Nguyễn Thùy Dương. Nguyên nhân của việc lao động Việt Nam bị lừa bán sang Campuchia là do một số đối tượng móc nối với nước ngoài dùng những lời quảng cáo “đường mật”, việc nhẹ, lương cao để lừa phỉnh. Những trường hợp bị lừa đa phần là thanh, thiếu niên ở các vùng sâu, vùng xa có trình độ hiểu biết hạn chế và có gia đình khó khăn. Cũng phải khẳng định rằng pháp luật nước sở tại (Campuchia) khá lỏng lẻo thậm chí có trường hợp còn tiếp tay cho các đối tượng buôn người hoạt động lộng hành. Điều này khác biệt hoàn toàn với ở Việt Nam, an ninh, an toàn xã hội ổn định, gần như cực kỳ hiếm trường hợp các đối tượng buôn người có thể lộng hành. Nên không bao giờ có trường hợp “buôn người” ngược lại từ Campuchia sang Việt Nam, như câu hỏi cắc cớ của Nguyễn Thùy Dương.

Vậy Việt Nam đã làm gì? Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng, trước tình trạng người Việt bị lừa sang Campuchia và bị cưỡng bức lao động, cơ quan chức năng Việt Nam đã vào cuộc và thường xuyên trao đổi, phối hợp với phía Campuchia thực hiện nhiều biện pháp để bảo hộ, hỗ trợ công dân Việt Nam tại Campuchia gặp khó khăn, hoạn nạn để đưa về nước.

Cùng với đó là việc tăng cường kiểm tra, kiểm soát ở các khu vực biên giới ra soát những đối tượng khả nghi có dấu hiệu “buôn người”. Tăng cường tuyên truyền, giáo dục chỉ ra luận điệu ngon ngọt kiểu “việc nhẹ, lương cao”. Cơ quan an ninh cũng vào cuộc để truy quét và bắt được một số đối tượng nằm trong các đường dây này.

Như vậy, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc một cách rốt ráo để giải quyết vấn đề khá nhức nhối này bằng các biện pháp tổng thể, đồng bộ. Thế mà những kẻ như Nguyễn Thùy Dương còn cứ giả vờ như không biết rằng: “Hiện nay, cá nhân tôi chưa thấy động thái gì hoặc nếu có mà chưa đủ lớn để tôi và nhiều người dân khác nữa nhìn thấy chăng?”.

Báo chí, truyền thông đã nêu rất rõ ràng rằng: “Cho đến nay, các cơ quan hai bên đã đưa về Việt Nam được khoảng 400 trường hợp, đồng thời hướng dẫn, can thiệp và hỗ trợ pháp lý cho khoảng 1.500 trường hợp gặp khó khăn trong xuất cảnh, đi lại, gia hạn cư trú hoặc vi phạm luật pháp sở tại”. Chính phủ Việt Nam đã vào cuộc với tác động ở cấp cao nhất, vậy mà chúng ngang ngược nói “chưa có động thái gì?

Nguyễn Thùy Dương còn bới móc cả câu chuyện “thuyền nhân” hay “lấy chồng Đài Loan”, “đi lao động nước ngoài” như những ví dụ để minh chứng cho cái gọi là “ra đi để tìm cơ hội sống”. Thực tế đó là những lập luận vô cùng khiên cưỡng, gượng gạo và lộ rõ ý đồ cá nhân cơ hội chính trị của mình là công kích chế độ xã hội Việt Nam hiện nay. Bỏ qua câu chuyện thuyền nhân vì đó là chuyện lịch sử đã quá xa (hơn 40 năm rồi) của những kẻ rắp tâm rời bỏ đất nước để tìm những bến bờ ảo vọng. Chuyện các cô dâu Việt lấy chồng Đài Loan, Hàn Quốc hay lao động Việt tìm cách ra nước ngoài là hoàn toàn bình thường. Ai cũng có quyền mưu cầu hạnh phúc,   chỉ có điều đừng vì mưu cầu đó mà trở thành kẻ phản bội tổ quốc đi theo những bè lũ phản động, bán nước.

Vậy đó, Nguyễn Thùy Dương và những kẻ đang “đau đáu” với những “nỗi đau ảo” này luôn chỉ tìm cách vạch ra những điều còn tồn tại. Chúng phớt lờ mọi nỗ lực của cả hệ thống chính trị tìm cách khắc phục và sửa chữa những sai lầm. Với chúng thì mặc định rằng cứ Việt Nam là đói khổ, cứ Cộng sản là độc tài. Rồi chúng đổ lỗi tất cả những gì xảy ra vì cái sự mặc định đó.

Rồi bọn chúng tiếp tục “đau”, những nỗi đau ảo của bọn kích động, chống phá khi chúng cố tình diễn trò hề lố bịch nhằm bôi đen chế độ. Mọi người dân cần cảnh giác trước những nỗi đau ảo của lũ chống phá này!

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *