Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
16441

Bảo đảm quyền cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài Kỳ 1: Đi làm việc nước ngoài là nhu cầu chính đáng và là quyền tự do của mỗi người

Việc người dân ra nước ngoài tìm kiếm việc làm phù hợp, nâng cao thu nhập và trình độ kiến thức, kỹ năng nghề là nhu cầu hoàn toàn chính đáng và là quyền tự do của mọi người. Tại Điều 23 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã ghi nhận, công dân có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước.

Trách nhiệm của Nhà nước

Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm, hỗ trợ và tạo điều kiện để người lao động ra nước ngoài làm việc. Trong suốt thời gian qua, từ những năm 1980 của Thế kỷ trước đến nay, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách và quy định pháp luật khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cũng như quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước và khu vực trên thế giới.

Giai đoạn đầu, trong bối cảnh lực lượng lao động Việt Nam dồi dào, khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước còn hạn chế, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao, chất lượng việc làm và thu nhập của người lao động còn thấp, chúng ta chủ trương hợp tác lao động với Liên Xô (cũ), một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và một số nước khác khu vực Trung Đông – Châu Phi với mục tiêu đưa một bộ phận thanh niên và người lao động không có việc làm trong nước ra nước ngoài làm việc để giải quyết việc làm và qua đó đào tạo nghề cho người lao động. Những năm tiếp theo, mục tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, không chỉ giải quyết việc làm, đào tạo nhân lực mà còn góp phần nâng cao thu nhập của người lao động, cải thiện đời sống gia đình họ, cũng như xóa đói, giảm nghèo cho một bộ phận người lao động thuộc các khu vực khó khăn như vùng nông thôn, miền núi và ven biển.

Trong thời gian qua, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp, sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông, báo chí và dư luận xã hội quan tâm hợp tác trong công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách, pháp luật và thông tin về tình hình lao động đi làm việc ở nước ngoài, thị trường lao động ngoài nước qua đó nâng cao được nhận thức của xã hội và người lao động. Cùng với đó, đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ngày càng tăng cả về lượng và chất, đóng góp rất lớn và quan trọng vào kết quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm

Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm (bảng số liệu thống kê kèm theo), đặc biệt trong 5 năm gần đây, mỗi năm tăng thêm khoảng 10.000 người, cụ thể: 2016: 126 nghìn; 2017: 135 nghìn; 2018: 143 nghìn; 2019: 152 nghìn; riêng 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài giảm xuống còn hơn 78 nghìn. Cùng với số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên, số lượng người lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại các thị trường lao động ngoài nước cũng tăng lên đáng kể, từ khoảng 500 nghìn người những năm 2010 đến nay tăng lên khoảng 580 nghìn người, cụ thể: Đài Loan có 230.000 người; Nhật Bản có gần 230.000 người; Hàn Quốc có gần  50.000 người; Malaysia và các nước Đông Nam Á khoảng 30.000 người; Khu vực Trung Đông – Châu Phi và Châu Âu mỗi nơi khoảng 15.000 người, còn lại ở các nước khác. Người lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế tạo (cơ khí, may mặc, giầy da, lắp ráp điện tử v.v.), giúp việc gia đình, chăm sóc người già, người bệnh, nông nghiệp, thủy sản,… ở các thị trường chính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông, Malaysia…

Một số quốc gia và vùng lãnh thổ tiếp nhận lao động Việt Nam về cơ bản đã khống chế được sự lây lan của dịch bệnh Covid-19

Trong đó, phần lớn người lao động đi làm việc ở các thị trường khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc) là những thị trường có thu nhập khá cao, khoảng 1.200 – 1.400 USD/tháng ở Hàn Quốc, Nhật Bản; 700 – 800 USD/tháng ở Đài Loan (Trung Quốc), Châu Âu; 400 – 600 USD/tháng ở thị trường Trung Đông, Châu Phi và Malaysia. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được các quốc gia tiếp nhận, người sử dụng lao độngđánh giá tốt: khéo tay, cần cù, khả năng nắm bắt công việc nhanh, ham học hỏi, sáng tạo, năng động, làm việc năng suất, chất lượng. Lượng kiều hối do người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài chuyển về trong nước hàng năm ước đạt từ 3 – 4 tỷ Đô la Mỹ.

Kết quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở  nước ngoài nói trên, không chỉ góp phần vào công tác giải quyết việc làm, giảm sức ép về tạo việc làm cho người lao động trong nước (chiếm tỷ lệ khoảng 7 – 9% số lượng lao động được giải quyết việc làm và tạo việc làm hàng năm của cả nước), mà còn qua đó

Việc người dân ra nước ngoài tìm kiếm việc làm phù hợp, nâng cao thu nhập và trình độ kiến thức, kỹ năng nghề là nhu cầu hoàn toàn chính đáng và là quyền tự do của mọi người. Tại Điều 23 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam đã ghi nhận, công dân có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Vì vậy, Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm, hỗ trợ và tạo điều kiện để người lao động ra nước ngoài làm việc. Trong suốt thời gian qua, từ những năm 1980 của Thế kỷ trước đến nay, Đảng và Nhà nước đã có những chủ trương, chính sách và quy định pháp luật khuyến khích, hỗ trợ và tạo điều kiện để người lao động đi làm việc ở nước ngoài phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, cũng như quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với các nước và khu vực trên thế giới.

Giai đoạn đầu, trong bối cảnh lực lượng lao động Việt Nam dồi dào, khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước còn hạn chế, tình hình thất nghiệp và thiếu việc làm còn cao, chất lượng việc làm và thu nhập của người lao động còn thấp, chúng ta chủ trương hợp tác lao động với Liên Xô (cũ), một số nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và một số nước khác khu vực Trung Đông – Châu Phi với mục tiêu đưa một bộ phận thanh niên và người lao động không có việc làm trong nước ra nước ngoài làm việc để giải quyết việc làm và qua đó đào tạo nghề cho người lao động. Những năm tiếp theo, mục tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài, không chỉ giải quyết việc làm, đào tạo nhân lực mà còn góp phần nâng cao thu nhập của người lao động, cải thiện đời sống gia đình họ, cũng như xóa đói, giảm nghèo cho một bộ phận người lao động thuộc các khu vực khó khăn như vùng nông thôn, miền núi và ven biển.

Trong thời gian qua, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài luôn nhận được sự quan tâm sâu sắc và chỉ đạo sát sao của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước và Chính phủ, sự phối hợp của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương các cấp, sự tham gia của các tổ chức chính trị xã hội. Bên cạnh đó, các cơ quan truyền thông, báo chí và dư luận xã hội quan tâm hợp tác trong công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách, pháp luật và thông tin về tình hình lao động đi làm việc ở nước ngoài, thị trường lao động ngoài nước qua đó nâng cao được nhận thức của xã hội và người lao động. Cùng với đó, đội ngũ các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa lao động đi làm việc ngày càng tăng cả về lượng và chất, đóng góp rất lớn và quan trọng vào kết quả đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Số lượng người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài tăng đều hàng năm (bảng số liệu thống kê kèm theo), đặc biệt trong 5 năm gần đây, mỗi năm tăng thêm khoảng 10.000 người, cụ thể: 2016: 126 nghìn; 2017: 135 nghìn; 2018: 143 nghìn; 2019: 152 nghìn; riêng 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài giảm xuống còn hơn 78 nghìn. Cùng với số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài tăng lên, số lượng người lao động Việt Nam hiện đang làm việc tại các thị trường lao động ngoài nước cũng tăng lên đáng kể, từ khoảng 500 nghìn người những năm 2010 đến nay tăng lên khoảng 580 nghìn người, cụ thể: Đài Loan có 230.000 người; Nhật Bản có gần 230.000 người; Hàn Quốc có gần  50.000 người; Malaysia và các nước Đông Nam Á khoảng 30.000 người; Khu vực Trung Đông – Châu Phi và Châu Âu mỗi nơi khoảng 15.000 người, còn lại ở các nước khác. Người lao độngViệt Nam đi làm việc ở nước ngoài chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, sản xuất chế tạo (cơ khí, may mặc, giầy da, lắp ráp điện tử v.v.), giúp việc gia đình, chăm sóc người già, người bệnh, nông nghiệp, thủy sản,… ở các thị trường chính như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông, Malaysia…

Trong đó, phần lớn người lao động đi làm việc ở các thị trường khu vực Đông Bắc Á (Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc) là những thị trường có thu nhập khá cao, khoảng 1.200 – 1.400 USD/tháng ở Hàn Quốc, Nhật Bản; 700 – 800 USD/tháng ở Đài Loan (Trung Quốc), Châu Âu; 400 – 600 USD/tháng ở thị trường Trung Đông, Châu Phi và Malaysia. Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được các quốc gia tiếp nhận, người sử dụng lao độngđánh giá tốt: khéo tay, cần cù, khả năng nắm bắt công việc nhanh, ham học hỏi, sáng tạo, năng động, làm việc năng suất, chất lượng. Lượng kiều hối do người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài chuyển về trong nước hàng năm ước đạt từ 3 – 4 tỷ Đô la Mỹ.

Nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước

Kết quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở  nước ngoài nói trên, không chỉ góp phần vào công tác giải quyết việc làm, giảm sức ép về tạo việc làm cho người lao động trong nước (chiếm tỷ lệ khoảng 7 – 9% số lượng lao động được giải quyết việc làm và tạo việc làm hàng năm của cả nước), mà còn qua đó góp phần nâng cao đời sống của người lao động và gia đình. Nhiều gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài đã thoát nghèo, có điều kiện đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ở những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã làm thay đổi bộ mặt thôn, xóm với nhiều nhà cửa khang trang mọc lên, góp phần ổn định an sinh xã hội ở địa phương. Ngoài ra người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nâng cao được trình độ kỹ năng nghề, tiếp thu được kiến thức, ngoại ngữ và tác phong làm việc tiên tiên từ nước ngoài, trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Kết quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở  nước ngoài nói trên, không chỉ góp phần vào công tác giải quyết việc làm, giảm sức ép về tạo việc làm cho người lao động trong nước (chiếm tỷ lệ khoảng 7 – 9% số lượng lao động được giải quyết việc làm và tạo việc làm hàng năm của cả nước), mà còn qua đó góp phần nâng cao đời sống của người lao động và gia đình. Nhiều gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài đã thoát nghèo, có điều kiện đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ở những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã làm thay đổi bộ mặt thôn, xóm với nhiều nhà cửa khang trang mọc lên, góp phần ổn định an sinh xã hội ở địa phương. Ngoài ra người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nâng cao được trình độ kỹ năng nghề, tiếp thu được kiến thức, ngoại ngữ và tác phong làm việc tiên tiên từ nước ngoài, trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

. Nhiều gia đình có người thân đi làm việc ở nước ngoài đã thoát nghèo, có điều kiện đầu tư cho sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ở những địa phương có nhiều người lao động đi làm việc ở nước ngoài đã làm thay đổi bộ mặt thôn, xóm với nhiều nhà cửa khang trang mọc lên, góp phần ổn định an sinh xã hội ở địa phương. Ngoài ra người lao động đi làm việc ở nước ngoài còn nâng cao được trình độ kỹ năng nghề, tiếp thu được kiến thức, ngoại ngữ và tác phong làm việc tiên tiên từ nước ngoài, trở thành nguồn nhân lực quan trọng cho công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *