Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
32193

Vẻ đẹp của cụm di tích Ao Ba Om, chùa Âng, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer

Như loạt bài “Đạo và đời hòa quyện ở nơi có nhiều chùa Khmer nhất Việt Nam” mà Nhân quyền đã đăng tải, hôm nay, chúng tôi cùng các bạn sẽ khám phá vẻ đẹp của cụm di tích Ao Ba Om, bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer

Cụm di tích Ao Bà Om, chùa Âng, Bảo tàng Văn hóa dân tộc Khmer nằm ở phường 8, thành phố Trà Vinh. Đây là một danh lam thắng cảnh, di tích văn hóa, lịch sử nổi tiếng của tỉnh Trà Vinh cũng như cả khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Trung tâm của cụm di tích là ao nước ngọt có hình vuông nên Ao Bà Om còn có tên gọi khác là Ao Vuông, mỗi cạnh dài khoảng 300 m. Ao Bà Om rộng hơn 300 ha, bao gồm ba phần chính là ao, bờ ao và rừng cây cổ thụ bao quanh ao, riêng mặt ao rộng gần 100 ha. Ao Bà Om chính là một hồ thủy lợi, được người dân đào đắp từ nhiều thế kỷ trước nhằm tích trữ nước mưa, đảm bảo nguồn nước ngọt cho sinh hoạt, canh tác nông nghiệp. Xung quanh ao là khu rừng nguyên sinh được bảo tồn khá nguyên vẹn. Qua quá trình xâm thực của mưa gió, đất cát bị cuốn đi, làm trơ lại những gốc cổ thụ có hình dạng rất kỳ lạ, kích thích óc tò mò của du khách gần xa cũng như nguồn cảm hứng sáng tác của những thi sĩ, họa sĩ đã từng đặt chân đến.

Ao Bà Om xếp hàng di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1994. Phong cảnh tĩnh lặng, lãng mạn khiến người ta ví Ao Bà Om là “Đà Lạt giữa đồng bằng”. Em Thạch Thị Nhí, một người dân tỉnh Trà Vinh, cho biết: Ao Bà Oợc tổ chức tại ao Bà Om như hội thi các lễ phục truyền thống. Đây là điểm du lịch không thể bỏ qua đối vớm là một trong những điểm du lịch trọng điểm của tỉnh Trà Vinh, hàng năm đều thu hút đông khách du lịch tới tham quan. Trong lễ hội Cúng Trăng – Ok-om-bok, của người Khmer là tại Ao Bà Om tổ chức nhiều hoạt động và thu hút rất nhiều người, không chỉ là người Khmer tham gia mà còn có cả người Kinh, người Hoa. Có một số hội thi đưi du khách khi đặt chân đến tỉnh Trà Vinh. Bên cạnh Ao Bà Om có Bảo tàng văn hóa Khmer lưu lại những hiện vật của người Khmer, trong đó có những nông cụ sản xuất từ xa xưa của người Khmer cùng với các loại nhạc cụ, trang phục truyền thống, trang phục cưới, trang phục lễ hội được trưng bày.”

Đối diện với Bảo tàng văn hóa Khmer là chùa Âng, gọi theo ngôn ngữ Pali là Wat Angkor Raig Borei. Đây là một trong những ngôi chùa lớn, tiêu biểu cho các ngôi chùa của đồng bào dân tộc Khmer ở tỉnh Trà Vinh. Nhìn từ xa, bạn sẽ thấy những tòa nhà trong chùa với lối kiến trúc hình tháp vươn thẳng lên trời, mang nét đẹp nguy nga, tráng lệ nhưng cũng không kém phần trang nghiêm.

Cổng chùa Âng được trang trí bằng nghệ thuật điêu khắc rất kỳ công, tinh xảo với những tượng chằn, tiên nữ, chim thần… theo đặc trưng của văn hóa Khmer. Bên trong chánh điện là một không gian rộng lớn được trang trí hình rồng, sơn son thếp vàng. Bốn bức tường chánh điện là những bức bích họa đặc sắc thể hiện tư tưởng Phật giáo, mô tả con đường tu hành của Phật Thích Ca. Phía trước ngôi chánh điện là ngôi tháp chứa di cốt các vị sư cả trụ trì chùa qua các thời kỳ. Điều đặc biệt, đây là ngôi tháp năm ngọn duy nhất trong các ngôi chùa Khmer Trà Vinh. Tháp năm ngọn là sự ảnh hưởng tư tưởng Ấn Độ giáo về vũ trụ, thiên nhiên và con người.

Sư Thạch Sa Oane, chùa Âng, cho biết: “Chùa Âng tiếng Khmer gọi là chùa Angkorajaborey. Chùa xây dựng năm 990, rộng khoảng 45 công, gần 5 mẫu, 1 công là 1000 m2. Chùa Âng là một ngôi chùa cổ ở tỉnh Trà Vinh và chùa được công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia vào năm 1994. Chùa còn lưu trữ một số hiện vật quý. Chùa hơn 1000 năm tuổi nên đã được trùng tu nhiều lần nhưng nét văn hóa Khmer vẫn còn nguyên. Chùa có điêu khắc nhiều tượng, như gắn với văn hóa dân tộc Khmer: chim thần, rồng, rắn, nàng tiên hay chư thiêng gắn để có nhiều thần lực, uy lực bảo vệ cho chùa. Chánh điện 3 mái. Hàng năm chùa thu hút khoảng 300 ngàn du khách, khách thập phương”.

Vào dịp nghỉ Hè rất đông học sinh tới chùa học Hè. Thày dạy là các sư trong chùa và những tình nguyện viên. Sư Thạch Sa Oane kể: Chư tăng truyền dạy học tiếng bali, pháp ngữ, toán, lý, hóa, kinh phật… chư tăng ở đây thuộc phật giáo Nam tông Khmer. Dạy con em từ nhỏ tới lớn gắn với chùa rồi. Dạy học miễn phí, không mất tiền. Dạy học sinh không làm điều tội lỗi, giữ gìn phong tục tập quán cha mẹ, ông bà để lại, cố gắng học hành, nghe lời ông bà cha mẹ

Cụm di tích Ao Bà Om, Chùa Âng, Bảo tàng văn hóa Khmer là niềm tự hào của đồng bào Khmer. Hàng năm, cứ đến lễ Chol-chnam-thmay, Dolta, đặc biệt là lễ hội cúng Trăng – Ok-om-bok, đồng bào Khmer và cả đồng bào Kinh, Hoa ở tỉnh Trà Vinh và các tỉnh lân cận tụ hội về đây để chiêm bái và tham gia các lễ hội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *