Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
17998

Thái Hạo lại sàm ngôn về tuyển sinh vào lớp 10

 

Mới đây, Thái Hạo, một thầy giáo THPT đã bỏ nghề để khoác lên mình tấm áo lòe loẹt mang tên “dân chủ nhân quyền” công kích, bêu riếu chế độ với bài viết: “Hãy tự mà xoay xở đi, chúng ông không biết!”, nội dung xuyên tạc rằng, việc gần một nửa học sinh Hà Nội phải học trường tư để vu cáo bất bình đẳng trong giáo dục, cưỡng ép học sinh lớp 9 đi vào trường dạy nghề là vi phạm luật lao động, việc phải chọn trường tư là “Bình đẳng trong việc thụ hưởng giáo dục không thể tiếp tục căn cứ trên cái nền là tiền. Một tư duy và cách làm như thế, là vừa bất hợp lý, vừa vô nhân đạo”, rằng tư thục như hiện nay thì đồng nghĩa với việc lấy đi cơ hội học tập của rất nhiều em, nếu không đẩy gia đình học vào cảnh khốn đốn…

Thực tiễn, việc phân luồng – hướng nghiệp cho học sinh sớm là đúng, nhưng sự phân luồng ấy cần dựa trên các tiêu chí khoa học được cân nhắc trên rất nhiều phương diện, chứ không phải chỉ điểm thi đầu vào lớp 10, lại càng không thể chỉ căn cứ vào số tiền mà người học có. Việc đặt vấn đề kiểu “có rất nhiều học sinh lúc nhỏ học kém nhưng khi lên cấp 3 thì mới trở nên xuất sắc… bị lấy đi cơ hội học tập” là cách “phản biện” hết sức vớ vẩn vì khi thi vào cấp THPT các em không còn nhỏ nữa, thêm nữa nếu em học sinh nào thực sự xuất sắc mà vì một lý do nào đó không vào được trường công thì môi trường các trường công lập tự chủ, dân lập, tư thục, dạy nghề đâu có làm mất đi cơ hội bộc lộ khả năng của các em. Không thiếu các em không học những trường này vẫn vào đại học và thành đạt nếu các em thực sự nỗ lực, nhất là các em xuất sắc, có tư chất thông minh.

Bằng lối “phản biện” mang đầy tính rêu rao thiếu căn cứ Thái Hạo đã cố tình đưa ra cái kết tấn công trực diện vào chế độ: “Tình trạng ở Việt Nam là, nếu đã nghèo thì càng nghèo thêm. Nhà nghèo thì tất nhiên không có điều kiện học hành thuận lợi như nhà giàu, cuộc đua vào lớp 10, như thế, họ đã thua ngay từ vạch xuất phát. Cứ thế, bất công kéo dài, có thể suốt đời. Bình đẳng trong việc thụ hưởng giáo dục không thể tiếp tục căn cứ trên cái nên là tiền. Mội tư duy và cách làm như thế, là vừa bất hợp lý, vừa vô nhân đạo.”. Kiểu công kích giáo dục bằng cách vẽ những tình trạng rối loạn nhằm bôi nhọ đất nước, nói xấu chính quyền vốn là ngón nghề của Thái Hạo từ khi bước chân vào “làng dân chủ” rởm, không chỉ riêng ở bài viết này.

Nhân kì thi tuyển sinh vào lớp 10 sắp tới và những rêu rao vô lối của Thái Hạo cũng xin có đôi lời với các bậc cha mẹ học sinh, nhất là những bậc phụ huynh có con em vào THPT năm tới: Quyết định số 522/QĐ-TTg ngày 14/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Giáo dục hướng nghiệp và định hướng phân luồng học sinh trong giáo dục phổ thông giai đoạn 2018 – 2025 cũng đưa ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, có ít nhất 40% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp và các hình thức đào tạo khác. Mặc dù chủ trương phân luồng học sinh, đặc biệt là đưa học sinh tốt nghiệp THCS đi học nghề, sớm tham gia vào thị trường lao động là xu hướng phù hợp song thực tế cho thấy, trong khi cuộc đua vào lớp 10 công lập luôn căng thẳng, gây áp lực cho học sinh và phụ huynh thì hệ thống trường trung cấp, học nghề lại tương đối vắng vẻ. Một trong những lý do dẫn đến tình trạng này là nhiều phụ huynh vẫn có tâm lý hướng con em đi theo con đường đã được lập trình sẵn như vào trường THPT công lập, rồi vào đại học. Đây chính là một trong những rào cản khiến cho việc phân luồng, hướng nghiệp cho học sinh sau THCS gặp khó khăn.  Theo chia sẻ của nhiều giáo viên chủ nhiệm khối 9 tại Hà Nội, có những thí sinh sau khi phân tích năng lực thực tế, nhà trường định hướng đưa các em vào diện phân luồng học nghề do học lực yếu nhưng cả học sinh và gia đình đều bày tỏ nguyện vọng xin được làm hồ sơ thi vào THPT bằng mọi giá.

Trong khi đó, Hà Nội và TP.Hồ Chí Minh đều có những trường nghề uy tín, vừa dạy văn hóa vừa dạy nghề cho học sinh. Thậm chí, có trường còn đảm bảo việc làm cho các em, hoặc học sinh có thể học lên cao đẳng, đại học, rút ngắn thời gian hơn so với việc học THPT rồi vào đại học, cao đẳng.

Giảm áp lực cho kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 là một đòi hỏi chính đáng. Song áp lực trong nhiều tình huống cụ thể lại đến từ chính các bậc phụ huynh. Nên chăng thay vì phải cố gắng để vào công lập, các bậc phụ huynh hãy định hướng cho con em mình hướng đi phù hợp với năng lực, sở thích và nguyện vọng học sinh đó.  Không đặt kỳ vọng quá sức so với khả năng thực tế của con em mình và phải mạnh dạn thay đổi với suy nghĩ, vào THPT công lập không phải là con đường duy nhất. Tất nhiên, cũng phải đặt vấn đề ngược lại là để các em học sinh và gia đình vui vẻ, yên tâm với lựa chọn này cũng là một thách thức đặt ra với không chỉ ngành giáo dục mà là cả hệ thống xã hội. Bởi để thay đổi nhận thức về việc học nghề, lập nghiệp trong bối cảnh xã hội vẫn coi trọng làm thầy hơn làm thợ là không đơn giản. Mong các bậc cha mẹ suy nghĩ thấu áo để tìm đúng cánh cửa cho con em mình. Cũng xin các vị hãy tỉnh táo trước những luận điệu công kích, kích động của những thành phần như Thái Hạo.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *