Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
18206

Roberta Metsola – người phụ nữ đầu tiên trong 20 năm qua đứng đầu liên minh Quốc hội các nước châu Âu Kỳ 1: Trung tâm tầm nhìn mới

Hôm 18-1, thành viên Đảng Dân chủ Cơ đốc giáo Roberta Metsola của Malta đã được bầu làm Chủ tịch Nghị viện châu Âu (EP) trở thành người phụ nữ đầu tiên trong 20 năm qua đứng đầu liên minh Quốc hội các nước châu Âu.

Tầm nhìn mới

Theo tin từ tờ The Guardian, chính trị gia trung hữu người Malta này đã được làm Chủ tịch mới của EP chỉ một tuần sau khi người đứng đầu cơ quan này là David Sassoli đột ngột qua đời. Ngày diễn ra cuộc bỏ phiếu (18-1) cũng chính là ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 43 của Roberta Metsola. Bà đã giữ chức Phó Chủ tịch thứ nhất của EP từ năm 2020 và giành được sự ủng hộ của 458 trong tổng số 705 nghị sĩ EP, trở thành Chủ tịch trẻ nhất của Nghị viện châu Âu.

Roberta Metsola

Không bằng lòng với việc nỗ lực đại diện cho cải thiện bình đẳng giới, giúp hoạch định chính sách di cư ở châu Âu và giải quyết mối đe dọa ngày càng tăng đối với tự do truyền thông, Roberta Metsola bày tỏ rằng, với vai trò mới, bà tin, EP nên đi đầu và là trung tâm của một tầm nhìn mới thân châu Âu.

Bảo vệ pháp quyền và các quyền cơ bản

Nói với Euronews về những ưu tiên trong nhiệm kỳ 2,5 năm của mình, Roberta Metsola nhấn mạnh về việc bảo vệ pháp quyền và các quyền cơ bản. Một số quốc gia EU như Ba Lan và Hungary, đang bị giám sát chặt chẽ về các cải cách pháp lý đã làm trầm trọng thêm tình trạng phản đối dân chủ và có thể sớm chứng kiến ​​các quỹ EU của họ bị đóng băng theo một cơ chế có điều kiện vẫn chưa được sử dụng. Roberta Metsola nói: “Nghị viện này là đại diện cho nhà nước pháp quyền. Bạn đã thấy phần lớn các nhóm chính trị từ trái sang phải, ủng hộ pháp quyền ở khắp mọi nơi. Chúng ta thấy rằng các giá trị và nguyên tắc, luật pháp và quyền đang thoái lui và Nghị viện luôn phải lên tiếng trước. Tôi có thể đảm bảo với bạn đó là điều sẽ xảy ra trong hai năm rưỡi tới”.

Một mối quan tâm khác trong tâm trí Roberta Metsola là khoảng cách ngày càng gia tăng giữa các tổ chức EU và công dân EU, điều mà bà tin rằng ngày càng phát triển trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát. “Đây là thách thức lớn nhất mà chúng ta gặp phải và đó là trách nhiệm của chúng ta. “Chúng ta cần phá vỡ bong bóng Strasbourg và Brussels để mọi ngôi làng và mọi trường học, mọi lớp học đều biết EP là gì, nó tượng trưng cho điều gì, để mỗi người đều có thể khao khát được ở đây với chúng ta một ngày nào đó”, Roberta Metsola cho biết. Và mặc dù lên nắm quyền trong bối cảnh biến thể Omicron đang lan rộng khắp châu Âu, Roberta Metsola vẫn muốn nhìn vào 2,5 năm tới “với năng lượng, sự tích cực” và tôn vinh di sản của người tiền nhiệm David Maria Sassoli. “Chúng tôi đảm bảo rằng vào thời điểm các cuộc bầu cử diễn ra vào năm 2024, mỗi thành viên của ngôi nhà này sẽ có điều gì đó để thể hiện với công dân của mình rằng những ưu tiên mà họ đã bỏ phiếu là những ưu tiên đã được thực hiện”, Roberta Metsola nhấn mạnh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *