Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
30322

Phạm Đình Trọng phơi bày sự hèn hạ qua lá thư cầu tình Facebook!

 

Ngày 21/02,  Phạm Đình Trọng đã viết một bức thư ngỏ rất ngọt ngào gửi “Ban Quản trị Facebook”. Vốn sùng bái nước Mỹ, người Mỹ, và cả các tập đoàn Mỹ như Meta (công ty mẹ của Facebook hiện nay), Phạm Đình Trọng đã tôn những người quản lý tập đoàn này thành một dạng cứu tinh của nhân loại. Để thấy rõ tình yêu mà ông Trọng dành cho nước Mỹ, mời các bạn đọc thử vài đoạn mùi mẫn trong bức thư của ông.

Phạm Đình Trọng viết:

“Là sản phẩm của văn minh tin học, Facebook cũng là sản phẩm của nền dân chủ mà cả loài người hướng tới, nền dân chủ Mỹ. Không có dân chủ, không có tự do sáng tạo thì không có Facebook.”

“Ở các nước dân chủ, Facebook cho con người thêm một phương tiện thể hiện mình và mở tầm nhìn ra thế giới. Ở các nước độc tài, nơi người dân phải sống trong bạo lực đàn áp và tuyên truyền lừa bịp. Người dân không còn những quyền con người cơ bản, như quyền tự do ngôn luận, không được thông tin sự thật. Có Facebook, người dân có một không gian nhỏ bé nhưng vô cùng quí giá, không gian tự do ngôn luận để tiếp cận sự thật.”

Không dừng ở đó, Phạm Đình Trọng còn gán cho “Ban Quản trị Facebook” cái “sứ mệnh của người mang ánh sáng của kỉ nguyên văn minh tin học và mang giá trị nền dân chủ Mỹ đến với thế giói còn chìm trong bóng tối độc tài”.

Trong lúc các gương mặt “đấu tranh cho dân chủ” như Phạm Đình Trọng không ngừng mô tả Meta như một đại lý nhập khẩu nhân quyền xách tay, thì dư luận phương Tây đang nhìn tập đoàn này bằng con mắt rất khác. Hồi tháng 8 năm ngoái, ông David Tuffley – Giảng viên cấp cao về Đạo đức Ứng dụng & An ninh mạng, Đại học Griffith, Australia – đã viết một bài viết mô tả cách thức tập đoàn Meta lấy cắp mọi dữ liệu của người sử dụng.

Bài viết cho biết đầu tháng 08/2022, ông Felix Krause, cựu kỹ sư và nhà nghiên cứu quyền riêng tư của Google, đã phát hiện thấy Instagram và Facebook bổ sung đến 18 dòng mã vào các trang web được truy cập thông qua hai ứng dụng này.

Việc “chèn mã” này cho phép theo dõi người dùng, và vô hiệu hóa các tính năng chống theo dõi mà các trình duyệt như Chrome và Safari áp dụng. Nó cho phép Meta thu thập thông tin nhạy cảm của người dùng, bao gồm “mọi nút và liên kết mà bạn nhấn vào, các vùng chọn văn bản, ảnh chụp màn hình, cũng như bất kỳ đầu vào cho biểu mẫu nào, như mật khẩu, địa chỉ và số thẻ tín dụng”.

Vì sao Meta lại làm như vậy? Lâu nay, tập đoàn này vẫn kiếm tiền bằng cách sử dụng dữ liệu của người dùng để định hướng quảng cáo. Tuy nhiên, họ đang gặp phải cạnh tranh gay gắt từ những đối thủ như Google và Apple. Chẳng hạn, vào thời điểm Meta bị Krause bóc mẽ, cả trình duyệt Safari của Apple, trình duyệt Chrome của Google lẫn trình duyệt Firefox đều đang bổ sung những bản cập nhật giúp hạn chế khả năng thu thập dữ liệu của Meta.

Đơn cử, vào năm 2021, bản cập nhật iOS 14.5 của Apple đã đưa ra yêu cầu rằng tất cả các ứng dụng được lưu trữ trên cửa hàng ứng dụng Apple phải được sự cho phép rõ ràng và chính xác từ người dùng nếu muốn theo dõi và thu thập dữ liệu của họ. Meta thừa nhận rằng sửa đổi này của Apple đã làm ngốn Facebook mất 10 tỷ USD mỗi năm.

Như vậy, tập đoàn Meta đã lén lấy cắp dữ liệu của người dùng, sau khi các đối thủ cạnh tranh ngăn họ công khai làm việc đó.

Hành động này của Meta không những vi phạm nhân quyền, mà còn vi phạm đạo đức thông thường của con người trong xã hội.

Dù vậy, Phạm Đình Trọng vẫn tâng đám chủ sở hữu tham tiền của Facebook lên thành những vị cứu tinh, những bậc khai sáng da trắng, những người dạy cho phần nhân loại chậm tiến như Trọng biết thế nào là dân chủ, nhân quyền.

Nhưng vì sao Phạm Đình Trọng viết thư cho Facebook?

Trong thư ngỏ, ông ta giải thích như sau:

“Trang Facebook của tôi đã bị thể chế độc tài đánh phá, ngăn chặn rất quyết liệt. (…) Những status của tôi vừa post lên liền biến mất tăm tích. Hiện nay đang diễn ra sự đánh phá tinh vi hơn, độc địa hơn: Ngăn chặn trang Facebook của tôi tương tác với friends. Trước đây mỗi status của tôi có cả ngản like, vài trăm share và vài trăm comment. Trong vài trăm comment có già nửa của DLV chửi bới, đe doạ. Like từ hơn ngàn bỗng chỉ còn hơn trăm thì share, comment cũng giảm sâu tương ứng. Những status của tôi bị chặn đứng, không thể tương tác, không thể lan toả thì không cần đến DLV, không còn thấy bóng một DLV nào nữa.”

À, hóa ra ông Phạm Đình Trọng than phiền vì trang Facebook của ông gần đây ít like.

Nhưng thay vì nói toẹt ra rằng Meta đang hợp tác với chế độ để chặn tương tác trên trang của mình, như Phạm Đoan Trang từng làm, thì ông lựa lời nịnh nọt Facebook. Như thể ông sợ phạm thượng nước Mỹ mà ông đang thờ làm minh chủ.

Dù tự xưng là đấu tranh cho tự do, các nhà dân chửi đang phải tự kiểm duyệt như vậy đấy.

Hồi trước, Phạm Đoan Trang và Luật khoa Tạp chí từng dọa tẩy chay Facebook để phản đối tập đoàn này vi phạm quyền con người của mình. Nhưng buồn thay, họ chỉ nói suông thôi, sau đó họ vẫn dùng Facebook dù phải bấm bụng chịu nhục.

Đây là cái tự do mà các nhà dân chửi nhận được từ trật tự Mỹ và các tập đoàn Mỹ đấy hay sao?

Chẳng phải đó là cái tự do mua bằng tiền, tự do của kẻ có tiền?

Có lẽ Phạm Đình Trọng sẽ chẳng thể tự do, chừng nào ông ta còn lệ thuộc vào những cái like trên Facebook.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *