Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
20497

Nguyễn Văn Đài: đoán mò, dối trá và gian manh!

Đẳng cấp đoán mò, tung tin vịt và sự dối trá ngày càng trắng trợn của Nguyễn Văn Đài đạt đến đẳng cấp ngang ngửa với Việt tân và mấy trang cờ vàng lưu vong. Chẳng hạn mới đây, trên trang mang danh “luật sư Nguyễn Văn Đài” (cái danh hiệu đã bị tước bỏ sau mấy lần nhập kho nhưng vẫn được y trưng dụng để thể hiện đẳng cấp với đồng bọn và lòe bịp dư luận) bình loạn về Hội nghị giữa nhiệm kỳ Ban Chấp hành Trung ương Đảng (CSVN) khóa XIII là cuộc “tranh giành quyền lực” trong Đảng, xuyên tạc nguyên tắc “Tập trung dân chủ” trong việc lấy phiếu tín nhiệm là “khi đã có tập trung dân chủ rồi, thì các ủy viên Trung ương không còn được tự do ý chí thể hiện chính kiến nữa…”; hoặc xuyên tạc tập trung dân chủ là “ví dụ Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư yêu cầu BCH Trung ương phải bỏ phiếu bất tín nhiệm hay ít tín nhiệm các thành viên BCT này, thành viên BBT kia…”, từ đó quy kết nguyên tắc tập trung dân chủ “bóp chết tất cả những sự tự do, suy nghĩ, quyết định của các ủy viên trung ương…”

Trước hết, hội nghị này nằm trong Chương trình làm việc toàn khoá của Trung ương (Đảng CSVN) nhằm đánh giá kết quả, phân tích hạn chế, yếu kém; phân tích nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; dự báo bối cảnh tình hình, đề ra những chủ trương, quyết sách lớn cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện trong nửa cuối của nhiệm kỳ khoá XIII…Đặc biệt, một trong những nội dung quan trọng của hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ là lấy phiếu tín nhiệm của Ban Chấp hành Trung ương đối với các  Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư khoá XIII – đã được quy định rõ (trong Quy định số 96-QĐ/TW của BCT về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị) về quan điểm, nguyên tắc, phạm vi, đối tượng, thành phần, thời điểm…. bị Nguyễn Văn Đài nhấn nhá, xuyên tạc như một chiêu thức, thủ đoạn mới để “phe cánh đánh nhau”.  Y còn dẫn dắt từ phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sáng 13/5/2023 tại cuộc tiếp xúc cử tri quận Đống Đa, quận Ba Đình và quận Hai Bà Trưng trước kỳ họp thứ năm, Quốc hội khóa XV: “Nếu thấy tay nhúng chàm, tốt nhất là xin thôi”, thành khẳng định: qua cuộc bỏ phiếu này, nhiều quan chức sẽ “ngã ngựa”.

Vậy mà sau lấy phiếu tín nhiệm, chẳng có Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư khoá XIII nào “ngã ngựa” hay “rời khỏi ghế quyền lực” như quả quyết của Nguyễn Văn Đài. Ngày bế mạc, các ủy viên BCT, ủy viên BBT – đối tượng lấy phiếu tin nhiệm lần này – thảy đều tươi cười rạng rỡ, gần gũi, ấm áp… cho thấy họ được trung ương ghi nhận tích cực. Điều đó đồng nghĩa với việc Đài là một gã đoán mò thượng hạng với kết quả đoán mò trật khấc.

Tiếp đến, trò hề hoang tưởng khi Nguyễn Văn Đài bám riết bài phát biểu khai mạc của ông Nguyễn Phú Trọng, vừa “diễn nôm” vừa “bẻ chữ” với dụng ý công kích, chế giễu nguyên tắc “tập trung dân chủ” trong lấy phiếu tín nhiệm tại Hội nghị trung ương giữa nhiệm kỳ vừa qua. Nhưng thảm hại thay cho Đài, y càng “bẻ”, mục đích của việc lấy phiếu tín nhiệm là “giúp các đồng chí  được lấy phiếu tín nhiệm “tự soi”, “tự sửa”, tiếp tục phấn đấu, tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống…” (như phát biểu của ông Nguyễn Phú Trọng) càng rõ ràng, càng chắc lý; còn bộ mặt của Đài càng nhem nhuốc, tối tăm trong mắt thiên hạ.

Nên nhớ “tập trung dân chủ” là nguyên tắc cơ bản nhất của Đảng CSVN (được quy định trong Điều lệ Đảng), bảo đảm cho việc xây dựng Đảng thành một tổ chức chiến đấu chặt chẽ, phát huy sức mạnh, trí tuệ của mỗi cá nhân, đồng thời phát huy sức mạnh, trí tuệ của tập thể. Liên quan việc lấy phiếu tín nhiệm tại Hội nghị Trung ương giữa nhiệm kỳ, nguyên tắc này giúp việc đánh giá các ủy viên BCT, ủy viên BBT một cách toàn diện, khách quan, sâu sắc, công tâm; phòng ngừa được những góc nhìn cực đoan, một chiều, phiến diện (qua thảo luận, trao đổi, góp ý, tự phê bình và phê bình…); và phòng luôn việc lợi dụng gây chia rẽ nội bộ.

Với tinh thần đó, “tập trung dân chủ” không có nghĩa là áp đặt ý chí của bất kỳ ai, dù đó là người đứng đầu Đảng, khiến việc lấy phiếu tín nhiệm thành một chiều, mất tính khách quan. Người bỏ phiếu hoàn toàn có quyền thể hiện chính kiến của mình, không chịu một ràng buộc, càng không chịu một tác động, chi phối nào. Vì lẽ đó, ông Nguyễn Phú Trọng, trong phát biểu khai mạc Hội nghị, đã yêu cầu (từng ủy viên trung ương) “thể hiện rõ chính kiến của mình về mức độ tín nhiệm đối với từng đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo đúng Quy định số 96-QĐ/TW và Kế hoạch số 16-KH/TW của Bộ Chính trị.

Không chỉ có xuyên tạc thô thiển, trên trang của Hội anh em dân chủ – do Nguyễn Văn Đài cầm đầu  còn phóng tên một tin giả (fake news): “Nguyễn Phú Trường con của tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng được bổ nhiệm giữ chức Chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương”. Thực tế, ông Nguyễn Phú Trường, quê quán xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Tp. Hà Nội vừa được bổ nhiệm Chánh Văn phòng Ban Tuyên giáo Trung ương hoàn toàn chẳng dây mơ rễ má gì với ông tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, quê xã Đông Hội, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội cả.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *