Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
5413

Nghị định 147: Quy định cần thiết để đảm bảo an ninh mạng và an toàn thông tin

 

Ngày 9/11/2024 Chính phủ ban hành Nghị định 147/2024/NĐ-CP quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, bao gồm nhiều nội dung mới như: quản lý cung cấp thông tin xuyên biên giới; xác thực tài khoản người dùng Internet; giám sát, ngăn chặn, gỡ bỏ thông tin vi phạm pháp luật trên mạng. Đặc biệt Nghị định 147 yêu cầu lưu trữ, xác thực thông tin của người sử dụng mạng xã hội bằng số điện thoại di động hoặc số định danh cá nhân, bảo đảm chỉ những tài khoản đã xác thực mới được đăng tải thông tin và chia sẻ thông tin. Ngay lập tức, Quyenduocbiet lộng ngôn và láo xược cho rằng “Nghị định 147 và lũ ngu muội trong chuồng súc vật”, vu cáo  Nghị định 147 là công cụ để “khóa mồm dân tộc Việt Nam”, kiểm soát người dân như “súc vật” và sao chép mô hình kiểm soát của Trung Quốc.

Thứ nhất, Nghị định 147 quy định về quản lý, cung cấp, sử dụng internet và thông tin trên mạng, nhằm ngăn chặn thông tin xấu độc, sai lệch, bảo vệ người dân khỏi các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, và tấn công mạng. Việc yêu cầu xác thực tài khoản người dùng bằng số định danh cá nhân hoặc số điện thoại không phải là kiểm soát, mà là bước tiến đảm bảo minh bạch và trách nhiệm trên không gian mạng, tương tự như quy định của nhiều quốc gia phát triển.

Mỹ, EU, và nhiều quốc gia khác cũng áp dụng các quy định tương tự nhằm quản lý không gian mạng, bảo vệ an ninh quốc gia và quyền lợi người dùng. Ví dụ, Đạo luật Dịch vụ Kỹ thuật số (DSA) của EU yêu cầu các nền tảng trực tuyến gỡ bỏ nội dung vi phạm và minh bạch trong hoạt động. Luận điệu cho rằng Việt Nam “sao chép” Trung Quốc là hoàn toàn vô căn cứ, thể hiện sự cố ý bóp méo thông tin.

Thứ hai, Nghị định 147 không hạn chế quyền tự do ngôn luận. Quyenduocbiet vu cáo rằng Nghị định 147 là công cụ để “xiết chặt Internet”, ngăn chặn tự do ngôn luận và kiểm soát thông tin.Thực tế, Nghị định này nhằm bảo vệ quyền tự do ngôn luận trong khuôn khổ pháp luật. Tự do ngôn luận là quyền cơ bản được quy định trong Hiến pháp Việt Nam, nhưng quyền này phải đi đôi với trách nhiệm, không được lợi dụng để lan truyền thông tin sai lệch, kích động bạo lực, hoặc xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Nghị định 147 không cấm phát ngôn, mà yêu cầu người dùng chịu trách nhiệm với nội dung đăng tải, giúp xây dựng một môi trường mạng lành mạnh, minh bạch và an toàn.

Thực tế minh chứng: Việt Nam có 812 cơ quan báo chí, hàng triệu người dùng mạng xã hội tự do bày tỏ ý kiến hàng ngày. Các phiên chất vấn tại Quốc hội được phát sóng trực tiếp, chứng tỏ sự minh bạch và không hề có “kiểm soát ngặt nghèo” như Quyenduocbiet vu cáo.

Thứ ba, Quyenduocbiet cố tình bóp méo mục đích của Nghị định 147, tuyên truyền rằng nghị định này chỉ nhằm mục đích “vô hiệu hóa tiếng nói của người dân”. Thực tế, Nghị định này nhằm ngăn chặn thông tin sai lệch và lừa đảo và thúc đẩy môi trường mạng an toàn và minh bạch

Theo thống kê, trong năm 2023, các vụ lừa đảo qua mạng tại Việt Nam đã gây thiệt hại lên tới hàng trăm tỷ đồng. Nghị định 147 giúp kiểm soát và giảm thiểu tình trạng này, bảo vệ người dân khỏi các chiêu trò lừa đảo, tống tiền và tấn công mạng. Các nền tảng xuyên biên giới sẽ phải tuân thủ pháp luật Việt Nam, đảm bảo thông tin trên mạng được kiểm soát đúng quy định, ngăn chặn việc phát tán nội dung độc hại. Việc xác thực tài khoản không chỉ giúp tăng tính minh bạch mà còn giảm bớt các tài khoản ảo dùng để phát tán thông tin sai lệch, bảo vệ uy tín và danh dự của người dân, tổ chức.

Thứ tư, Quyenduocbiet sử dụng ngôn từ miệt thị, thô bỉ để xúc phạm Nghị định 147 và những người ủng hộ nghị định này, gọi họ là “dư luận viên”, “ngu muội”. Đây là biểu hiện chứng minh sự thiếu văn minh trong phản biện. Việc sử dụng ngôn từ thô tục, thiếu tôn trọng không phản ánh lập luận chính đáng, mà chỉ làm lộ rõ sự cay cú, thiếu hiểu biết và thù hận của Quyenduocbiet. Những người lên tiếng ủng hộ Nghị định 147 không phải là “dư luận viên”, mà là những công dân có trách nhiệm, mong muốn xây dựng một môi trường mạng lành mạnh và bảo vệ quyền lợi chung. Quyenduocbiet cố tình tạo sự phân hóa giữa các tầng lớp trong xã hội, gán ghép, vu khống để kích động mâu thuẫn. Đây là thủ đoạn quen thuộc nhằm phá hoại sự đoàn kết trong nước.

Quyenduocbiet không chỉ nhằm chống phá Nghị định 147 mà còn lợi dụng nghị định này để xuyên tạc chính sách của Việt Nam, tạo cớ gây áp lực quốc tế và kích động bất ổn trong nước. Bằng cách sử dụng những bài viết ngắn nhưng ngôn từ thô tục, họ cố tình gây ấn tượng xấu và làm mất uy tín của các chính sách nhà nước. Nghị định 147 không chỉ tuân thủ các quy định pháp luật quốc tế mà còn phù hợp với bối cảnh phát triển công nghệ và an ninh mạng của Việt Nam. Các luận điệu công kích chỉ là chiêu trò quen thuộc nhằm phá hoại niềm tin của người dân vào chính phủ.

Nghị định 147 là một bước đi đúng đắn và cần thiết để bảo vệ an ninh mạng, xây dựng môi trường thông tin lành mạnh và minh bạch tại Việt Nam. Những luận điệu xuyên tạc của Quyenduocbiet không chỉ thiếu căn cứ mà còn thể hiện rõ sự thù địch và âm mưu phá hoại. Sự ủng hộ của người dân và cộng đồng quốc tế đối với các chính sách quản lý mạng của Việt Nam chính là câu trả lời mạnh mẽ nhất, bác bỏ hoàn toàn những luận điệu sai trái này.

 

Bài viết cùng chủ đề:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *