Mẹo nhỏ: Để tìm kiếm chính xác tin bài của nhanquyenvn.org, hãy search trên Google với cú pháp: "Từ khóa" + "nhanquyenvn.org". Tìm kiếm ngay
114506

Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ và cũng không có tương lai

Trước khi vào bài viết, tôi có một câu hỏi muốn hỏi là bạn thích học Lịch sử, nghe kể chuyện về Lịch sử hay thích xem phim về Lịch sử hơn? Môn Lịch sử từ lâu luôn bị xem nhẹ, bị cho là không quan trọng. Nó được ảnh hưởng nhiều từ trong xã hội với những định kiến khác nhau về môn Sử. Điểm Sử thấp là do chính cách dạy của giáo viên và cũng chính cách học của học sinh. Nó bao trùm bởi chính cái định kiến xã hội luôn cho rằng môn Sử chẳng có ích gì cho cuộc sống.
Cách dạy của giáo viên cũng là một phần ảnh hưởng đến kết quả của học sinh, bởi có nhiều giáo viên có cách dạy khác nhau tùy vào chuyên môn của họ như nào. Theo tôi thấy thì một số giáo viên họ dạy rất hàn lâm, chỉ bằng việc cho đọc, viết để cho học sinh chép khiến cho buổi học trở nên nhàm chán, do vậy nhiều giáo viên thiếu nhiệt huyết, ít sưu tầm các tư liệu Lịch sử. Chính tôi, một người đam mê Lịch sử từ nhỏ cũng nhận thấy điều này. Tôi lấy ví dụ trong mỗi tiết Sử của lớp tôi, mỗi lần vào tiết Sử, cô giáo chỉ việc đọc viết cho học sinh chép, còn việc hỏi các câu hỏi, thì số học sinh tham gia phát biểu chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Mà câu hỏi chủ yếu là thông hiểu đã có đáp án nằm trong SGK, ít khi được thấy những câu vận dụng để kích thích học sinh phải suy nghĩ. Chính những cái cách dạy đó nó trở nên thật khô khan, ảnh hưởng vào tâm lý học sinh, nghĩ rằng môn sử nó khô khan thật, học tập kiểu đối phó, mong sao tốt nghiệp để lấy bằng cấp để xin việc.
Nhiều người bảo rằng, học sinh luôn lấy lý do là cách dạy khô khan để bao biện cho việc học kém Sử của mình. Đồng ý là cũng có học sinh này kia, nhưng không phải ai cũng vậy. Điều đó ít nhiều quy chụp lại tất cả. Một số người vì cách dạy trở nên quá hàn lâm, buồn ngủ ở trên trường nên từ hứng thú cũng không còn thích thú, học tự mình tìm hiểu Lịch sử trên những kênh chính thống. Nếu bạn là một người yêu Sử, chắc hẳn cũng không thể không biết đến series “Đàm đạo Lịch sử” của Youtuber Tuấn Tiền Tỉ hay chương trình hoạt hình Lịch sử “Hào khí ngàn năm”, trên Youtube cũng có hàng chục những video về đề tài Lịch sử thu hút hàng triệu lượt xem. Ngay cả bộ phim tài liệu Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh – Biên niên sử truyền hình do Ban Tuyên giáo Trung ương thực hiện cũng thu hút hàng trăm nghìn lượt xem.
Nếu nói rằng lỗi hoàn toàn do HS nhác học Sử, thì trên Facebook cũng chẳng có những group về tìm hiểu Lịch sử. Bạn thử hỏi trong số những người xem những cái ấy liệu có phải ai cũng thích học Sử ở trên trường không. Tôi e là không phải vậy, bởi có những người họ thích học sử, nhưng cách dạy không giúp học sinh tiếp cận với Lịch sử, mà chỉ đang dạy để đối phó với các kì thi. Từ đó, ta có thể thấy cách dạy, cách truyền đạt của giáo viện cũng góp phần ảnh hưởng tới sự thích thú của học sinh.Tôi nghĩ chính giáo viên cũng nên tự thay đổi cách dạy, lồng ghép vào mỗi bài dạy là những câu chuyện, short film hay các câu hỏi thực tế hơn nhằm khiến buổi học trở nên thú vị hơn, những câu chuyện Lịch sử không chỉ là kiến thức mà còn gây hấp dẫn đến với người xem người nghe, khiến học sinh thích thú mỗi khi đến môn Lịch sử. Học sinh có thể thích ngồi nghe kể Sử hơn là việc dạy sử như vậy. Còn đối với những giáo viên hay có chuyên môn cao hơn thì chúng ta không cần phải đề cập đến.
Điểm Sử thấp một phần nguyên nhân cũng là do học sinh. Chính cái cách học của học sinh đã ảnh hưởng đến kết quả học tập, học sinh đang quá lười học Sử, tự biến nó trở thành môn khô khan. Nếu cứ nói rằng điểm sử do GV, thì một số người sẽ dùng luận điểm đó để che dấu sự lười nhác của mình. Tại sao không khiến bản thân mình thích thú bằng việc tự tìm hiểu, xem những bộ phim tài liệu Lịch sử. Học sinh bị ảnh hưởng từ phụ huynh, những người ít nhiều chịu ảnh hưởng từ các định kiến xã hội.Chính cái định kiến xã hội luôn xem nhẹ môn Sử, cho rằng nó là môn không quan trọng chỉ là môn học thuộc thôi, không đủ lương để nuôi sống gia đình nên chỉ cần đủ điểm để qua môn. Môn sử cũng chẳng tạo ra nhiều việc làm và có lương cao như những môn tự nhiên. Với cách nhìn môn Sử như môn phụ hay môn tự chọn chẳng khác nào vứt bỏ quá khứ.
Phụ huynh luôn định hướng cho con em mình nên chọn các môn tự nhiên để vào các ngành học tạo ra nhiều việc làm và có lương cao như ngành kinh tế, ngân hàng, Công nghệ-Kĩ thuật,…
Chắc mọi người cũng đã từng nghe cái câu “Tôi thà chọn 1 nghề lương thấp mà bản thân thích còn hơn chọn một nghề lương cao nhưng bản thân lại không thích”. Câu nói này cũng giống như việc chọn giữa môn Tự nhiên và môn Xã hội vậy. Câu nói ấy không sai, bởi ai cũng muốn làm việc mà mình đam mê. Nhưng không ai chắc chắn đúng, bởi người ta bị ảnh hưởng nhiều từ định kiến Xã hội, khi phải chịu áp lực là phải tìm nghề nào đó lương cao để lo cho cuộc sống sau này.
Năm 2019, trong chương trình mang tên “Trường Teen”, một bạn học sinh đã cho rằng “Học sinh chỉ chán Lịch sử ở trường học, chứ không học sinh nào chán Lịch sử dân tộc”. Câu nói này không phải sai hoàn toàn, mà cũng khá đúng một phần. Học sinh chán Lịch sử ở trường là vì cách dạy của giáo viên không thu hút, nếu như cho học sinh xem về một bộ phim Lịch sử hay được một bác Cựu Chiến binh kể chuyện về Lịch sử, chắc chắn chẳng ai cảm thấy chán cả mà thậm chí còn chăm chú để xem và nghe, bởi những cách này nó thu hút học sinh tò mò được tìm hiểu về Lịch sử của dân tộc. Những với việc cho rằng, học Sử kém không phải do lỗi học sinh thì tôi không đồng ý hoàn toàn.
Nhiều người cho rằng học Lịch sử chẳng có ích gì, nhưng thực ra học Lịch sử lại có rất nhiều lợi ích đấy. Chúng ta học Lịch sử để làm gì, chúng ta nghiên cứu Lịch sử ở mọi ngành nghề trong xã hội. Lịch sử nhắc lại quá khứ, để biết mình cần làm gì trong tương lai. Lịch sử chính là cái xương sống của văn hóa dân tộc, mất đi cái xương sống ấy, văn hóa cũng dần mất theo. Học Lịch sử để biết được quá trình dựng nước của cha ông, để biết được chúng ta đã hy sinh rất nhiều để giành được độc lập tự do, bảo vệ thành quả cách mạng. Thể hiện được lòng tự tôn dân tộc.
Lịch sử còn là bài học kinh nghiệm trong quá trình dựng nước và giữ nước, sau mỗi chặng đường ta rút ra được bài học gì cho giai đoạn tiếp theo. Hiểu đúng về Lịch sử cùng giúp đấu tranh chóng lại các luận điệu xuyên tác, trước các thông tin xấu độc.
Trong bài thơ Lịch sử nước ta của Bác Hồ có 2 câu thơ:
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
Khi đọc 2 câu thơ tôi lại cảm thấy tự hào, nó cho thấy được ý thức dân tộc trong mỗi chúng ta, thể hiện được tinh thần yêu nước, phải luôn nhớ về Lịch sử để phát huy những giá trị yêu nước cũ dân tộc. Câu nói của Bác luôn nhắc nhở chúng ta rằng phải luôn có trách nhiệm để nhớ về Lịch sử của Tổ Quốc.
Ngoài ra, có một số người cho rằng sách Lịch sử quá dài chỉ toàn chữ và khô khan, có những thứ lại không đưa vào sách Lịch sử.
Bản thân cuốn sách chỉ mang đến những nội dung cơ bản, có nhiều thứ chúng ta không đem vào Lịch sử, chỉ để gác lại quá khứ và tiến tới một mối quan hệ tốt hơn với những quốc gia mà ta đã từng đánh bại. Nhưng thêm quá nhiều thứ không cần thiết học sinh lại than sao nhồi nhét quá nhiều. Sách vở cũng chỉ là một phần, học sinh muốn biết nhiều hơn tất nhiên phải tự tìm hiểu thêm từ sách hay Google,…Chúng ta nên chú trọng hơn vào việc dạy Sử, để nhiều học sinh không có đủ kiến thức để không bôi nhọ Lịch sử, lật sử,… Và khi yêu nước chúng ta cũng cần phải có kiến thức.
Nhà thơ Gamzatov từng viết: “Nếu anh bắn vào quá khứ bằng súng lục thì tương lai sẽ bắn vào anh bằng đại bác”. Câu nói đó hoàn toàn ứng nghiệm với kết cục nhân – quả của những kẻ xuyên tạc, bóp méo, bịa đặt, bôi nhọ và phỉ báng Lịch sử.
Muốn học sinh trở nên thích Sử hơn chúng ta phải thay đổi cái định kiến này. Hãy tạo ra thêm nhiều việc làm hơn, tăng lương những ngành nghề về Lịch sử để thu hút thêm những nhân tài, đào tạo những người có chuyên môn cao trong việc dạy và học Sử. Giúp môn Sử và các ngành nghề Sử trở nên có tính cạnh tranh hơn so với những nghề khác và môn khác. Chúng ta phải khiến cho môn sử trở nên thú vị hơn với học sinh từ nhỏ. Chúng ta phải làm sao để cho học sinh xem nó không chỉ là môn Lịch sử, không chỉ học thuộc lòng các niên biểu mà còn hiểu được “Giá trị Lịch sử”.
Thay vì đầu tư cho những chương trình vô bổ thì sao ta không đầu tư Lịch sử vào nghệ thuật, tạo ra những gameshow Lịch sử, những bài hát, những bộ phim. Những bộ phim về Lịch sử mang tính hấp dẫn sẽ lôi kéo người xem, nhằm phát huy được lịch sử dân tộc. Chúng ta hãy xem cách người xóm Trung Quốc làm ra những bộ phim về Lịch sử. Lịch sử chính là cái cốt yếu của cả dân tộc. Một dân tộc không có Lịch sử như là một dân tộc đã chết và chỉ còn lại con số 0.
Cuối cùng,tôi xin đọc một câu nói nổi tiếng mà tôi tâm đắc nhất thay cho lời kết của bài viết này:
“Một thế hệ ngoảnh mặt lại với lịch sử là một thế hệ không có quá khứ – và cũng không có tương lai.”
(A generation which ignores history has no past – and no future.) (Robert A Heinlein)
ST

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *